Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 36)

1.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.4.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Liên Bang Nga

Trong BLHS Liên bang Nga, tội lừa đảo CĐTS được quy định như sau:

Điều 159. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nghĩa là chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc có được các quyền đối với tài sản của người khác bằng cách lừa gạt hoặc lợi dụng lịng tin thì bị phạt tiền đến một trăm hai mươi nghìn rup hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến một năm, hoặc bị phạt lao động bắt buộc đến một trăm tám mươi giờ, hoặc bị phạt lao động cải tạo từ sáu tháng đến một năm, hoặc bị hạn chế tự do đến hai năm, hoặc bị giam từ hai tháng đến bốn tháng, hoặc bị phạt tù đến hai năm.

2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do một nhóm người có bàn bạc từ trước thực hiện, hoặc gây thiệt hại ít nghiêm trọng cho cơng dân thì bị phạt tiền đến ba trăm nghìn rup, hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến hai năm, hoặc bị phạt lao động bắt buộc từ một trăm tám mươi giờ đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc bị phạt lao động cải tạo từ một năm đến hai năm, hoặc bị phạt tù đến năm năm có hoặc khơng kèm theo bị hạn chế tự do đến một năm.

3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người lợi dụng chức vụ của mình thực hiện, hoặc được thực hiện ở mức độ nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ một trăm nghìn rup đến năm trăm nghìn rup hoặc bằng lương hay thu nhập khác của người bị kết án từ một năm đến ba năm, hoặc bị phạt tù từ hai năm đến sáu năm có hoặc khơng kèm theo bị phạt tiền đến ba mươi nghìn rup, hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến một tháng, có hoặc khơng kèm theo bị hạn chế tự do đến mười tám tháng.

4. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do một nhóm có tổ chức thực hiện

năm, có hoặc khơng bị kèm theo phạt tiền đến một triệu rup hoặc bằng lương hay thu nhập khác của người bị kết án đến ba năm có hoặc khơng kèm theo bị hạn chế tự do đến hai năm.12

So sánh Điều 159 BLHS Liên bang Nga với điều 174 BLHS 2015 chúng ta có thể thấy những điểm giống và khác nhau như sau:

Những điểm giống nhau:

Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Liên bang Nga và BLHS Việt Nam đều giống nhau ở những dấu hiệu định tội cơ bản, cụ thể là: đều xâm phạm quyền sở hữu của người khác, đều có hành vi khách quan là dùng thủ đoạn gian dối CĐTS của người khác và cùng thực hiện với lỗi cố ý. Hơn nữa, BLHS Liên bang Nga và BLHS Việt Nam đều mô tả hành vi lừa đảo CĐTS trong quy định của cấu thành cơ bản. Chúng tơi đồng tình với cách quy định này, việc mơ tả hành vi trong cấu thành tội phạm là một ưu điểm giúp việc hiểu và áp dụng pháp luật hình sự được thống nhất.

Những điểm khác nhau:

Thứ nhất, trong cấu thành cơ bản của Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Liên bang Nga không quy định dấu hiệu định lượng (tài sản bị chiếm đoạt có giá trị bao nhiêu) thì bị xử lý hình sự; trong khi đó BLHS Việt Nam lại có quy định dấu hiệu định lượng tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng thì phải kèm theo các dấu hiệu định tội khác (đã bị xử phạt hành chính, bị kết án nhưng chưa được xóa án tích...). Theo tác giả, việc quy định dấu hiệu định lượng tài sản có thể coi là một ưu điểm của BLHS Việt Nam trong việc quy định Tội lừa đảo CĐTS trong luật hình sự vì nó tạo ra ranh giới rõ ràng để phân biệt hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội.

Thứ hai, BLHS Liên bang Nga không quy định các trường hợp xử lý hình sự đối với các trường hợp xâm phạm sở hữu mà có những điểm xấu về nhân thân như trong BLHS Việt Nam: “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi CĐTS mà còn vi phạm”, “đã bị kết án chưa được xóa án tích mà có vi phạm”. Theo tôi đây là một ưu điểm của BLHS Việt Nam, vì mục đích của hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà cịn có ý nghĩa giáo dục, răn đe người phạm tội không tái phạm hoặc không phạm tội khác, việc quy định các trường hợp xâm phạm sở hữu

12

mà có những điểm xấu về nhân thân như BLHS Việt Nam đã thể hiện được mục đích giáo dục, răn đe này.

Thứ ba, BLHS Liên bang Nga không quy định các dấu hiệu khác không liên quan đến giá trị về tài sản bị chiếm đoạt như BLHS Việt Nam: “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”. Theo tơi đây là điểm mà chúng ta cần tiếp thu bởi lẽ chúng ta quy định Tội lừa đảo CĐTS và xử lý hình sự vì người phạm tội có hành vi nguy hiểm cho xã hội do xâm phạm sở hữu của người khác với lỗi cố ý, người phạm tội trong trường hợp này biết được hậu quả hành vi của mình và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Việc tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ là một điều mà ý chí chủ quan của người phạm tội không thể nào biết được.

