Kiến nghị hƣớng dẫn áp dụng dấu hiệu hành vi khách quan của tội làm

Một phần của tài liệu Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo luật hình sự việt nam (Trang 29 - 32)

làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Thứ Nhất: Cần có văn bản hướng dẫn khi xét xử vụ án trong thực tiễn thì nên

căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá về hành vi khách quan của tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng nên thể hiện được sự thống nhất trong việc định tội danh khi thực hiện kết luận điều tra, truy tố xét xử, đảm bảo tính logic và chính xác với hành vi khách quan mà tội phạm đã thực hiện cụ thể như: Hành vi nào là: “làm giả con dấu”; “làm giả tài liệu”; “làm giả giấy tờ” của cơ quan, tổ chức hoặc đồng thời dùng cả ba cụ từ nêu trên trong một bản án cụ thể, nhằm tránh trường hợp như hiện nay chỉ với một hành vi tội phạm cụ thể giống nhau nhưng ở mỗi bản án khác nhau thì lại áp dụng từ ngữ khác nhau, khơng đảm bảo tính thống nhất chung khi áp dụng pháp luật.

Theo quan điểm của tác giả, thì khi nào có hành vi làm giả con dấu cụ thể như: Tạo ra từ việc khắc, vẽ, giả bằng củ khoai, gỗ…,thì chỉ gọi là làm giả “con dấu” hoặc đồng thời vừa làm giả “con dấu” vừa làm giả ln tài liệu có liên quan thì mới gọi là: “làm giả con dấu, tài liệu” của cơ quan, tổ chức.

Trường hợp chỉ làm giả tài liệu như: Giấy phép lái xe, văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…đương nhiên trong tài liệu giả đó phải bao gồm ln có con dấu giả thì chỉ gọi là “làm giả tài liệu” của cơ quan, tổ chức.

Thứ hai: Căn cứ vào kết quả xét xử thực tế của nhiều bản án khác nhau mà

điển hình là các bản án mà tác giả đã đưa vào phân tích trong luận văn của mình tác giả nhận thấy cụm từ “giấy tờ khác” đã bị “thừa” vì tất cả các văn bản kết luận của các cơ quan tiến hành tố tụng không dùng đến cụm từ “giấy tờ khác” mà qua công tác điều tra, truy tố, xét xử thì cụm từ “tài liệu” mang hàm ý mở rộng đã bao gồm tất cả các loại giấy tờ của cơ quan, tổ chức.

Vì vậy, theo quan điểm của tác giả cần sửa chữa quy định của pháp luật hiện hành theo hướng sửa loại bỏ cụm từ “giấy tờ khác” hoặc đổi cụm từ “giấy tờ khác” thành cụm từ “giấy tờ giả” (quy định theo hướng mở rộng) tại Điều 341, BLHS

Kết luận Chƣơng 1

Trên cơ sở phân tích đánh giá từ thực tiễn xét xử về hành vi khách quan của tội “làm giả con dấu, tài liệu” của cơ quan tổ chức” theo quy định tại Điều 341,

BLHS năm 2015, tác giả đã phát hiện được những vướng mắc, bất cập trong quá trình vận dụng, áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện điều tra, truy tố, xét xử về tội danh này. Bên cạnh đó việc định tội danh trong các bản án cụ thể so với quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn hạn chế, vướng mắc nhất định. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn có ý kiến đề xuất, kiến nghị, giải pháp để việc vận dụng, áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng được thống nhất, góp phần hồn thiện pháp luật hình sự về tội “làm giả con dấu, tài liệu

CHƢƠNG 2

DẤU HIỆU CHỦ THỂ CỦA TỘI LÀM GIẢ CON DẤU,

Một phần của tài liệu Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo luật hình sự việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)