Thực trạng trách nhiệm chính trị của Thủ trưởng cơ quan

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Trang 77 - 81)

thuộc UBND và vấn đề hoàn thiện

2.2.1.1. Trách nhiệm chính trị theo nghĩa tích cực của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chức danh Giám đốc sở và Trưởng phịng được hình thành theo cơ chế bổ nhiệm, chứ không phải theo cơ chế bầu (Giám đốc sở do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, Trưởng phòng do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm). Cho nên vấn đề trách nhiệm chính trị của các chức danh này chỉ đặt ra trước những người có thẩm quyền bổ nhiệm mình, trước HĐND cùng cấp và trước Đảng, trước nhân dân. Theo nghĩa tích cực, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải

58

78

có trách nhiệm giữ gìn, bảo đảm uy tín chính trị của mình.Trước hết Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Tương tự như vấn đề trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND là công chức trong bộ máy nhà nước nên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và trước nhân dân theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật cán bộ, công chức năm 2008. Bên cạnh đó, mặc dù Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND không phải nhất thiết là đại biểu HĐND và cũng không phải do HĐND bầu mà do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, nhưng theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2000, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 thì HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND có quyền giám sát đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp. Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP đã quy định Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu. Cho nên những chức danh này cũng chịu trách nhiệm chính trị trước HĐND. Nhưng phạm vi trách nhiệm ở đây không rộng như đối với Chủ tịch UBND mà chỉ chủ yếu trong phạm vi công tác chuyên môn.

Về hình thức thể hiện trách nhiệm chính trị của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND trước Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng như hình thức thể hiện trách nhiệm chính trị của Chủ tịch UBND theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008. Đối với HĐND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải báo cáo công tác và trả lời chất vấn trước HĐND theo Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005. Và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại các văn bản như: Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, Nghị định số 71/1998/NĐ-CP, Nghị định số 157/2007/NĐ-CP, Nghị định số 107/2006/NĐ-CP, Nghị định 103/2007/ NĐ-CP.

Thẩm quyền đánh giá phẩm chất chính trị của Thủ trưởng cơ quan chuyên mơn thuộc UBND là của Chủ tịch UBND có thẩm quyền bổ nhiệm, của thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp trên, của HĐND cùng cấp, của nhân viên trong cơ quan, của tổ chức Đảng có thẩm quyền quản lý và quần chúng nhân dân nơi cư trú theo quy định của Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005; của “Quy chế đánh giá cán bộ” năm1999 và “Quy chế đánh giá cán bộ, công chức hàng năm” năm 1998. Ngồi

79

ra, các phương tiện thơng tin đại chúng tham gia giám sát, phản ánh về phẩm chất chính trị của những người này.

Thủ tục đánh giá phẩm chất chính trị của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND bao gồm: Thông qua việc báo cáo và trả lời chất vấn của Giám đốc sở, Trưởng phòng trước kỳ họp của HĐND để các đại biểu HĐND đánh giá; đánh giá của Thường trực HĐND, của các Ban của HĐND thông qua hoạt động giám sát; đánh giá của Chủ tịch UBND cùng cấp, của nhân viên trong cơ quan theo định kỳ hàng năm, của Cấp ủy có thẩm quyền và của nhân viên trong cơ quan, của nhân dân nơi cư trú theo quy định của “Quy chế đánh giá cán bộ” năm 1999 và “Quy chế đánh giá cán bộ, công chức hàng năm” năm 1998.

Từ những quy định đó, thời gian qua, việc thực hiện trách nhiệm chính trị

của Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND đã có những bước chuyển biến tích cực. Về tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước nhân dân nói chung của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong thời gian qua đã được thể hiện ngày càng rõ nét. Ý thức về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan của những chủ thể này ngày càng được nâng cao cùng với việc chế độ thủ trưởng ngày càng được xác lập rõ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan sở, phịng. Mặc dù khơng thường xuyên nhưng việc Giám đốc sở, Trưởng phòng tham gia báo cáo và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND theo yêu cầu của HĐND ngày càng trở nên phổ biến hơn trước. Qua đó, các chủ thể này càng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trước HĐND cũng như trước dư luận địa phương, chú trọng hơn về trách nhiệm của mình đối với các vấn đề liên quan đến ngành , lĩnh vực do mình quản lý mà xã hội quan tâm. Cũng tương tự như đối với Chủ tịch UBND, việc đánh giá đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND theo quy định của Đảng và Nhà nước được thực hiện theo đúng định kỳ.

