thuộc UBND
2.2.2.1. Trách nhiệm đạo đức theo nghĩa tích cực của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Hiện nay, pháp luật nước ta không quy định riêng về trách nhiệm đạo đức của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, cho nên vấn đề trách nhiệm đạo đức của các chức danh này cũng tương tự như vấn đề trách nhiệm đạo đức của Chủ tịch UBND ( mục 2.1.2.1. chương II). Điều khác biệt là trong trách nhiệm đạo đức theo nghĩa tích cực, thẩm quyền đánh giá về đạo đức của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cũng được quy định như thẩm quyền đánh giá về phẩm chất chính trị đối với chức danh này.
Về thực tế vận dụng, trong tình hình chung của đội ngũ cán bộ, cơng chức, tình hình xuống cấp về đạo đức của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cũng đang là vấn đề được Đảng , Nhà nước và xã hội quan tâm. Những quy định về đạo đức cũng như việc thực hiện đang cần được tiếp tục bổ sung hồn thiện và khắc phục. Trong đó cần phải nghiên cứu cải tiến công tác đánh giá đối với công chức lãnh đạo, phát huy dân chủ trong cơ quan để có được những nhận xét chính xác về đạo đức của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
2.2.2.2. Trách nhiệm đạo đức theo nghĩa tiêu cực của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Theo nghĩa tiêu cực, khi Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND vi phạm những quy định về chuẩn mực đạo đức thì phải chịu những hậu quả, đó là những biện pháp chế tài đối với loại trách nhiệm này. Như đã phân tích ở phần trách nhiệm đạo đức của Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND khi vi phạm đạo đức phải nghiêm khắc tự kiểm điểm, phải công khai nhận lỗi và xin lỗi; nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải tự nguyện xin từ chức. Nhưng pháp luật
82
nước ta hiện nay khơng quy định hình thức cơng khai xin lỗi. Về hình thức từ chức đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND đã được Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định tại điều 54. Trong trường hợp từ chức, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tự mình xin từ chức và thẩm quyền giải quyết là của Chủ tịch UBND cùng cấp theo quy định tại khoản 3 điều 127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và các quy định của Nghị định số 13/2008/NĐ-CP; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP và Quyết định số 27/2003/ QĐ-TTg. Về thủ tục áp dụng, theo quy định của Quyết định số 27/2003/ QĐ-TTg thì thủ tục xin từ chức là người xin từ chức nộp đơn cho cơ quan có thẩm quyền quản lý. Như vậy, đối với Giám đốc sở thì nộp đơn cho UBND cấp tỉnh; đối với Trưởng phịng thì nộp đơn cho UBND cấp huyện. Trong thời hạn một tháng, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định về việc chuẩn y đơn xin từ chức.
Cũng tương tự như trường hợp từ chức của Chủ tịch UBND, đề nghị quy định rõ trường hợp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND xin từ chức vì trách nhiệm đạo đức thì giải quyết bằng quyết định miễn nhiệm, nếu từ chức vì lý do khác thì giải quyết bằng quyết định cho thôi giữ chức vụ.
Về tình hình thực tế vận dụng, thời gian qua, ở nước ta đã một số trường hợp Giám đốc sở, Trưởng phòng xin từ chức, sau đây là một vài trường hợp:
Giám đốc sở Thể dục thể thao tỉnh Đắk Lăk gửi đơn lên Chủ tịch UBND tỉnh xin từ chức vì “cảm thấy có trách nhiệm, xấu hổ và bị sốc” trước vụ việc đánh tráo người ở giải bóng đá nhi đồng tồn quốc năm 200360. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu xin từ chức vì đã chỉ đạo vụ nhận tiền để nâng điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp năm học 2005 – 2006; sau đó ơng bị khởi tố và bị Tố án xử phạt một năm tù giam61. Giám đốc sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hồ xin từ chức vì lý do trong cơ quan có nhân viên nhận hối lộ, cho dù vụ việc xảy ra trong thời gian ơng đi chữa bệnh ở nước ngồi62. Giám đốc sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc xin thơi chức vì bị phát hiện sử dụng bằng tốt nghiệp đại học giả và khai man lý lịch 63.
60. http://vietbao.vn/Bong-da/Giam-doc-So-TDTT-Dak-Lak-de-don-xin-tu-chuc/20321743/309/ 61 . http://vietbao.vn/Xa-hoi/Giam-doc-So-Giao-duc-tu-chuc/10992467/157/ 62 .http://vietbao.vn/Xa-hoi/Giam-doc-So-KHDT-Khanh-Hoa-xin-tu-chuc/75177051/157/ 63 .http://vietbao.vn/Xa-hoi/Cho-thoi-chuc-giam-doc-So-Tai-chinh-tinh-Vinh-Phuc/75188040/157 64. http://vietbao.vn/Giao-duc/Lo-de-Truong-Pho-phong-Giao-duc-tieu-hoc-xin-tu- chuc/20698603/202/
83
Đối với cấp trưởng phịng có trường hợp Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam xin từ chức vào tháng 5/2007 vì sự kiện để lộ đề thi trong đợt thi kiểm tra học kỳ II của năm học.64
Cũng như đối với Chủ tịch UBND, tuy số liệu về các vụ việc Giám đốc sở và Trưởng phòng xin từ chức cũng chưa đầy đủ, nhưng qua những trường hợp trên, chúng ta có thể thấy tình hình áp dụng trách nhiệm đạo đức (theo nghĩa tiêu cực) đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND như sau:
Thực tế cho thấy, có những trường hợp Thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc UBND xin từ chức vì vi phạm pháp luật nhưng cũng có những trường hợp do tự nhận thấy trách nhiệm của người đứng đầu khi cơ quan mình, ngành mình có sai phạm gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, của ngành và của cá nhân. Có trường hợp, sau khi được Chủ tịch UBND chấp thuận cho từ chức vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (như trường hợp ông Nguyễn Văn Tấn giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bạc Liêu).
