Xác định phần trách nhiệm của Tổ chức bán đấu giá và Cơ quan Thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức bán đấu giá tài sản (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 51)

1, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 803 804.

2.2. Xác định phần trách nhiệm của Tổ chức bán đấu giá và Cơ quan Thi hành án dân sự

pháp luật dân sự hiện hành không quy định hay hướng dẫn trách nhiệm liên đới liên quan đến hoạt động bán đấu giá, khơng có quy định nào theo hướng liên đới như trên. Do đó, việc xét xử của các Tịa án theo hướng TCBĐG và Cơ quan Thi hành án dân sự liên đới chịu trách nhiệm BTTH là khơng có cơ sở rõ ràng.

2.2. Xác định phần trách nhiệm của Tổ chức bán đấu giá và Cơ quan Thi hành án dân sự hành án dân sự

2.2.1. Thực tiễn xác định phần trách nhiệm của Tổ chức bán đấu giá với Cơ quan Thi hành án dân sự tại Tòa án

Với các quy định nêu trên, có thể thấy BLDS năm 2015 và LĐGTS năm 2016 khơng có quy định trường hợp TCBĐG liên đới BTTH với Cơ quan khác cụ thể là Cơ quan Thi hành án dân sự khi thực hiện hợp đồng đấu giá tài sản. Do đó, có thiệt hại xảy ra khi bán đấu giá thì TCBĐG có nghĩa vụ bồi thường, LĐGTS chỉ quy định mang tính chung chung, chưa có khung pháp lý rõ ràng, chỉ xác định chủ thể duy nhất có trách nhiệm BTTH khi tiến hành hoạt động bán đấu giá mà không quy định trường hợp TCBĐG phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường cùng Cơ quan, tổ chức khác mà cụ thể là Cơ quan thi hành án dân sự.

Hoạt động bán đấu giá tài sản thông thường được thực hiện giữa Cơ quan Thi hành án dân sự và TCBĐG. Do đó, nếu có thiệt hại xảy ra xuất phát từ hoạt động bán đấu giá thì về nguyên tắc TCBĐG và Cơ quan cùng gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm cùng liên đới BTTH. Tuy nhiên, với quy định pháp luật đấu giá hiện hành thì chưa có căn cứ để xác định trách nhiệm liên đới của Cơ quan thi hành án dân sự phải liên đới BTTH cùng với TCBĐG và phần trách nhiệm bồi thường cụ thể thế nào trong từng trường hợp cụ thể cũng chưa được hướng dẫn thống nhất.

Thực tiễn giải quyết, các Tòa án thường xác định thiệt hại xảy ra trong quá trình bán đấu giá cho người mua tài sản nếu TCBĐG có sự vi phạm nghĩa vụ và Cơ quan Thi hành án dân sự có lỗi thì xác định trách nhiệm liên đới bồi thường chia theo tỷ lệ bằng nhau, nhưng cũng có Tịa án lại tách trách nhiệm liên đới của Cơ quan Thi hành án dân sự ra để bồi thường theo LTNBTNN, chính điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người bị thiệt hại. Tại khoản 2 Điều 24 LĐGTS quy định TCBĐG “thực hiện theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục và chịu trách nhiệm về

định như trên có thể hiểu chỉ có TCBĐG mới là chủ thể có nghĩa vụ BTTH trong hoạt động bán đấu giá mà không quy định Cơ quan Thi hành án dân sự hay Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải cùng bồi thường. Do đó, khi xảy ra thiệt hại nhưng thiệt hại đó khơng phải do hành vi vi phạm nghĩa vụ của TCBĐG mà được xác định là lỗi của Cơ quan Thi hành án dân sự thì có buộc TCBĐG phải chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá và phải BTTH khi tham gia đấu giá không hay trường hợp này các bên phải cùng liên đới BTTH. Thơng thường có tranh chấp u cầu BTTH theo hợp đồng đấu giá thì các Tồ án theo hướng áp dụng quy định pháp luật BTTH ngoài hợp đồng để giải quyết.

