Thực tiễn áp dụng dấu hiệu chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của

Một phần của tài liệu Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo luật hình sự việt nam (Trang 33 - 45)

- Về hành vi phạm tội: Là làm giả giấy tờ,

tài liệu của cơ quan, tổ chức

- Về hành vi phạm tội: Là giả mạo, làm,

cấp giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức

2.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu chủ thể của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức của cơ quan, tổ chức

Một vấn đề mà tác giả nêu ra và cần làm rõ nữa có liên quan đến việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng thông qua thực tiễn xét xử của các bản án trên thực tế có liên quan đến hành vi tội phạm của “tội làm giả con dấu, tài

liệu của cơ quan, tổ chức” đó là việc tranh chấp tội danh này với tội danh khác cụ

thể là tội “tội giả mạo trong công tác”. Như đã phân tích trong mục 2.1, điểm khác nhau quan trọng nhất giữa hai tội phạm này là dấu hiệu chủ thể của tội phạm, từ đó dẫn đến khách thể bị xâm hại khác nhau và định tội danh khác nhau. Có trường hợp hành vi thực hiện tội phạm là giống nhau nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng kết luận khác nhau: có nơi xử lý về “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”,có nơi xử lý về“tội giả mạo trong công tác. Cụ thể thông qua các bản án

được tác giả nêu sau đây:

Vụ án thứ năm: Bản án số: 46/2018/HS-ST, ngày 07/8/2018 của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

“Ngày 01/01/2016, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn của người lái xe, việc

khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và Thông báo số 551/TB-SYT ngày 26/7/2017, của Sở Y tế tỉnh Tây Ninh quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe có hiệu lực nên Trung tâm y tế huyện C, tỉnh Tây Ninh đã dừng khám sức khỏe của người lái xe ô tô do không đủ điều kiện theo quy định: Khơng có bác sỹ chuyên khoa về tâm thần, thần kinh.

Lê Văn N là Y sỹ, Khoa y tế dự phòng thuộc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017, nhận thấy nhiều người có nhu cầu cần làm giấy khám sức khỏe để bổ sung hồ sơ học lái xe ô tô, nhưng không muốn đến Trung tâm y tế để khám sức khỏe nên N nảy sinh ý định làm giả giấy khám sức khỏe nhằm mục đích thu lợi bất chính. Để thực hiện, N photocopy mẫu giấy khám sức khỏe của Trung tâm y tế huyện Châu Thành làm nhiều bản mang về nhà cất giữ. Sau đó, N nhận thơng tin cá nhân, hình ảnh của những người cần khám sức khỏe rồi trực tiếp điền các thông tin theo mẫu; ghi Kết luận đủ điều kiện sức khỏe, giả chữ ký của các bác sỹ, rồi tự ý lấy các dấu tên: BS.Tống Văn Hẹn, BS.Nguyễn Văn Tuấn; dấu chữ: “TEST THỬ: HEROINEMORPHINE”, “ÂM TÍNH”, “TỔ GIÁM ĐỊNH Y KHOA” và dấu tên “Nguyễn Ngọc Lành” đóng lên mẫu giấy khám sức khỏe. Riêng đối với dấu mộc tròn màu đỏ của Trung tâm y tế huyện Châu Thành, N sử dụng máy vi tính và máy scan có sẵn tại nhà để scan và in lên mẫu giấy khám sức khỏe.

Tính đến ngày bị phát hiện, N đã làm giả 112 giấy khám sức khỏe cho người lái xe ô tô với mỗi giấy có giá tiền từ 70.000 đồng đến 100.000 đồng, thu lợi bất chính từ việc làm giả giấy khám sức khỏe tổng số tiền 9.000.000 đồng. Sau khi bị phát hiện, N đã tiêu hủy các thiết bị, con dấu dùng làm giả giấy khám sức khỏe”14.

