Thiệt hại được bồi thường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức bán đấu giá tài sản (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 34)

1.2.1. Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong bán đấu giá tài sản

Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được BLDS năm 2015, cụ thể: Điều 13 quy định, cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường “toàn bộ thiệt hại”, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Việc vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tại khoản 1 Điều 307 BLDS năm 2005 quy định “trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt

hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp về tinh thần” và nay Điều 360

BLDS năm 2015 quy định “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì

bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt

hại về vật chất và tinh thần, tại các Điều 361, Điều 419 BLDS năm 2015 quy định về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng.

Như vậy, thiệt hại được bồi thường khi có hành vi vi phạm hợp đồng cần được xác định, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ;

Thứ hai, thiệt hại phải được bồi thường phải bao gồm cả thiệt hại về lợi ích mà

đáng lẽ người bị vi phạm được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm trong hợp đồng;

Thứ ba, thiệt hại được bồi thường còn bao gồm cả những chi phí phát sinh do

khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại do lợi ích mang lại;

Thứ tư, bồi thường thiệt hại về tinh thần;

Thứ năm, các bên có quyền thỏa thuận về mức độ thiệt hại.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cho thấy, những quy định về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 419 BLDS năm 2015 vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Điều luật chỉ mới nêu ra một cơ sở chung, đề cập chủ yếu tới việc bên vi

phạm có trách nhiệm bồi thường và mức phải bồi thường chứ chưa xác định cụ thể bồi thường những thiệt hại gì. Chính vì vậy, khi phát sinh tranh chấp rất khó xác định các loại thiệt hại mà bên vi phạm có thể yêu cầu bồi thường. Do đó, BLDS năm 2015 cần cụ thể hóa việc xác định trách nhiệm BTTH để trong quá trình giải quyết vụ án các Tịa án có thể giải quyết được các u cầu về BTTH phát sinh trong thực tiễn. Đối với nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ” nếu trường hợp các bên không thỏa thuận được. Tuy nhiên, nguyên tắc này thể hiện ở dạng trừu tượng nên có nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể:

Cách hiểu thứ nhất, thiệt hại được bồi thường toàn bộ là thiệt hại bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu;

Cách hiểu thứ hai, là phải bồi thường tất cả những thiệt hại mà pháp luật quy định. Điều đó có nghĩa, theo cách hiểu thứ hai nếu có thiệt hại mà khơng được pháp luật quy định thì khơng được bồi thường. Điều này thể hiện sự chưa cụ thể của BLDS đối với BTTH trong hợp đồng. Theo quan điểm của tác giả luận văn nên hiểu theo cách thứ nhất, thiệt hại bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu, cho dù thiệt hại phát sinh không được quy định trong một văn bản cụ thể. Do BLDS năm 2015 không quy định cụ thể về BTTH phát sinh từ hợp đồng nên một số Tòa án vận dụng các quy định trong phần BTTH ngoài hợp đồng để xác định mức độ bồi thường trong bản án.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể thiệt hại là gì, chưa cho biết thế nào là thiệt hại. Do đó, việc xác định có hay khơng thiệt hại là vấn đề khơng đơn giản. Với chủ đề này, có quan điểm cho rằng “thiệt hại là sự biến thiên theo chiều hướng

xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân được pháp luật bảo vệ”15 hoặc “thiệt

hại là sự giảm sút về lợi ích vật chất của người bị thiệt hại mà họ đã có hoặc mất mát lợi ích vật chất mà chắc chắn họ sẽ có (lợi nhuận chắc chắn sẽ thu được)”16.

Tuy nhiên, có quan điểm khác cho rằng: “thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những

lợi ích vật chất của một người xác định được trên thực tế và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn xảy ra”17.

Về chủ thể BTTH trong hoạt động bán đấu giá bao gồm TCBĐG, các Cơ quan Nhà nước tham gia vào quá trình bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá.

15 Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 471.

16 Hoàng Thế Liên (2013), tlđd (2), tr 713.

17 Phùng Trung Lập (2009), Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng, Nxb. Hà

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 24 LĐGTS 2016 có quy định: “TCBĐG có

nghĩa vụ BTTH khi thực hiện đấu giá theo quy định pháp luật” và tại khoản 2 Điều

69 LĐGTS có quy định trường hợp “TCBĐG gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Vậy, nếu có vi phạm trong quá trình bán đấu giá thì TCBĐG phải “bồi

thường thiệt hại” theo Điều 24 LĐGTS năm 2016 hay phải “bồi thường toàn bộ

thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” theo quy

định tại Điều 360 BLDS năm 2015.