Tuy nhiên, tại Điều 587 BLDS năm 2015 quy định trách nhiệm liên đới phát sinh nếu nhiều người “cùng gây thiệt hại” nhưng không hướng dẫn thế nào là trường hợp “cùng gây thiệt hại”, cụ thể trong hoạt động bán đấu giá thì thế nào được xem là hành vi “cùng gây thiệt hại” giữa TCBĐG và Cơ quan Thi hành án, thế nào được xem là “sự thống nhất ý chí” giữa các chủ thể này. Trách nhiệm bồi thường được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, tuy nhiên việc xác định mức độ lỗi phát sinh trong hoạt động bán đấu giá là rất khó. LĐGTS năm 2016, quy định TCBĐG sẽ chịu trách nhiệm BTTH khi thực hiện đấu giá không đề cập đến việc xác định yêu tố lỗi, chỉ cần có vi phạm nghĩa vụ làm ảnh hưởng kết quả bán đấu giá gây thiệt hại thì đã phát sinh trách nhiệm.

Khi giải quyết vụ án, tranh chấp “yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản”, giữa nguyên đơn Đặng Anh T và Nguyễn Thị T với bị đơn CCTHADS huyện BL, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan TCBĐG tỉnh Bình Phước. Bản án dân sự sơ thẩm số 23/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện L đã: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc Chi cục THADS huyện L và TCBĐG tỉnh Bình Phước liên đới bồi thường cho ơng H số tiền 147.736.000 đồng, chia theo tỷ lệ 50/50. Qua nội dung bản án trên, Tòa án cấp sơ thẩm xác định CCTHADS huyện L kê biên tài sản khơng đúng và TCBĐG tỉnh Bình phước vi phạm nghĩa vụ về bán đấu giá tài sản dẫn đến hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu, gây ra thiệt hại cho người mua. Do đó, Tịa án buộc CCTHADS huyện L và TCBĐG tỉnh Bình Phước liên đới bồi thường cho ông Trần Văn H số tiền 147.736.000 đồng.

Có thể nhận thấy, Tịa án xác định trách nhiệm liên đới BTTH của TCBĐG dựa trên căn cứ từ hành vi vi pháp pháp luật trong khi thực hiện trình tự, thủ tục về bán đấu giá tài sản, CCTHADS vi phạm về tính pháp lý tài sản nên xác định trách

nhiệm liên đới bồi thường. Tuy nhiên, thiệt hại ông H dựa trên kết quả kê biên không đúng của CCTHADS huyện L. Toà án đã theo hướng các bên đều có vi phạm nên ấn định mức bồi thường theo tỷ lệ ngang nhau cho người bị thiệt hại. TCBĐG tỉnh Bình Phước cũng đã giao tài sản cho người trúng đấu giá là ông H, không thể cho rằng TCBĐG tỉnh Bình Phước vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dẫn đến thiệt hại.

Tương tự, vụ án “yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá tài sản, yêu cầu bồi

thường thiệt hại” giữa nguyên đơn CCTHADS huyện X, tỉnh Lâm Đồng với bị đơn

TCBĐG và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan T. Tòa án sơ thẩm trên cơ sở xác định lỗi của CCTHADS huyện X là kê biên tài sản bằng hình thức niêm yết khơng đúng thời gian, hồ sơ không thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc bán đấu giá nên Tòa án cấp sơ thẩm xác định trách nhiệm BTTH của CCTHADS X là 70%, TCBĐG là 30%. Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của TCBĐG bởi việc xác định lỗi CCTHADS X là 70%, TCBĐG là 30% để làm căn cứ bồi thường cho bà T là khơng có căn cứ, khơng xem hành vi của TCBĐG là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại hủy án theo hướng cần xác định lỗi hoàn toàn thuộc về CCTHADS và phải có trách nhiệm BTTH.

Qua phân tích các bản án nêu trên, có thể thấy các Toà án theo hướng TCBĐG có vi phạm nghĩa vụ theo LĐGTS và Cơ quan Thi hành án dân sự xác định không đúng tính pháp lý tài sản dẫn đến gây thiệt hại cho bên mua thì đã phát sinh nghĩa vụ liên đới bồi thường. Tuy nhiên, có Tồ án lại đánh giá hành vi của TCBĐG lại khơng là ngun nhân chính “cùng gây thiệt hại” cho bên bị thiệt hại nên không theo hướng liên đới mà chỉ buộc Cơ quan thi hành án dân sự phải bồi thường vì xác định chính từ hành vi của Cơ quan này là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại. Bên cạnh đó, việc đánh giá trách nhiệm bồi thường giữa TCBĐG và Cơ quan Thi hành án dân sự cũng chưa thực sự thống nhất. Đều xác định các chủ thể trên có hành vi vi phạm, trái luật nhưng có Tồ nhận định chia trách nhiệm theo tỷ lệ bằng nhau, có Tồ lại đánh giá theo tỷ lệ 70/30 là chưa thực sự thống nhất, dễ phát sinh tuỳ tiện trong việc xác định phần trách nhiệm bồi thường.