Tại Bản cáo trạng số: 39/CT-VKSCT ngày 31/5/2018, VKSND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã truy tố bị cáo Lê Văn N về tội “Làm giả tài liệu của cơ

quan, tổ chức” theo điểm b khoản 2 Điều 341 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại phần nhận định của HĐXX đã thể hiện: Bị cáo Lê Văn N đã làm giả 112 giấy khám sức khỏe cho nhiều người lái xe ô tô nhằm mục đích thu lợi bất chính với tổng số tiền là 9.000.000 đồng. Do đó, có đủ cơ sở kết luận bị cáo Lê Văn N phạm tội

“Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Áp dụng Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày

20/6/2017 của Quốc hội, khi xem xét hành vi phạm tội của các bị cáo thấy rằng, áp

14

Bản án số: 46/2018/HS-ST, ngày 07/8/2018 của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh https://congbo banan.toaan.gov.vn/2ta160230t1cvn/chi-tiet-ban-an (truy cập ngày 20/10/2019)

dụng điểm b khoản 2 Điều 341 BLHS năm 2015 có lợi về hình phạt so với Điều 267 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) nên áp dụng điểm b khoản 2 Điều 341 của BLHS năm 2015 là phù hợp. Qua đó, xử phạt bị cáo Lê Văn N 09 (chín) tháng tù về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”; khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo N.

Tương tự như vụ án thứ Năm, TAND huyện Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu cũng có cách hiểu như TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh sẽ được tác giả trình bày trong vụ án tiếp theo sau đây.

Vụ án thứ sáu: Bản án số 32/2018/HSST ngày 04/10/2018 của TAND huyện

Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

“Bị cáo Nguyễn Hồng Mận vào công tác tại Văn phòng UBND xã Định Thành A, huyện Đông Hải, tinh Bạc Liêu từ năm 2006 dưới hình thức hợp đồng lao động, đến năm 2011 có quyết định phân cơng làm Cán bộ tư pháp với nhiệm vụ lập các tài liệu, giấy tờ liên quan đến Tư pháp - Hộ tịch. Năm 2015 bị cáo Mận thi rớt kỳ thi tuyển công chức cấp xã, do đó ngày 28/6/2016 UBND huyện Đông Hải ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bị cáo Mận. Ngàv 01/7/2016 Chủ tịch UBND xã Định Thành A ký hợp đồng lao động ngắn hạn với bị cáo làm cơng tác chính sách - chi trả, đồng thời phân công bị cáo hướng dẫn chị Nguyễn Ngọc Dung làm quen với công việc cán bộ tư pháp của xã, thời gian từ ngày 01/7/2016 đến ngày 31/12/2016.

Khoảng tháng 8/2016 ơng Nguyễn Thanh Út có nhờ ơng Trần Văn Phúc (là anh vợ của ông Út) đi làm giúp giấy khai sinh cho con trai là Nguyễn Nhật Hào, sinh ngày 15/8/2016 để bổ sung thủ tục mổ tim bẩm sinh. Ngày 29/8/2016 ông Phúc đến gặp bị cáo nhờ giúp và bị cáo đồng ý. Khoảng 16 giờ cùng ngày, bị cáo sử dụng phần mềm quản lý hộ tịch của UBND xã Định Thành A soạn thảo giấy khai sinh và lấy sổ thứ tự là 132, ngày 29/8/2016 nhưng không ghi vào sổ theo dõi, sau đó bị cáo ký giả vào giấy khai sinh chữ ký của ông Huỳnh Duy Khương (Phó Chủ tịch UBND xã) và dùng dấu tên của ông Khương và dấu của UBND xã Định Thành A đóng vào. Sau khi làm xong giấy khai sinh bị cáo giao cho ông Phúc và ông Phúc bồi dưỡng cho bị cáo số tiền 300.000 đồng.

Ngày 21/6/2017 ông Phan Văn Sơn đến UBND xã Định Thành A làm thủ tục nhập hộ khẩu cho cháu Nguyễn Nhật Hào vào hộ khẩu của ơng Nguyễn Thanh Út thì bị phát hiện giấy khai sinh số 132, đăng ký ngày 29/8/2016 mang tên Nguyễn

Nhật Hào có dấu hiệu giả mạo nên bị thu giữ và điều tra phát hiện hành vi của bị cáo Nguyễn Hồng Mận”15.

