Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 35 - 36)

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ

1.3.4. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Tại BLHS năm 2015 Tội lừa đảo CĐTS được quy định tại Điều 174 có cấu thành tội phạm như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

So với qui định về Tội lừa đảo CĐTS tại Điều 139 BLHS năm 1999, thì quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 có một số điểm thay đổi. Cụ thể là, trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp thì BLHS năm 2015 đã thay dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” thành dấu hiệu “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, bổ sung thêm dấu hiệu “Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật”.

Qua nghiên cứu Tội lừa đảo CĐTS trong các thời kỳ từ năm 1945 đến nay có thể thấy những quy định về Tội lừa đảo CĐTS trong các thời kì ln được thay đổi

ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh trong phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn. Việc nghiên cứu những quy định của pháp luật trước đây và những quy định của pháp luật hiện hành cùng với việc tổng kết các kinh nghiệm rút ra trong q trình đấu tranh phịng chống Tội lừa đảo CĐTS, là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu đưa ra những quy định ngày càng hồn thiện hơn, góp phần đấu tranh phịng, chống có hiệu quả Tội lừa đảo CĐTS trong thời kì mới.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)