Để có được những chuyển biến tích cực đó, trước hết chúng ta phải khẳng định là nhờ có những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng trong việc xác định vai trò của cán bộ, công chức, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cùng với việc Nhà nước đã ban hành kịp thời nhiều văn bản pháp luật quan trọng để thể chế hố những chủ trương, chính sách đó. Đó là do xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân, của xã hội trong vấn đề phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước. Hơn nữa, những kết qủa đạt được có một phần quan trọng là sự tự ý thức, cố gắng phấn đấu của những người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói chung và của Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND nói riêng.

80

Bên cạnh đó, thực tế vận dụng trách nhiệm chính trị của Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND vẫn cịn một số hạn chế. Trước hết, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tuy là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng nhưng cách làm việc vẫn còn mang dấu ấn của chế độ tập thể lãnh đạo, nhiều công việc của cơ quan vẫn phải đưa ra họp bàn trong lãnh đạo cơ quan mới đưa ra quyết định. Từ đó dẫn đến việc xác định trách nhiệm cá nhân gặp khó khăn, tình trạng quy trách nhiệm cho tập thể vẫn còn khá phổ biến trong các cơ quan sở, phịng. “Tình trạng đó tất yếu dẫn đến hệ quả là: nếu mọi công việc trơi chảy, thành cơng thì đó là cơng lao của người đứng đầu cơ quan, nhưng khi có “vấn đề” thì đó là trách nhiệm của tập thể. Nhưng mặt khác cũng có hiện tượng, việc được đưa ra bàn luận chỉ là hợp thức hóa những quyết định chuyên quyền của người đứng đầu cơ quan”59.

Ý thức trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND đối với ngành, lĩnh vực do mình quản lý chưa cao, chưa thể hiện rõ. Việc đánh giá định kỳ về phẩm chất, về uy tín chính trị của Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND cũng cịn những hạn chế tương tự như đối với Chủ tịch UBND.

Để khắc phục những hạn chế đó, trong hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cần thực hiện đúng chế độ làm việc theo nguyên tắc người đứng đầu là người chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị; Giám đốc sở, Trưởng phòng phải nắm và chịu trách nhiệm về những nội dung do cấp phó của mình quyết định; giảm bớt chế độ hội họp trong các cơ quan này.

2.2.1.2. Trách nhiệm chính trị theo nghĩa tiêu cực của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Cũng tương tự như đối với Chủ tịch UBND, về nguyên tắc thì Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND phải chịu trách nhiệm chính trị khi bị mất tín nhiệm. Cụ thể là khi họ khơng cịn sự tín nhiệm của Chủ tịch UBND, của HĐND cùng cấp và của Đảng, của nhân dân. Nhưng khác với Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND không phải do HĐND bầu ra cho nên chỉ chịu trách nhiệm chính trị một cách gián tiếp theo nghĩa rộng của trách nhiệm chính trị. Điều đó có nghĩa là khi chủ thể này bị mất uy tín thì khơng bị áp dụng biện pháp chế tài của trách nhiệm chính trị là bãi nhiệm. Việc xử lý đối với Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND bị mất uy tín là do Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định. Từ việc họ bị mất uy tín, nếu khơng phải là do những sai phạm đến

59

. Nguyễn Trọng Điều (2007), “Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức”, Tạp chí

81

mức phải xử lý kỷ luật, thì Chủ tịch UBND cùng cấp phải áp dụng các biện pháp của công tác tổ chức như điều động họ sang một vị trí cơng tác khác. Thực tế công tác tổ chức cán bộ ở nước ta vẫn thường sử dụng biện pháp này đối với cơng chức lãnh đạo bị mất uy tín.

Tuy vậy, cũng cần lưu ý là hiện nay có khơng ít địa phương lạm dụng biện pháp điều chuyển cán bộ, công chức khi họ vi phạm pháp luật thay cho việc phải xử lý kỷ luật. Tình trạng đó cần phải được nhanh chóng khắc phục nhằm chấn chỉnh kỷ cương trong công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)