1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ
1.3.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Trong thời kì đất nước đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực việc sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 là một đòi hỏi khách quan của hoạt động lập pháp. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 21 tháng 12 năm 1999, Quốc hội nước cộng hịa XHCN Việt Nam khóa X tại Kỳ hợp thứ 6 đã thông qua BLHS 1999, thay thế BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2000.
BLHS năm 1999 đã gộp hai chương: “Chương IV: Các tội phạm xâm phạm sở hữu XHCN” và “Chương IV: Các tội xâm phạm sở hữu công dân” ở BLHS 1985 thành một chương: “Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu”, trong đó tội lừa đảo CĐTS được quy định tại Điều 139. Nghiên cứu Điều 139 so với những quy định tại BLHS năm 1985 có một số điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã hợp nhất hai điều luật về Tội lừa dảo CĐTS XHCN Điều 134 và Tội lừa đảo CĐTS của công dân Điều 157 của BLHS 1985 thành một điều luật là Điều 139 Tội lừa đảo CĐTS. Như vậy sẽ khơng cịn hai cấu thành tội phạm về Tội lừa đảo CĐTS phân theo loại tài sản nữa. Để đáp ứng đường lối xử lý người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản, Điều 48 BLHS năm 1999 qui định tình tiết tăng nặng mới “Xâm phạm tài sản nhà nước”.
Thứ hai, BLHS năm 1999 đã tiến hành định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tương ứng với giá trị tài sản nhất định là một khung hình phạt riêng, điều này giúp cơ quan hành pháp dễ dàng hơn trong việc quyết định hình phạt.
Thứ ba, BLHS năm 1999 đã ban hành thêm một khung hình phạt, quy định 4 khung hình phạt thay vì ba khung như ở BLHS năm 1985 như trước đây, việc này đã thu hẹp khoảng cách giữa mức tối đa và tối thiểu của một khung hình phạt, tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHS chuẩn xác hơn.
Thứ tư, Điều 139 BLHS năm 1999 đã xác định ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội. Theo đó, người nào CĐTS của người khác có giá trị dưới 500.000 đồng và hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người đó chưa bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc chưa bị kết án về tội CĐTS hoặc đã bị kết án mà đã được xóa án tích thì chỉ bị xử phạt hành chính.
Thứ năm, Điều 139 BLHS năm 1999 quy định thêm tình tiết mới: “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng” quy định lần lượt tại khoản 2, 3, 4. Để đánh giá tính chất nghiêm trọng do hậu quả của hành vi phạm tội gây ra cần phải xem xét, đánh giá tồn diện, đầy đủ tất cả các khía cạnh khác nhau như thiệt hại đến an ninh, chính trị, trật tự, an tồn xã hội, yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương. Hậu quả có thể là thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại phi vật chất.
BLHS năm 1999 được áp dụng trong một thời gian dài, không tránh khỏi việc không theo kịp được với sự thay đổi của nền kinh tế, chính trị, xã hội ln ln vận
động và phát triển, chính vì thế năm 2009 BLHS năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung, định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt tại khoản 1 Điều 139 đã được nâng lên từ 500.000 đồng thành 2.000.000 đồng. Sửa đổi này đã xác định lại ranh giới giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội. Cụ thể: Người CĐTS của người khác có giá trị dưới 2.000.000 đồng và hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người đó chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc chưa bị kết án về tội CĐTS hoặc đã bị kết án mà đã được xóa án tích thì chỉ bị xử phạt hành chính.