Thực trạng trách nhiệm pháp lý của Thủ trưởng cơ quan

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Trang 85 - 97)

thuộc UBND và vấn đề hoàn thiện

2.2.3.1.Trách nhiệm hình sự của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Vấn đề trách nhiệm hình sự của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cũng được quy định như đối với Chủ tịch UBND, với tư cách là công chức lãnh đạo, họ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội có liên quan đến chức vụ, quyền hạn của mình.

Thực tế những năm qua đã có nhiều trường hợp Giám đốc sở, Trưởng phòng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh liên quan đến chức vụ như: Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng bị xử phạt 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”68; Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Hưng Yên bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu

quả nghiêm trọng” 69; Giám đốc sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bình Dương bị

khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”70; Trưởng phịng Tài ngun và Mơi trường thành phố Vinh (Nghệ An) bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”71…

68 . http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=206391&ChannelID=6 69 http://tintuc.xalo.vn/051880753170/giam_doc_so_ldtbxh_hung_yen_bi_khoi_to.html 70 .http://www.vietnamplus.vn/Home/Khoi-to-nguyen-Giam-doc-So-TNMT-Binh- Duong/200910/22241.vnplus 71 .http://www.tin247.com/khoi_to_truong_phong_tai_nguyen_moi_truong_tp_vinh-6- 21338385.html

86

Nhưng cũng như thực tế trách nhiệm hình sự đối với Chủ tịch UBND, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, truy tố và xét xử, nhưng nhìn chung cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm về chức vụ trong đội ngũ Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND vẫn cịn nhiều bất cập, chưa phát huy tốt tác dụng của công tác này nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này.

2.2.3.2. Trách nhiệm kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND

Ngồi những quy định về trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, cơng chức nói chung và trách nhiệm kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nói riêng như đã trình bày ở mục 2.1.3.2. của chương II, trách nhiệm kỷ luật đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND được quy định tại điều 79 của Luật cán bộ, công chức năm 2008. Theo quy định của điều luật này thì các hình thức kỷ luật đối với công chức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức. Trong đó, hình thức giáng chức và cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2010, đối với Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND có thêm hình thức kỷ luật giáng chức. Tuy vậy, hình thức kỷ luật này vẫn cần nghiên cứu khi vận dụng. Bởi vì, trong thực tế một Giám đốc sở bị giáng chức thì theo quy định phải xuống giữ chức vụ Phó Giám đốc, nhưng nếu thực tế địa phương đã đủ vị trí Phó Giám đốc theo quy định (theo quy định của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP thì một sở chỉ có 3 Phó Giám đốc) thì giải quyết thế nào. Ngồi ra, trường hợp một Phó Trưởng phịng bị giáng chức thì sẽ giữ chức vụ gì, vì Phó Trưởng phịng đã là chức vụ thấp nhất đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Về thực tế áp dụng, thời gian qua cũng đã có nhiều trường hợp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND bị xử lý kỷ luật luật như: Giám đốc sở Xây dựng tỉnh Cà Mau bị cách chức72; Giám đốc sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh bị cách chức73; Giám đốc sở Tư pháp tỉnh Gia Lai bị khiển trách74…

Nhưng thực tế xử lý kỷ luật đối với các chủ thể này vẫn chưa tương xứng với mức độ vi phạm, như trường hợp Giám đốc sở Lao động-Thương binh và Xã hội 72 . http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200945/20091104001124.aspx 73 . http://www.toquoc.gov.vn/Print/Article/Cach-Chuc-Giam-Doc-So-Y-Te-Tinh-Ha-Tinh-Bui- Van-Bon/pdf. 74 . http://www.baovietnam.vn/xa-hoi/149487/25/Ky-luat-khien-trach-Giam-doc-So-Tu-phap-Gia- Lai

87

tỉnh Hà Tĩnh tự ý sửa chữa hồ sơ lý lịch nhằm giảm 3 tuổi và buông lỏng quản lý để xảy ra vụ làm giả 8.500 hồ sơ thương binh, nhưng chỉ bị cảnh cáo75; có những trường hợp có đủ dấu hiệu tội phạm nhưng chỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật như Giám đốc sở Xây dựng tỉnh Cà Mau cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thất thoát tiền ngân sách trên 23 tỷ đồng và tự ý sửa quy hoạch nhằm chia đất cho người thân nhưng chỉ bị kỷ luật cách chức76; Trưởng phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lập hồ sơ khống bán 1.500 m2 đất để thu lợi bất chính chỉ bị kỷ luật cách chức77…

Những thực tế đó cho thấy vấn đề trách nhiệm kỷ luật đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở nước ta hiện nay cần phải được quan tâm xử lý nghiêm khắc nhằm thiết lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, trường hợp giáng chức đối với Giám đốc sở, Trưởng phòng mà khơng bố trí được ở vị trí cấp phó thì đề nghị nên ra quyết định giáng chức xuống cấp phó, nhưng sau đó bố trí cơng tác khác và vẫn giữ nguyên chế độ phụ cấp chức vụ đối với họ.

