Trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Trang 39 - 77)

2.11.1. Trách nhiệm chính trị theo nghĩa tích cực của Chủ tịch UBND 1. Thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật

Trách nhiệm chính trị theo nghĩa tích cực của Chủ tịch UBND được quy định xuất phát từ hai góc độ là theo nghĩ rộng và theo nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp, Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Hội đồng nhân dân. Căn cứ để xác định trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND là theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Theo đó, Chủ tịch UBND phải là Đại biểu HĐND cho nên phải chịu trách nhiệm trước cử tri (trừ trường hợp khuyết chức danh Chủ tịch UBND theo quy định tại điều 119). Tại điểm c khoản 2 điều 51 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định:

40

“2. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá, Hội đồng nhân dân bầu:

…c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân”

Cho nên, trước hết Chủ tịch UBND phải có được sự tín nhiệm của cử tri bầu vào HĐND và các đại biểu HĐND tín nhiệm bầu vào cương vị này. Thông qua kết quả bầu cử Đại biểu HĐND, kết quả HĐND bầu chức danh Chủ tịch UBND, người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND nhận được sự tín nhiệm của cử tri, của Đại biểu HĐND. Từ đó, phát sinh trách nhiệm của Chủ tịch UBND là phải giữ gìn, bảo đảm uy tín chính trị của mình trước cử tri, trước nhân dân địa phương và trước HĐND cùng cấp.

Trong quan hệ với HĐND, Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân…, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp” (điều 2); “Chủ tịch ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình…, cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp…” (Điều 126). Như vậy, đối với Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND vừa chịu trách nhiệm cá nhân, vừa chịu trách nhiệm tập thể cùng các thành viên của UBND. Có thể nói Chủ tịch UBND là nhà chính trị ở địa phương, do đó trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm chủ yếu nhất của Chủ tịch UBND. Theo PGs.Ts Nguyễn Cửu Việt thì:

Xét theo nghĩa rộng thì tham gia vào hoạt động nhà nước là tham gia chính trị, nhưng “cán bộ” tham gia bằng cách được bầu, dù không phải trực tiếp bởi nhân dân mà gián tiếp bởi những đại diện của dân – thì tư

cách của họ có tính chính trị nhiều hơn so với tư cách của cơng chức. Là nhân vật chính trị thì hoạt động của họ cũng là hoạt động chính trị, do đó

trách nhiệm chủ yếu phải là trách nhiệm chính trị.”26

Theo nghĩa rộng, trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND là việc Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước nhân dân. Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, Chủ tịch UBND là cán bộ trong bộ máy

26

. Nguyễn Cửu Việt (1999), Vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của Chính phủ và Ủy ban nhân dân nhìn từ nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng, Tạp chí Nhà nước và

41

nhà nước, cho nên phải có những nghĩa vụ theo quy định tại điều 8 của Luật cán bộ, công chức năm 2008. Do đó, bên cạnh sự tín nhiệm của cử tri, của nhân dân địa phương, của HĐND cùng cấp, Chủ tịch UBND phải được sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân nói chung.

Về hình thức thể hiện, đối với cử tri, Chủ tịch Ủy ban nhân dân với tư cách là Đại biểu HĐND, phải thực hiện tốt những quy định về tiếp xúc cử tri được quy định tại chương V của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005, bao gồm hoạt động tiếp xúc cử tri và hoạt động tiếp công dân.

Đối với Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND phải cùng với tập thể UBND báo cáo công tác trước HĐND; tự mình “đơn đốc, kiểm tra cơng tác của các cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện…nghị quyết của Hội đồng nhân dân” (Điểm a khoản 1 điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003); phải trả lời chất vấn của đại biểu HĐND theo quy định của Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005.

Với tư cách là người đứng đầu UBND, Chủ tịch UBND phải thực hiện tốt những nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định trong các Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và những quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong các văn bản pháp luật khác như Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan; Nghị định số 157/ 2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách; Nghị định 103/2007/ NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, Chủ tịch UBND phải “chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước”; “Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân” (Điều 8 Luật cán bộ, công chức năm 2008); Chủ tịch UBND phải thực hiện chế độ tiếp công dân theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Quy chế hoạt động của UBND các cấp.