Cũng với nội dung tương tự, Bản án dân sự sơ thẩm của TAND huyện Châu Thành và Bản án phúc thẩm số 212/2014/DS-PT ngày 24/9/2014 của TAND tỉnh Kiên Giang đã: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Văn H, bà Đỗ Thị Ngọc Đ, xác định CCTHADS có vi phạm về tính pháp lý của tài sản đưa ra đấu giá và

TCBĐG vi phạm nghĩa vụ về bán đấu giá nên buộc liên đới trách nhiệm BTTH cho CCTHADS huyện Châu Thành và TCBĐG Vinasun bồi thường cho ông H, bà Đ tiền thuê nhà là 34.360.000 đồng.

Qua nội dung của quyết định cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên. Tác giả nhận thấy việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bán đấu giá tài sản của Tòa án vẫn chưa thực sự thống nhất, cách vận dụng pháp luật giải quyết còn nhiều lúng túng. Thời điểm này Tòa án căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và Điều 458 BLDS năm 2005 để giải quyết. Hiện nay, BLDS năm 2015, LĐGTS năm 2016 cũng chưa quy định rõ nên việc xác định có hay khơng trách nhiệm bồi thường của TCBĐG trong vụ án này. Việc xác định thiệt hại, mức độ lỗi để xác định nghĩa vụ bồi thường cũng chưa thực sự rõ ràng. Vì hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản phát sinh sau hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên của CCTHADS. Nếu xác định TCBĐG phải có nghĩa vụ BTTH liên đới cùng với CCTHADS là chưa thực sự thuyết phục. Trách nhiệm của TCBĐG chỉ phát sinh khi ký hợp đồng bán đấu giá và thiệt hại mà TCBĐG phải có nghĩa vụ bồi thường do thực hiện không đúng quy định pháp luật cũng phải xác định từ thời điểm này. Toà án xem hành vi của TCBĐG và CCTHADS là “cùng gây thiệt hại” xác định mức độ lỗi là tương ứng với nhau để buộc trách nhiệm BTTH.

Hiện nay, pháp luật về bán đấu giá chưa có quy định hoặc hướng dẫn nếu trước khi thực hiện bán đấu giá việc kê biên tài sản của CCTHADS không đúng dẫn đến thiệt hại và đồng thời TCBĐG vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá thì có phải liên đới trách nhiệm bồi thường không, đây là bất cập trong khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.

Tương tự, vụ án “tranh chấp hợp đồng dân sự về mua bán tài sản bán đấu

giá” giữa nguyên đơn Dương Thị Minh Ng với bị đơn Cục Thi hành án dân sự tỉnh

Đồng Nai28. Cục Thi hành án ký hợp đồng ủy quyền với TCBĐG tỉnh Đ để bán đấu giá tài sản Thi hành án, nội dung hợp đồng, thể hiện: “Cục Thi hành án có trách

nhiệm trực tiếp giao tài sản cho người mua”. TCBĐG tiến hành bán đấu giá tài sản,

người trúng đấu giá là bà Ng; các bên đã giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và tại biên bản thanh lý hợp đồng cũng thể hiện trách nhiệm bàn giao tài sản cho bà Ng là Cục Thi hành án; sau khi trúng đấu giá bà Ng đã thanh toán đủ tiền mua tài sản nhưng bà Ng vẫn không nhận được tài sản bán đấu giá. Khi có kết luận của

Thanh tra Bộ Tư pháp vào ngày 03/5/2012 bà Ng mới biết Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá không thể thực hiện nên bà khởi kiện yêu cầu buộc Cục Thi hành án tỉnh Đ và TCBĐG tỉnh Đ phải có nghĩa vụ liên đới cùng BTTH. Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm chỉ xem xét buộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đ phải BTTH cho bà Ng với số tiền 27.900.000 đồng, cấp phúc thẩm với nhận định TCBĐG tỉnh Đ “được ủy

quyền” của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Đ, nhân danh Cục Thi hành án bán đấu giá

tài sản do đó “nếu có thiệt hại thì Cục Thi hành án có thể khởi kiện Trung tâm bằng

vụ kiện dân sự khác khi có điều kiện”.