Tại Điều 361 BLDS năm 2015 quy định thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại do vi phạm về vật chất, thiệt hại về tinh thần, cụ thể khoản 2 quy định

“thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất, thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. Với quy định như trên, rất khó để xác định thế nào là “chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại” trên thực tế thiệt hại

trong khi tiến hành bán đấu giá tài sản có những thiệt hại từ việc tài sản khơng thể bàn giao dẫn đến vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng cho đối tác dẫn đến bị phạt do vi phạm nghĩa vụ, thiệt hại từ việc kê biên tài sản thiếu vẫn chưa được hướng dẫn, chưa được LĐGTS và BLDS quy định, dẫn đến thực tiễn vận dụng của các Tòa án cịn gặp lúng túng, chưa thống nhất.

Bên cạnh đó, tại Điều 5 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền quyết định và định đoạt của đương sự, trong quá trình giải quyết, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi, các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện.

Đối chiếu quy định tại Điều 419 BLDS năm 2015 quy định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm

được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”18.

1.2.2. Bất cập từ thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại của Tổ chức bán đấu giá

Khi xét xử, bản án dân sự sơ thẩm số 89/2017/DS-ST ngày 20/9/2017 của Tịa án nhân dân thành phố Bn Ma Thuột và Bản án dân sự phúc thẩm của TAND tỉnh Đak Lak đã: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ơng Nguyễn Hồng Đức H. Buộc TCBĐG ĐL, Ngân hàng và vợ chồng bà H, ông M phải liên đới BTTH cho ông H số tiền 80.057.000 đồng.

Vấn đề BTTH, Tòa án theo hướng chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, trong khi ông H yêu cầu TCBĐG bồi thường thiệt hại với số tiền 900.000.000 đồng là tiền lãi phát sinh kể từ khi nộp đủ tiền cho đến ngày 17/6/2015, cụ thể theo mức lãi suất 1%/tháng trên số tiền 4.523.000.000 đồng mà ông H đã giao khi mua tài sản đấu giá. Tòa án xem việc các bên thỏa thuận theo Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản nếu “trường hợp hợp đồng bán đấu giá tài sản, Hợp đồng

mua bán tài sản đấu giá bị Tịa án tun bố vơ hiệu hoặc bị hủy,…thì người mua được tài sản đấu giá được bồi thường thiệt hại theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố”.

Căn cứ vào LĐGTS năm 2016 và việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 360 BLDS năm 2015 thì “Bên gây thiệt hại phải bồi thường

tồn bộ thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Với

quy định như vậy, việc xác định “thiệt hại” được bồi thường và “tồn bộ thiệt hại” phải bồi thường có sự chênh lệch lớn, Tòa án chỉ xem việc thoả thuận thiệt hại ban đầu làm căn cứ ấn định mức bồi thường sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ơng H. Ơng H là người mua tài sản đấu giá ngay tình, bỏ ra số tiền lớn nhưng khơng nhận được tài sản bàn giao, thiệt hại thực tế gây ra cho ông lớn hơn sự thỏa thuận ban đầu rất nhiều, việc xem “thỏa thuận khác” là thỏa thuận trước khi thiệt hại xảy ra, ông H yêu cầu BTTH trong khi thiệt hại đã xảy ra là phù hợp thì khơng được xem xét. Theo quan điểm của tác giả luận văn, Tịa án khơng nên cứng nhắc mà phải xác định lại chính xác thiệt hại đã gây ra cho ơng H, vì thỏa thuận ban đầu mức thiệt hại là “ước

tính”, khi phát sinh thiệt hại việc ông H thay đổi yêu cầu về thiệt hại là phù hợp thực

tế. Do đó, pháp luật cần có quy định trường hợp “các bên có thỏa thuận khác” thì thỏa thuận này được thực hiện ở giai đoạn nào, trước khi thiệt hại xảy ra hay khi thiệt hại đã xảy ra để làm căn cứ xác định thiệt hại phải bồi thường.

Việc Tồ án cấp sơ thẩm và phúc thẩm khơng chấp nhận so với yêu cầu khởi kiện về BTTH của ông H là phù hợp quy định pháp luật. Tuy nhiên, với cách giải quyết như trên là cứng nhắc ảnh hưởng đến quyền lợi của ơng H, ơng H dù có thay đổi yêu cầu nhưng vẫn trong mức lãi suất theo quy định của Ngân hàng, do đó pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể để các Tồ án có cách giải quyết linh hoạt hơn. Cần có hướng dẫn, việc xác định thiệt hại cần xem xét vào mức thiệt hại thực tế, xác định cụ thể thời điểm các bên có thoả thuận, thay đổi yêu cầu của đương sự so với thoả thuận ban đầu, như vậy mới bảo vệ quyền lợi cho người mua tài sản đấu giá.