Thông qua việc so sánh BLHS Liên bang Nga và BLHS Việt Nam chúng ta có thể thấy được ưu và nhược điểm của từng bộ luật, từ đó học hỏi, đúc rút kinh nghiệm xây dựng những quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt trong BLHS Việt Nam ngày càng hoàn thiện.

1.4.2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Cộng hịa Liên bang Đức

BLHS năm 2015 của Việt Nam chỉ quy định Tội lừa đảo CĐTS ở một điều luật (Điều 174) còn BLHS Cộng hòa Liên bang Đức dành hẳn một chương riêng (Chương 22) quy định hành vi lừa đảo CĐTS thành nhiều tội danh khác nhau, cụ thể là:

Điều 263. Lừa đảo;

Điều 263ª. Lừa đảo máy tính; Điều 264. Lừa đảo trợ giá; Điều 264ª. Lừa đảo đầu tư vốn; Điều 265b. Lừa đảo tín dụng;13

So sánh BLHS Cộng hòa Liên bang Đức: với điều 174 BLHS năm 2015 chúng ta có thể thấy những điểm giống và khác nhau như sau:

Những điểm giống nhau:

13

Các Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Cộng hòa Liên bang Đức và Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Việt Nam đều giống nhau ở những dấu hiệu định tội cơ bản: đều xâm phạm sở hữu, đều có hành vi khách quan là hành vi CĐTS và cùng thực hiện với lỗi cố ý.

Những điểm khác nhau:

Thứ nhất, khác với BLHS năm 2015 của Việt Nam chỉ quy định Tội lừa đảo CĐTS ở một điều luật (Điều 174) thì BLHS Cộng hòa Liên bang Đức lại dành hẳn một chương để quy định những hành vi lừa đảo CĐTS thành những tội riêng biệt. Qua cách quy định của BLHS Cộng hòa Liên bang Đức có thể thấy sự phân hóa TNHS của các trường hợp lừa đảo CĐTS thành nhiều tội danh khác nhau và mỗi tội đều có các khung hình phạt riêng. So với quy định của BLHS Việt Nam thì BLHS Cộng hòa Liên bang Đức thể hiện sự phân hóa TNHS cụ thể hơn. Trong BLHS Việt Nam, việc phân hóa TNHS đối với các trường lừa đảo CĐTS chỉ bằng một tội danh với cấu thành tội phạm cơ bản và các cấu thành tội phạm tăng nặng. Ở điểm này chúng tôi cho rằng đây là một ưu điểm của BLHS Việt Nam, bởi lẽ nếu quy định như BLHS Cộng hịa Liên bang Đức thì BLHS sẽ trở nên cồng kềnh do đi vào mô tả quá cụ thể và chi tiết từng hành vi lừa đảo khác nhau, hơn nữa việc liệt kê như vậy có thể khơng đầy đủ dẫn đến việc bỏ sót tội phạm nhất là trong tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi nhanh chóng dễ phát sinh hình biến thể mới của hành vi lừa đảo CĐTS mà các nhà làm luật trước đó khơng thể dự liệu và liệt kê cụ thể hết được. Tuy nhiên ta có thể học hỏi tiếp thu BLHS Cộng hòa Liên bang Đức để bổ sung vào các dấu hiệu định khung của Tội lừa đảo CĐTS như: Lừa đảo máy tính, lừa đảo đầu tư vốn, lừa đảo trợ giá, lưa đảo tín dụng ... để phân hóa TNHS tốt hơn đối với các trường hợp lừa đảo CĐTS.

Thứ hai, BLHS Cộng hòa Liên bang Đức không quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt tại khung cơ bản (tương tự như quy định của BLHS Liên Bang nga) như BLHS Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây là một ưu điểm của BLHS Việt Nam, việc quy định như vậy giúp tạo ra ranh giới rõ ràng giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội, đây là ưu điểm mà chúng ta cần phát huy.

Thứ ba, trong tất cả các tội danh lừa đảo CĐTS của BLHS Cộng hịa Liên bang Đức đều khơng quy định dấu hiệu về nhân thân làm dấu hiệu định tội hoặc các dấu hiệu khác không liên quan đến giá trị bị chiếm đoạt như trong BLHS Việt Nam:

“đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi CĐTS mà còn vi phạm”, “đã bị kết án chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm”, “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”. Điều này cũng giống như quy định về Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Liên bang Nga như đã phân tích ở trên. Đây cũng được coi là điểm khác biệt mà BLHS Việt Nam cần lưu ý.

