TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ VỚI CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại giữa Tổ chức bán đấu giá với Cơ quan Thi hành án dân sự chức bán đấu giá với Cơ quan Thi hành án dân sự
2.1.1. Quy định pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường trong lĩnh vực bán đấu giá
LĐGTS năm 2016 chỉ quy định trường hợp TCBĐG nếu có sự vi phạm nghĩa vụ, gây ra thiệt hại thì phải bồi thường, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 24
“TCBĐG bồi thường thiệt hại khi thực hiện bán đấu giá” và khoản 2 Điều 69 thì
TCBĐG “nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật”.
Do đó, có thể thấy, với quy định trên LĐGTS chỉ nêu ra trường hợp khi thực hiện bán đấu giá nếu gây ra thiệt hại thì chỉ TCBĐG chịu trách nhiệm BTTH.
Với quy định nêu trên không đề cập đến trường hợp TCBĐG có nghĩa vụ liên đới bồi thường với Tổ chức, cá nhân khác mà cụ thể là Cơ quan Thi hành án dân sự. Do đó, có thể hiểu thơng qua hợp đồng bán đấu giá nếu có sự vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại thì căn cứ vào quy định pháp luật dân sự để xác định nghĩa vụ bồi thường hay căn cứ LĐGTS để xác định nghĩa vụ BTTH.
Tại khoản 1 Điều 298 BLDS năm 2005 và nay là khoản 1 Điều 288 BLDS năm 2015, quy định: “nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực
hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
“Do khơng có quy định cụ thể về việc thực hiện trách nhiệm bồi thường liên đới do cùng gây thiệt hại, những quy định chung về thực hiện nghĩa vụ liên đới được áp dụng trong phạm vi trách nhiệm liên đới BTTH ngoài hợp đồng và cụ thể là Điều 298 BLDS năm 2005, Điều 288 BLDS năm 2015 về thực hiện nghĩa vụ liên đới”20.
Với quy định này, có thể hiểu “nếu nhiều người liên đới BTTH thì người
được bồi thường có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ BTTH. Quy định này giúp người bị thiệt hại được bồi thường kịp
20 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam. Bản án và bình luận bản án, tập