2.3.2.3. Trách nhiệm vật chất của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Vấn đề trách nhiệm vật chất đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND hiện nay không xảy ra nhiều trong thực tế, còn về quy định của pháp luật đã được trình bày trong mục 2.1.3.3. của chương II, có nghĩa là trách nhiệm vật chất của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND được thực hiện theo quy địnhvề trách nhiệm vật chất của cán bộ, cơng chức nói chung và của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức nói riêng.

Kết luận chương II

Qua phân tích thực trạng những quy định của pháp luật và thực tế vận dụng chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, chúng ta thấy vấn đề này đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Điều đó thể hiện qua việc khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này. Đồng thời, chúng ta đã có nhiều cố gắng 75 . http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ba-giam-doc-so-Ha-Tinh-bi-ky-luat/10966015/157/ 76 . http://dantri.com.vn/c20/s170-359934/cach-chuc-giam-doc-so-xay-dung-ca-mau.htm 77 . http://vietnamnet.vn/bandocviet/theodauthu/2009/09/867385/.

88

trong việc xử lý những trường hợp vi phạm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu nói chung và của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng. Tuy vậy, những chế định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện. Nhất là việc xử lý những vi phạm còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính cũng như yêu cầu của quần chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm kỷ luật của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cần được chú trọng quan tâm cả về mặt quy định pháp luật và cả về mặt xử lý vi phạm, nhất là đối với tình trạng thiếu ý thức tự giác về trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức của đội ngũ này.

89

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn này đã trình bày một số vấn đề lý luận về vấn đề trách nhiệm và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong đó đã làm rõ những khái niệm như khái niệm trách nhiệm và các loại trách nhiệm; khái niệm người đứng đầu và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; các dạng trách nhiệm của của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đồng thời, để khẳng định ý nghĩa vấn đề này trong giai đoạn hiện nay, luận văn đã lấy những quan điểm của Mác – Lê-nin, của Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về trách nhiệm của người đứng đầu trong chế độ mới Xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã giới thiệu sơ lược về chế độ đối với người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước địa phương trong lịch sử nước ta qua các thời kỳ trước Hiến Pháp năm 1992; tình hình thực tế về chế độ người đứng đầu ở một số nước trên thế giới để thuận tiện cho việc so sánh, đánh giá.

Tiếp theo, luận văn đã tập trung trình bày, phân tích, đánh giá về thực trạng vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong giai đoạn hiện nay cả về những quy định của pháp luật cũng như việc vận dụng những quy định đó trong thực tế. Từ những nét tích cực, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện những chế định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Trên cơ sở đó, luận văn đã đã đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và một số văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung đề tài. Chủ yếu nhất là các kiến nghị sau:

1. Như đã phân tích ở điểm 2 của tiểu mục 2.1.1.1 chương II, đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 6 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn về thành phần tham gia bỏ phiếu tín nhiệm với hai phương án: Thứ nhất là mời tất cả các cử tri; thứ hai là mời đại diện tất cả các hộ gia đình trên địa bàn. Có như vậy thì mới khắc phục được tình trạng nể nang, hình thức của các chức danh chủ chốt ở thôn, khu phố, tổ dân phố khi bỏ phiếu tín nhiệm; làm cho việc bỏ phiếu thể hiện đúng mức độ tín nhiệm của người dân đối với Chủ tịch UBND cấp xã.

2. Như đã phân tích ở điểm b của tiểu mục 2.1.1.2 chương II, cần quy định rõ về hình thức trách nhiệm chính trị của tập thể UBND (cũng như của tập thể Chính

90

phủ) trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND cũng như trong Luật tổ chức Chính phủ. Bởi vì hiện nay trong các văn bản này chỉ quy định trách nhiệm chính trị của tập thể UBND (cũng như của tập thể Chính phủ) một cách chung chung, khơng có biện pháp chế tài cụ thể và hầu như không thể áp dụng được trong thực tế.