Tại bản cáo trạng số 22/CT-VKS - ĐH ngày 14/5/2018 của VKSND huyện Đông Hải truy tố bị cáo Mận về tội “Giả mạo trong công tác” theo quy định tại

điểm c khoản 1 Điều 284 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Tuy nhiên, tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm, hành vi của bị cáo đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ

chức” theo quy định tại khoản 1 Điều 267 BLHS năm 1999, tuy nhiên, vào thời

điểm xét xử BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật. Tại Điều 341 BLHS năm 2015 quy định tội “Làm già con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” có mức hình phạt nhẹ hơn Điều 267 BLHS năm 1999. Căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14, ngày 20/6/2017 của Quổc hội về việc thi hành BLHS số 100/2015/QH13, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017, áp dụng quy tắc có lợi cho bị cáo nên cần áp dụng Điều 341 BLHS năm 2015 xét xử bị cáo.

Tại phần nhận định của HĐXX đã thể hiện: Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm như trên là có căn cứ, qua đó, xử phạt bị cáo Nguyễn Hồng Mận 09 tháng tù cho hưởng án treo.

Như vậy cả hai nội dung vụ án nêu trên về bản chất của hành vi thực hiện tội phạm là cơ bản giống nhau, các bị cáo đều lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí việc làm được giao hoặc vì động cơ cá nhân khác để thực hiện hành vi phạm tội và bị các cơ quan tiến hành tố tụng xử phạt về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan

tổ chức”.

Tại vụ án thứ Sáu, chính cơ quan tiến hành tố tụng là VKSND đã có sự mâu thuẫn tranh chấp tội danh đối với hành vi khách quan của tội phạm đó là ban đầu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giả mạo trong cơng tác” , tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã quyết định thay đổi tội danh đó là tội “Làm giả con dấu, tài liệu cùa cơ

quan, tổ chức” và Tòa án cũng thống nhất với quan điểm thay đổi tội danh này.

Theo quan điểm của tác giả, hành vi khách quan tội phạm của hai bản án nêu trên việc định tội danh về tội “Làm giả con dấu, tài liệu cùa cơ quan, tổ chức” là chưa thật sự chính xác. Với hành vi khách quan tội phạm nêu trên đã thỏa mãn các yêu tố cấu thành tội “giả mạo trong công tác” theo quy định tại Điều 359 BLHS

năm 2015.

15

Theo quy định tại khoản 1 Điều 359 về tội “giả mạo trong công tác” quy định:“Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền

hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn”.

Thơng qua hành vi khách quan của tội phạm, bị cáo cố tình lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để “Làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có

chức vụ, quyền hạn” cụ thể: Ở vụ án thứ năm bị cáo đã lợi dung mình là Y sĩ và đang làm việc tại Trung tâm Y tế của huyện Châu Thành, từ có mới thực hiện được hành vi phạm tội là photocopy mẫu giấy khám sức khỏe của Trung tâm y tế huyện làm nhiều bản mang về nhà cất giữ, sau đó tự ý giả chữ ký của bác sỹ rồi lấy các dấu tên bác sỹ; dấu chữ: “TEST THỬ: HEROINEMORPHINE”, “ÂM TÍNH”, “TỔ

GIÁM ĐỊNH Y KHOA…để đóng vào mẫu giấy khám sức khỏe…

Đối với vụ án thứ sáu bị cáo Nguyễn Hồng Mận đã lợi dung mình được phân cơng hướng dẫn chị Nguyễn Ngọc Dung làm quen với công việc cán bộ tư pháp của xã từ đó đã lợi dụng nhiệm vụ được giao để thực hiện hành vi phạm tội là soạn thảo giấy khai sinh trên máy tính của cơ quan và tự lấy số thứ tự không ghi vào sổ theo dõi, đồng thời, tự giả chữ ký và lấy dấu tên, dấu cơ quan thật đóng vào giấy khai sinh giả mạo. Đây là những yếu tố đặc trưng về mặt khách quan của tội “giả mạo

trong cơng tác” đó là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” được giao để thực hiện hành

vi phạm tội. Nếu các bị báo không được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định thì không thực hiện được hành vi tội phạm như trên.