42

Về thẩm quyền đánh giá, mặc dù chưa có quy định cụ thể nhưng thông qua các quy định về quyền giám sát trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 thì cử tri, Đại biểu HĐND, Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam của địa phương có thẩm quyền đánh giá trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND. Chủ tịch UBND cấp trên (với Chủ tịch UBND cấp tỉnh là Thủ tướng), Cấp ủy Đảng có thẩm quyền quản lý đánh giá; nhân viên trong cơ quan nhận xét; quần chúng nhân dân nơi cư trú nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị của Chủ tịch UBND theo quy định của “Quy chế đánh giá cán bộ, công chức hàng năm” ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/ QĐ-TCCP- CCVC ngày 05 tháng 12 năm 19981998 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ và “Quy chế đánh giá cán bộ” ban hành theo Quyết định số 50-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 1999 của Thường vụ Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 đã quy định về công tác đánh giá cán bộ, cơng chức mặc dù chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền cũng như thủ tục đánh giá. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia giám sát, phản ánh về uy tín chính trị của Chủ tịch UBND theo quy định của Luật báo chí năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).

Riêng đối với Chủ tịch UBND cấp xã, theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 (trước đây là Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã), trong mỗi nhiệm kỳ cứ hai năm Chủ tịch UBND sẽ được lấy phiếu tín nhiệm một lần, “thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên Ban thường vụ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Trưởng ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố” (Khoản 2, điều 26).

Về thủ tục đánh giá phẩm chất chính trị của Chủ tịch UBND, đối với cử tri việc đánh thông qua ý kiến của cử tri tại các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; thông qua phản ánh của cử tri với Thường trực Hội đồng nhân dân, với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đối với Hội đồng nhân dân, việc đánh giá trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND thơng qua các hoạt động giám sát của HĐND, của Thường trực HĐND, của các Ban của HĐND theo quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005. Đánh giá của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cùng cấp thông qua thông báo cho HĐND về công tác tham gia xây dựng

43

chính quyền tại kỳ họp HĐND theo quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005. Bên cạnh đó, “Quy chế đánh giá cán bộ”năm 1999 và “Quy chế đánh giá cán bộ, công chức hàng năm” năm 1998 đã quy định thủ tục đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo hàng năm theo quy trình:

- Cán bộ, cơng chức lãnh đạo tự nhận xét, đánh giá bằng văn bản;

- Tập thể cán bộ, công chức cùng làm việc trong cơ quan tham gia ý kiến; - Thủ trưởng cấp trên trực tiếp nhận xét, đánh giá. (Xem phụ lục 1, 2). Qua những quy định về trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND nêu trên, chúng ta thấy nổi lên một số nét tích cực sau:

Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định khá rõ về kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ thủ trưởng trong tổ chức và hoạt động của UBND (mặc dù chưa rõ như quy định của Luật tổ chức HĐND và UBHC năm 1962); phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND. Đồng thời, việc quy định Chủ tịch UBND được quyền giới thiệu để HĐND bầu các Phó Chủ tịch và các thành viên của UBND đã đề cao hơn vai trị của Chủ tịch UBND. Qua đó đã nâng cao hơn vai trị trách nhiệm nói chung và trách nhiệm chính trị nói riêng của Chủ tịch UBND.

Ngồi ra, việc ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 với quy định bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ đối với các chức danh chủ chốt ở cấp xã là một bước tiến trong việc đánh giá trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND, tạo cơ sở cho việc đánh giá phẩm chất chính trị của Chủ tịch UBND cấp xã được khách quan, chính xác hơn.

Có được những chuyển biến tích cực đó, là xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã xác định nguyên tắc kết hợp chế độ làm tập thể với chế độ thủ trưởng trong tổ chức và hoạt động của UBND, chú trọng hơn vai trò của cá nhân Chủ tịch UBND nhằm khắc phục hạn chế của Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 về vấn đề này.