1.4.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa

BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định tội lừa đảo CĐTS như sau:

Điều 266

Người nào lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công hoặc tư với số lượng tương đối lớn, thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế, kèm theo phạt tiên hoặc chỉ bị phạt tiền; nếu với số lượng lớn hoặc có tình tiết nghiêm trọng khác, thi bị phạt tu từ 3 năm đến 10 năm và bị phạt tiền; nếu với số lượng đặc biệt lớn hoặc có những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù 10 năm trở lên hoặc tù chung thân và bị phạt tiền hoặc bị tịch thu tài sản. Nếu Bộ luật này cịn có những quy định khác thi dựa theo những quy định đó.14

So sánh Điều 266 BLHS Cộng hịa nhân dân Trung Hoa: với Điều 174 BLHS năm 2015 chúng ta có thể thấy những điểm giống và khác nhau như sau:

Những điểm giống nhau:

Thứ nhất, Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản giá trị tài sản bị chiếm đoạt: “với số lượng tương đối lớn” đây là một điểm tương đối giống với BLHS Việt Nam khi quy định về dấu hiệu định tội với tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc các điểm xấu về nhân thân (đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm).

Thứ hai, Các Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Việt Nam đều giống nhau ở những dấu hiệu định tội cơ bản: đều xâm phạm sở hữu, đều có hành vi khách quan là hành vi CĐTS và cùng thực hiện với lỗi cố ý.

14

Đinh Thị Hà (dịch và giới thiệu) (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp

Những điểm khác nhau:

Thứ nhất BLHS Cộng hịa nhân dân Trung Hoa khơng mô tả cụ thể hành vi lừa đảo CĐTS (quy định giản đơn). Còn BLHS Việt Nam quy định mô tả cụ thể hành vi lừa đảo CĐTS “người nào bằng thủ đoạn gian dối CĐTS của người khác...”. Việc quy định giản đơn như BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dễ dẫn đến nhầm lẫn, gây nhiều tranh cãi khi áp dụng điều luật.

Thứ hai, BLHS Cộng hịa nhân dân Trung Hoa khơng quy định nêu ra tên tội danh như BLHS Việt Nam, điều này có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm điều luật và khó khăn khi xác định tên tội danh khi tiến hành định tội.

Thứ ba, BLHS Cộng hịa nhân dân Trung Hoa khơng quy định các dấu hiệu khác không liên quan đến giá trị về tài sản bị chiếm đoạt như BLHS Việt Nam: “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”, làm dấu hiệu định tội.

Thứ tư, có thể thấy BLHS Cộng hịa nhân dân Trung Hoa quy định việc phân hóa tội lừa đảo CĐTS với các dấu hiệu định khung tăng nặng ít hơn so với BLHS Việt Nam. Nếu như Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Việt Nam năm 2015 phân chia thành bốn khung hình phạt với nhiều tình tiết định khung ,thì BLHS Cộng hịa nhân dân Trung Hoa phân chia thành ba khung hình phạt với ít tình tiết tăng nặng hơn. Đây có thể coi là ưu điểm của BLHS Việt Nam khi tiến hành phân hóa tội lừa đảo CĐTS một cách cụ thể, đây là điều mà chúng ta cần tiếp tục phát huy.

Qua việc nghiên cứu, so sánh quy định của BLHS Việt Nam với quy định của các nước về Tội lừa đảo CĐTS có thể thấy nhiều điểm giống và khác nhau từ đó nhận thấy được những ưu điểm cần phát huy, học hỏi và những nhược điểm cần khắc phục, từ đấy đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về Tội lừa dảo CĐTS. Những vấn đề đặt ra như: có nên quy định dấu hiệu “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hạ và gia đình họ”, vào trong cấu thành cơ bản của Tội lừa đảo chiếm đoạt như quy định của BLHS năm 2015 của Việt Nam hay không là những vấn đề gợi ra khi so sánh với BLHS các nước khác. Đương nhiên khi nghiên cứu những quy định của BLHS nhằm hoàn thiện Tội lừa đảo CĐTS trong BLHS Việt Nam cần đòi hỏi thêm những yêu cầu khác, những yêu cầu này sẽ được làm rõ ở Chương 2 của Luận văn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tại Chương 1 của Luận văn, tác giả đã nghiên cứu và trình bày một số vấn đề lý luận chung về Tội lừa đảo CĐTS như: Các khái niệm, dấu hiệu pháp lý, lịch sử hình thành và phát triển của quy định Tội lừa đảo CĐTS trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay, và so sánh với pháp luật hình sự các nước. Qua nghiên cứu những nội dung trên, tác giả đã đạt được những kết quả như sau:

Đúc rút được khái niệm về Tội lừa đảo CĐTS: Tội lừa đảo CĐTS là hành vi

dùng thủ đoạn gian dối CĐTS thuộc quyền sở hữu của người khác, do người có năng lực chịu TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

Tổng hợp và phân tích được các dấu hiệu pháp lý của Tội lừa đảo CĐTS. Từ đó phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa Tội lừa đảo CĐTS với một số tội phạm khác có dấu hiệu tương tự trong BLHS như: Tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS, Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn CĐTS, Tội lừa dối khách hàng.

Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của quy định Tội lừa đảo CĐTS trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

So sánh, tìm ra những điểm giống và khác nhau trong quy định về Tội lừa

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)