3. Cũng theo phân tích ở điểm b của tiểu mục 2.1.1.2 chương II, đề nghị bổ sung vào Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 hoặc Quy chế hoạt động của HĐND về căn cứ để cử tri tiến hành bãi nhiệm đối với đại biểu HĐND. Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho cử tri thực hiện quyền này.

4. Như đã phân tích ở điểm c tiểu mục 2.1.2.2 chương II, đề nghị quy định rõ trường hợp từ chức do vi phạm đạo đức thì ra quyết định miễn nhiệm; còn từ chức trong các trường hợp khác thì ra quyết định cho thơi giữ chức vụ trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 hoặc trong Nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Như vậy sẽ phân biệt được hai trường hợp từ chức này, tạo điều kiện cho những người tự nguyện từ chức vì những lý do chính đáng khác có thể xin từ chức mà khơng ngại dư luận hiểu sai về mình.

5. Như đã phân tích ở điểm b tiểu mục 2.1.2.2 chương II, đề nghị bổ sung vào Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 về hình thức từ chức của Chủ tịch UBND cũng như của các chức danh khác do HĐND bầu. Bởi vì đây là một biện pháp chế tài không thể thiếu trong trách nhiệm đạo đức (cũng như trách nhiệm chính trị), do đó cần thiết phải được quy định trong văn bản quan trọng nhất điều chỉnh về các chức danh này.

6. Như đã phân tích ở điểm c tiểu mục 2.1.2.2 chương II, đề nghị bỏ quy định về thẩm quyền miễn nhiệm Chủ tịch UBND cấp dưới của Chủ tịch UBND cấp trên (với Chủ tịch UBND cấp tỉnh là của Thủ tướng Chính phủ), nhằm tránh sự chồng chéo về thẩm quyền với Hội đồng nhân dân.

7. Cũng theo phân tích tại điểm c tiểu mục 2.1.2.2 chương II, đề nghị ban hành Luật đạo đức cơng chức. Bởi vì đây là một vấn đề rất quan trọng trong chế độ công vụ, công chức, nhất là đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhưng chưa được quy định một cách có hệ thống với những tiêu chí cụ thể, dẫn đến khó áp dụng trong thực tế.

8. Theo phân tích tại điếm 1 tiểu mục 2.1.3.2 chương II, đề nghị ban hành một Nghị định quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình nói chung và khi để

91

xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nói riêng thay thế cho Nghị định số 157/2007/NĐ-CP, Nghị định số 107/2006/NĐ-CP và Nghị định 103/2007/NĐ-CP nhằm hợp nhất nội dung của ba Nghị định này, tạo thuận lợi cho việc áp dụng.

9. Cũng theo phân tích tại điếm 1 tiểu mục 2.1.3.2 chương II, đề nghị bổ sung vào điều 77 của Luật cán bộ, công chức năm 2008 trường hợp người đứng đầu cơ quan không nhất trí với quyết định của tập thể thì được miễn trách nhiệm. Bởi vì hiện nay Nghị định số 157/2007/NĐ-CP chưa quy định trường hợp này, cho nên việc bổ sung nhằm phân biệt rõ trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể trong chế độ tập thể lãnh đạo.

10. Cũng theo phân tích tại điếm 1 tiểu mục 2.1.3.2 chương II, đề nghị bổ sung vào điều 78 của Luật cán bộ, cơng chức năm 2008 hình thức buộc thơi việc đối với cán bộ và đưa hình thức bãi nhiệm ở điều này vào điều 30 Luật cán bộ, cơng chức năm 2008. Bởi vì tại khoản 1 điều 78 quy định kỷ luật đối với cán bộ chỉ có 4 hình thức, nhưng tại khoản 3 đã quy định trường hợp cán bộ bị phạt tù mà khơng được hưởng án treo thì đương nhiên bị thơi việc. Do đó, buộc thơi việc là một hình thức kỷ luật đối với cán bộ. Đồng thời, bãi nhiệm khơng phải là một hình thức của trách nhiệm kỷ luật, mà là hình thức của trách nhiệm chính trị.

11. Theo phân tích tại tiểu mục 2.1.3.3 chương II, đề nghị bổ sung trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 hoặc trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2008 quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với với những trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự oan, sai. Bởi vì đây là thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với cán bộ, cơng chức trong nhà nước pháp quyền và điều đó đã từng được Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 quy định.

Đồng thời luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị về những biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong thực tế.

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Hiến pháp năm 1946.

2. Hiến pháp năm 1959. 3. Hiến pháp năm 1980.

4. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi).

5. Sắc lệnh số 63-SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch nước Về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính.

6. Sắc lệnh số 76-SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 của Chủ tịch nước quy định về

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Trang 85 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)