Về thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch UBND cùng cấp là người ra quyết định
miễn nhiệm đối với Giám đốc sở, Trưởng phịng khi họ có đơn xin từ chức. Thủ tục là người xin từ chức nộp đơn lên Chủ tịch UBND cùng cấp. Nhưng trước khi Chủ tịch UBND ra quyết định miễn nhiệm thì phải được sự đồng ý của Cấp ủy địa phương theo Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Quy trình giải quyết đơn từ chức theo quy định của Quyết định số 27/2003/ QĐ-TTg, nhưng thực tế có trường hợp thì Chủ tịch UBND ra quyết định miễn nhiện nhưng cũng có trường hợp chủ tịch UBND lại ra quyết định cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
Như vậy, qua tình hình thực tế việc thực hiện trách nhiệm đạo đức (theo nghĩa tiêu cực) của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong những năm vừa qua, chúng ta thấy có một số nét tích cực như:
Đã có những khơng ít trường hợp người đã nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình và xin từ bỏ chức vụ đang đảm nhận. Đáng chú ý là có những người đã khi tự nhận hình thức trách nhiệm đối với những vụ việc xảy ra trong cơ quan, trong ngành do mình phụ trách, mặc dù họ không trực tiếp liên quan đến vụ việc đó. Có những cán bộ lãnh đạo đã thể hiện sự chính trực thơng qua việc thẳng thắn xin lỗi, tự nhận khuyết điểm trước cơ quan, đơn vị, nhất là việc xin lỗi trước công luận
84
như trường hợp ơng Nguyễn Hồng Nhi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp trực tiếp xin lỗi gia đình có con bị nhà trường và công an xã hỏi cung trái pháp luật.65 Đó là những hành vi đáng quý được Đảng, Nhà nước và nhân dân tơn trọng.
Có được điều đó, trước hết là do sự tự ý thức về trách nhiệm chính trị của những người trong cuộc; đồng thời cho thấy giá trị của dư luận xã hội trong việc giám sát những người có chức vụ, quyền hạn. Ngồi ra, chúng ta cịn nhận thấy thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý đối với những cán bộ vi phạm pháp luật thể hiện qua việc người vi phạm đã xin từ chức và đã được chấp thuận nhưng vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặc dù vậy, vẫn cịn có nhiều trường hợp vi phạm đạo đức nhưng không bị xử lý kịp thời và nghiêm túc. Ngay như trường hợp Giám đốc sở Văn hoá Hà Tĩnh, trước khi bị kỷ luật về hành vi khai man tuổi thì ơng đã để cho giám đốc Trung tâm văn hoá thuộc quyền bắt một em bé đánh giày phải quỳ trước mặt ông trong suốt cuộc nhậu do việc em làm sứt mũi giày của ơng.66 Đó là một hành vi có thể nói là vơ đạo đức và đã được báo chí phản ánh, gây ra dư luận rất xấu trong xã hội. Thế nhưng ông không hề xin lỗi về hành vi của mình và cơ quan có thẩm quyền cũng khơng xử lý thích đáng. Ngồi ra, tình hình mại dâm là hiện tượng vi phạm đạo đức, thơng tin về tình hình này thường có tính xã hội rộng rãi; thời gian qua có nhiều cán bộ, công chức sa vào tệ nạn này (con số mà báo chí nêu ra là có khoảng 3% người mua dâm là cán bộ, công chức)67, nhưng thơng tin về tình hình xử lý thì rất hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, cơng chức lãnh đạo lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm giàu bất chính nhưng họ hoặc gia đình họ ngang nhiên bộc lộ sự giàu có bất chính đó mà khơng hề tỏ ra e ngại trước cơng luận cũng như trước pháp luật. Những ví dụ đó cho thấy thực tế xử lý trách nhiệm đạo đức đối với cán bộ, cơng chức nói chung và đối với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở nước ta hiện nay là hết sức bất cập.
Nguyên nhân của tình trạng đó, ngồi những ngun nhân do pháp luật quy định chưa nghiêm, cịn có ngun nhân do quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền xử lý chưa xác định đúng tính chất quan trọng của việc xử lý trách nhiệm đạo 65 . http://vietbao.vn/Xa-hoi/Giam-doc-So-Giao-duc-xin-loi-gia-dinh-nu-sinh-bi-hoi- cung/11003510/157/. 66 . http://vietbao.vn/Van-hoa/Ha-Tinh-ky-luat-giam-doc-So-Van-hoa-thong-tin/40060566/181/ 67 . http://www.vtc.vn/2-208464/xa-hoi/can-bo-cong-nhan-vien-chuc-chiem-3-doi-tuong-mua- dam.htm
85
đức; chưa thấy hết tác hại của những hành vi vi phạm đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức gây ra đối với xã hội và đối với chính chế độ của chúng ta. Từ đó dẫn đến cách xử lý thiếu kiên quyết, không công minh và càng làm cho dư luận quần chúng nhân dân bất bình. Việc cán bộ, cơng chức vi phạm đạo đức nhưng không tự giác nhận khuyết điểm, có nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố như đã phân tích ở trên đối với trường hợp không tự giác từ chức (mục 2.1.2.2. của chương II).
Để khắc phục tình trạng trên, cùng với việc các cơ quan có thẩm quyền phải kiên quyết hơn nữa trong xử lý sai phạm về đạo đức, cần phát huy vai trò của dư luận quần chúng nhân dân, nhất là của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phản ánh, lên án những trường hợp sai phạm cũng như tuyên dương những người có ý thức tự giác nhận khuyết điểm.