Với nội dụng xác định thiệt hại, Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện L về tranh chấp “hợp đồng mua bán

tài sản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản trúng đấu giá và hủy kết quả bán đấu giá” giữa nguyên đơn Đặng Anh T, Nguyễn Thị T với bị đơn CCTHADS huyện

L, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan TCBĐG tỉnh Bình Phước. Tịa án cấp sơ thẩm buộc CCTHADS huyện L và TCBĐG tỉnh Bình Phước liên đới BTTH cho người mua tài sản đấu giá - ông Trần Văn H số tiền 147.736.000 đồng, mỗi bên phải chịu ½ thiệt hại. Bản án không xem xét thiệt hại ông H yêu cầu là chênh lệch giá theo giá thị trường và Bản án phúc thẩm số 47/2018/DS-PT ngày 14/5/2018 của TAND tỉnh Bình Phước hủy bản án sơ thẩm với nhận định về BTTH mà phía nguyên đơn yêu cầu, cụ thể “yêu cầu bồi thường thiệt hại về kinh

tế do bị mất thu nhập, bồi thường hợp đồng với đối tác, thiệt hại về những tài sản do kê biên bán đấu giá thiếu so với thực tế”. Theo quan điểm tác giả luận văn,

việc cấp phúc thẩm nhận định là có căn cứ vì thiệt hại từ hoạt động kê biên, bán đấu giá không chỉ là thiệt hại của người mua tài sản đấu giá mà còn là thiệt hại của người có tài sản bị kê biên cần được xem xét, giải quyết cho phù hợp. Đây đều là các khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi ích của các đương sự, cần được xem xét giải quyết khi họ có yêu cầu bồi thường do hoạt động bán đấu giá gây ra.

Quyết định giám đốc thẩm vụ án tranh chấp yêu cầu “hủy kết quả bán đấu

giá và BTTH”, TANDTC nhận định với nội dung, việc làm của Trung tâm bán đấu

giá tài sản KonTum “không thể giao tài sản cho Công ty TNHH 45 làm cho Cơng ty

này khơng có tài sản bán lại cho Công ty Thành Ân trong khi Cơng ty Thành Ân lại có giao dịch với đối tác nước ngồi nhưng khơng có tài sản để giao”, đây chính là

thiệt hại thực tế từ hành vi trái luật mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản KonTum gây ra mà bên mua tài sản đấu giá phải gánh chịu do bị phạt vi phạm với đối tác khác do không nhận được tài sản bàn giao từ việc bán đấu giá19.

Theo quan điểm của tác giả, Quyết định Giám đốc thẩm tuyên hủy là có căn cứ vì việc xác định “tồn bộ thiệt hại” được bồi thường không chỉ bao gồm mức thiệt hại khi tài sản bán đấu giá “không thể bàn giao” người mua đấu giá phải gánh chịu mà còn là thiệt hại đối với người có tài sản bị đem ra đấu giá do “kê biên thiếu,

kinh tế bị mất thu nhập, bồi thường hợp đồng với đối tác”.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định pháp luật nào cho biết “thiệt hại

trong hoạt động bán đấu giá bao gồm những loại thiệt hại nào”, có thể là thiệt hại

phát sinh thực tế nhưng cũng có những thiệt hại lại rất khó chứng minh và nếu trường hợp người thiệt hại chưa thể chứng minh kịp thời thì sẽ như thế nào.

1.2.3. Đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện việc xác định thiệt hại làm căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Tổ chức bán đấu giá

Qua một số bản án đã phân tích, có thể nhận thấy việc đánh giá và xác định trách nhiệm bồi thường của TCBĐG hiện nay chưa có khung pháp lý quy định cụ thể, các Tòa án xác định trách nhiệm bồi thường của TCBĐG cịn mang tính chung chung mà chưa có căn cứ pháp lý rõ ràng. Do đó, tác giả có một số đề xuất kiến nghị, như sau:

Thứ nhất, QH cần ban hành NQ hoặc TANDTC cần có giải đáp hướng dẫn

trách nhiệm BTTH của TCBĐG, BLDS và LĐGTS việc xác định trách nhiệm BTTH của TCBĐG cho người bị thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bàn giao tài sản đấu giá. Trường hợp nào xem là vi phạm nghĩa vụ của TCBĐG, bắt buộc phải bồi thường và trường hợp nào sẽ được tách ra để xem xét riêng. Trên thực tiễn, có những trường hợp luật chưa quy định rõ nghĩa vụ bồi thường của TCBĐG nhưng được Toà án áp dụng để xem xét trách nhiệm bồi thường nhưng có trường hợp đã xác định có vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại theo quy định của luật nhưng Toà án lại được tách ra để giải quyết trong vụ khác hoặc không được xem xét trách nhiệm bồi thường chính điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

Thứ hai, pháp luật cần quy định hay hướng dẫn cụ thể trường hợp các bên tuy

có thỏa thuận về thiệt hại khi tài sản không thể bàn giao làm cho kết quả bán đấu giá bị vô hiệu hay bị hủy nhưng khi phát sinh thiệt hại trên thực tế thì thiệt hại lại cao hơn rất nhiều so với thỏa thuận ban đầu, tại thời điểm phát sinh tranh chấp bên bị thiệt hại thay đổi yêu cầu về thiệt hại khác hơn (cao hơn) so với thỏa thuận trước

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức bán đấu giá tài sản (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)