Do trên thực tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền nên các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương đã đưa ra nhiều quan điểm, nhận định khác nhau và có phần chủ quan, không thống nhất dẫn đến tình trạng án có tranh chấp tội danh hoặc kết luận tội phạm khơng chính xác.

Để phân tích rõ hơn nội dung vừa trình bày, tác giả xin nêu cụ thể vụ án tiếp theo sau đây về hành vi, tình tiết vụ việc hồn tồn giống với nội dung được thể hiện ở bản án năm và thứ sáu nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã nhận định và kết luận với tội danh hồn tồn khác đó là “tội giả mạo trong công tác”.

Vụ án thứ bảy: Bản án số 04/2019/HS-ST ngày 23/01/2019 của TAND tỉnh

Hưng Yên. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

“Trong quá trình giúp việc các thẩm phán ở TAND huyện A T, Nguyễn Văn P không được phân công nhận đơn xin ly hôn nhưng thấy các đương sự trong vụ án ly

hơn chỉ cần lấy quyết định, trích lục của Tịa án về xã để xin xác nhận tình trạng hơn nhân hoặc chuyển hộ khẩu gia đình nên P nảy sinh ý định làm giả các quyết định, trích lục đó để lấy tiền tiêu cá nhân.

Khoảng cuối tháng 02/2017, chị Phạm Thị T đến TAND huyện A T, tỉnh Hưng Yên để hỏi thủ tục xin ly hôn với chồng là anh Phan Trắc A. Đến nơi, chị T vào phòng làm việc của P để hỏi thủ tục xin ly hôn theo quy định thì được P hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ nộp cho Tịa án gồm: bản chính giấy chứng nhận kết hơn, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh các con chung của hai vợ chồng và phải nộp lệ phí 300.000đ. Khi chị T trình bày muốn làm thủ tục ly hơn nhanh thì P cho biết chi phí là 7.000.000đ (bảy triệu đồng), sau đó chị T về. Khoảng vài ngày sau, chị T cùng chồng là anh Phan Trắc A đến phòng làm việc của P. Tại đây, P hỏi hai vợ chồng chị T có thuận tình ly hơn hay khơng thì cả hai vợ chồng chị T đều trả lời đồng ý thuận tình ly hơn, tự thỏa thuận về nuôi con chung, tài sản chung và án phí. Việc thỏa thuận này được P lập biên bản ghi nhận, đưa cho hai vợ chồng chị T ký tên. Sau đó P tiếp tục hướng dẫn hai vợ chồng chị T ký tên vào các biên bản liên quan đến việc xin ly hôn theo quy định gồm: biên bản giao nhận, biên bản lấy lời khai, biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ, biên bản hịa giải. Tất cả các biên bản này đều khơng ghi nội dung do P giải thích phần nội dung P sẽ hồn thiện sau. Sau đó anh A về, chị T ở lại nộp cho P các giấy tờ mà P đã hướng dẫn trước đó và trình bày với P do hồn cảnh khó khăn nên xin giảm lệ phí xuống còn 5.000.000đ. P đồng ý.

Khoảng một tuần sau, chị T vay của anh Phạm Văn Đ là anh trai của chị T số tiền 5.000.000đ rồi cùng anh Đ đến gặp và đưa toàn bộ số tiền này cho P. Sau khi nhận được tiền, P cất tồn bộ hồ sơ ly hơn của chị T vào tủ hồ sơ mà không báo cáo lãnh đạo cơ quan để làm thủ tục thụ lý, giải quyết theo quy định, số tiền 5.000.000đ P đã sử dụng chi tiêu cá nhân hết.

Ngày 10/4/2017 chị T điện thoại cho P hỏi kết quả xin ly hôn. Lúc này do hồ

Một phần của tài liệu Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức theo luật hình sự việt nam (Trang 33 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)