Như vậy, “việc ủy quyền bán đấu giá tài sản, thỏa thuận bên giao tài sản” giữa Cục THADS tỉnh Đ và TCBĐGTS tỉnh Đ có thể là yếu tố để tách trách nhiệm liên đới BTTH trong cùng vụ án khi đương sự có yêu cầu các bên gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm liên đới hay khơng. Vì có những trường hợp các bên cùng có hành vi vi phạm gây ra thiệ hại cho bên mua.

BLDS 2015 và LĐGTS 2016 chưa quy định rõ trên cơ sở “hợp đồng ủy

quyền bán đấu giá tài sản” để tiến tới việc TCBĐG tiến hành ký “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá” với bà Ng. Do đó, hợp đồng này thực hiện để tiến đến việc

thực hiện các hợp đồng tiếp theo nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế thì người thiệt hại có thể u cầu BTTH giữa các chủ thể đã tiến hành bán đấu giá tài sản có nghĩa vụ cùng bồi thường mà khơng quy định trường hợp “tách ra để giải quyết, loại trừ

nghĩa vụ bồi thường”. Khi có thiệt hại thì nghĩa vụ phải được bồi thường toàn bộ và

kịp thời, nếu chỉ quy trách nhiệm cho Cục Thi hành án mà không xem xét trách nhiệm của TCBĐG là chưa giải quyết triệt để vụ án.

Qua các bản án mà Tòa án đã xét xử, tác giả luận văn nhận thấy pháp luật về đấu giá tài sản chưa có quy định cụ thể các trường hợp TCBĐG phải chịu trách nhiệm BTTH. Cùng xuất phát từ việc kê biên sai của Cơ quan Thi hành án dẫn đến không thể bàn giao tài sản đấu giá cho bên mua gây thiệt hại cho người mua trúng đấu giá nhưng có trường hợp TCBĐG vi phạm trình tự, thủ tục khi đấu giá có trường hợp TCBĐG thực hiện đúng trình tự thủ tục nhưng đều buộc Tổ chức này có trách nhiệm liên đới BTTH là chưa thực sự phù hợp. Với cùng một tình huống nhưng cách vận dụng giải quyết của các Tịa án là hồn tồn khác nhau. Nội dung và tính chất của các vụ án giống nhau nhưng Tịa án xác định đó là trách nhiệm của TCBĐG để buộc Tổ chức này liên đới với người có tài sản BTTH cho người mua. Có Tịa án thì lại xem xét tách trách nhiệm khơng xem xét nghĩa vụ liên đới

của TCBĐG với bên giao tài sản đấu giá trong cùng một vụ án, chính điều này ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp cho bên bị thiệt hại, không giải quyết triệt để vụ án.

Theo quan điểm của tác giả luận văn, việc xác định căn cứ phát sinh lỗi trong việc liên đới bồi thường giữa Cơ quan Thi hành án dân sự và TCBĐG hiện pháp luật về bán đấu giá, pháp luật dân sự chưa có quy định rõ. Nếu xác định việc kê biên tài sản thiếu hoặc sai thì sự vi phạm sẽ là Cơ quan Thi hành án hay TCBĐG và ngược lại nếu TCBĐG thực hiện khơng đúng trình tự, thủ tục theo quy định LĐGTS dẫn đến vi phạm kết quả bán đấu giá thì sẽ được xử lý như thế nào. Cả trong trường hợp Cơ quan thi hành án và TCBĐG đều vi phạm thì trách nhiệm sẽ được xác định ra sao, mức độ, tỷ lệ BTTH là 50/50 hay trên cơ sở đánh giá theo mức độ lỗi tương ứng của các bên.

Qua phân tích các bản án trên, có thể nhận thấy vấn đề xác định trách nhiệm liên đới BTTH giữa TCBĐG với Cơ quan Thi hành án dân sự trong việc bán đấu giá tài sản gây ra thiệt hại được các Tòa án vận dụng chưa thực sự thống nhất. Các quy định về bán đấu giá trước đây và LĐGTS năm 2016, BLDS năm 2015 cũng khơng có quy định trường hợp liên đới BTTH của TCBĐG với Cơ quan Thi hành án dân sự. Do đó, thực tiễn khi phát sinh tranh chấp có Tịa án xem xét để buộc

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của tổ chức bán đấu giá tài sản (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)