2. Những ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân

Về thực tế vận dụng, trong thời gian qua việc thực hiện trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND các cấp đã có những ưu điểm sau đây:

Về cơ bản, Chủ tịch UBND các cấp đã thể hiện được lập trường chính trị vững vàng, trung thành với chế độ Xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và phục vụ nhân dân nhiều hơn trước. Với tư cách là đại biểu HĐND và là người đứng đầu UBND, Chủ tịch UBND đã chấp hành khá nghiêm túc việc tiếp xúc, báo cáo trước cử tri theo

44

định kỳ (trước và sau kỳ họp HĐND), cũng như báo cáo trước UBND; chất lượng báo cáo ngày càng cao. Việc chất vấn của cử tri, của đại biểu HĐND đối với Chủ tịch UBND và việc trả lời chất vấn có nhiều chuyển biến tích cực. Tại các kỳ họp, nếu là ở cấp tỉnh thì các địa phương thường truyền hình trực tiếp các buổi chất vấn và trả lời chất vấn, nếu là ở cấp xã thì nhiều nơi phát qua hệ thống truyền thanh để nhân dân theo dõi và giám sát. Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn đã đi sâu và cụ thể hơn vào những vấn đề mà nhân dân bức xúc. Việc thực hiện chế độ tiếp công dân theo định kỳ của Chủ tịch UBND đã được triển khai khá nghiêm túc. Công tác đánh giá đối với Chủ tịch UBND được tiến hành định kỳ hàng năm theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đáng chú ý là việc bỏ phiếu tín nhiệm đối Chủ tịch UBND cấp xã theo quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã đem lại những chuyển biến tích cực trong ý thức của những người này.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc thực hiện trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND cịn tồn tại khơng ít hạn chế, yếu kém. Trước hết là việc tiếp xúc với cử tri nhiều nơi cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, có nơi tổ chức tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện chủ yếu chỉ mời đại diện nhân dân là cán bộ thôn ấp, tổ dân phố, chưa mở rộng đến tất cả cử tri, cá nhân Chủ tịch UBND chưa tham dự đầy đủ. Công tác chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND chất lượng chưa cao. Việc thực hiện thực hiện và giám sát việc thực hiện những cam kết của Chủ tịch UBND trước cử tri, trước HĐND chưa có hiệu quả như mong muốn của nhân dân. Tình trạng Chủ tịch UBND hứa trước cử tri, trước HĐND nhưng không hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn vẫn còn khá phổ biến ở nhiều địa phương. Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở cấp xã, trong đó có Chủ tịch UBND nhiều nơi cịn mang tính hình thức, chưa phản ánh đúng mức độ tín nhiệm của nhân dân. Theo ông Phạm Thế Duyệt nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì trong năm 2006, qua thí điểm thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm các Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND ở 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì có o,6 - 0,7% Chủ tịch UBND cấp xã không đạt 50% phiếu tín nhiệm; nhưng ơng cũng cho rằng: “Tơi nghĩ chủ quan rằng số chức danh Chủ tịch UBND và Chủ tịch HĐND xã nếu đúng phải là 10%”.27 Hiện nay, mặc dù Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã có quy định phân biệt nhiệm vụ,

27

45

quyền hạn của tập thể UBND và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND, nhưng trên thực tế vẫn chưa phân định rõ ràng, nhất là những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND. Nhiều công việc thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND nhưng khi giải quyết vẫn phải họp bàn tập thể và quyết định với danh nghĩa tập thể UBND. Vấn đề đánh giá cán bộ hàng năm tuy đều tiến hành đầy đủ nhưng nặng về hình thức nên chưa đánh giá đúng thực chất phẩm chất chính trị của Chủ tịch UBND, nhất là việc lấy ý kiến của quần chúng cơ sở nơi cư trú chủ yếu chỉ thông qua chi bộ cơ sở chứ chưa phải là ý kiến của quần chúng nhân dân.

Những hạn chế, yếu kém trên đang là vấn đề gây ra nhiều bức xúc trong quần chúng nhân dân, là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng đó một phần xuất phát từ những quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, chưa sát hợp với thực tế tổ chức và hoạt động của bộ máy; mặt khác do cán bộ yếu kém khơng đảm đương được nhiệm vụ; tình trạng lệch lạc về tư tưởng chính trị;

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Trang 39 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)