2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội làm giả con
2.3.2. Kiến nghị hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự
Để nhằm đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật còn tồn tại như hiện nay (tác giả đã nêu và phân tích, đánh giá tại mục 2.2), tác giả đề xuất giải pháp khắc phục như sau:
Một là: Cần có văn bản hướng dẫn khi xét xử vụ án trong thực tiễn các cơ
quan tiến hành tố tụng nên thể hiện được sự thống nhất trong việc định tội danh khi thực hiện kết luận điều tra, truy tố xét xử, đảm bảo tính logic và chính xác với hành vi khách quan mà tội phạm đã thực hiện cụ thể như: Hành vi nào là: “làm giả con
dấu”; “làm giả tài liệu”; “làm giả giấy tờ” của cơ quan, tổ chức hoặc đồng thời
dùng cả ba cụ từ nêu trên trong một bản án cụ thể, nhằm tránh trường hợp như hiện nay chỉ với một hành vi tội phạm cụ thể giống nhau nhưng ở mỗi bản án khác nhau thì lại áp dụng việc định tội danh khác nhau, khơng đảm bảo tính thống nhất chung khi áp dụng pháp luật.
Theo quan điểm của tác giả, thì khi nào có hành vi làm giả con dấu cụ thể như: Tạo ra từ việc khắc, vẽ, giả bằng củ khoai, gỗ…,thì gọi là “làm giả con dấu”
hoặc đồng thời vừa làm giả “con dấu” vừa làm giả ln tài liệu có liên quan thì mới gọi là “làm giả con dấu, tài liệu” của cơ quan, tổ chức.
Trường hợp chỉ làm giả tài liệu như: Giấy phép lái xe, văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…đương nhiên trong tài liệu giả đó phải bao gồm ln có con dấu giả thì chỉ gọi là “làm giả tài liệu” của cơ quan, tổ chức.
Hai là: Cần có văn bản hướng dẫn áp dụng dấu hiệu chủ thể của “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” với các tội danh khác có dấu hiệu khách
quan của hành vi phạm tội gần giống, tương tự nhau đặc biệt là “tội giả mạo trong
công tác” .
Theo tác giả văn bản hướng dẫn theo hướng quy định người nào có “chức vụ,
quyền hạn” (đã được khái niệm theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống
tham nhũng năm 2018) và có quyền hạn nhất định liên quan trực tiếp đến việc làm, cấp con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện hành vi tội phạm là làm, cấp con dấu, giấy tờ giả mà người thực hiện tội phạm đang đảm nhiệm, phụ trách thì phạm tội “tội giả mạo trong công tác”.
Trường hợp người nào có “chức vụ, quyền hạn” (theo quy định như trên) và khơng có quyền hạn nhất định liên quan trực tiếp đến việc làm, cấp con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức mà chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng và thực hiện hành vi tội phạm làm, cấp con dấu, giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức mà người có “chức vụ, quyền hạn đó” đang cơng tác hoặc của một cơ quan, tổ chức bất kỳ thì phạm tội “làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Lý do: Nhằm giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt rõ về chủ thể
và hành vi khách quan liên quan đến việc định tội danh của tội “tội giả mạo trong
Kết luận Chƣơng 2
Tiếp tục trên cơ sở phân tích đánh giá từ thực tiễn xét xử về hành vi khách quan của tội “làm giả con dấu, tài liệu” của cơ quan tổ chức” theo quy định tại Điều 341, BLHS năm 2015, tác giả đã phát hiện được những vướng mắc, bất cập trong quá trình vận dụng, áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá t nh thực hiện điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến yếu tố cấu thành tội phạm về “mặt chủ thể” của tội danh này. Từ đó, tác giả đề ra giải pháp để các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng, áp dụng pháp luật được thống nhất, xác định chính xác, đúng quy định của pháp luật hình sự đối với các loại tội phạm nói chung, “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nói riêng”, đảm bảo các hành vi tội phạm phải được xét xử kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm, phân tích, tổng hợp…tác giả đã xây dựng được một cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến tội: “làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Luật Hình sự Việt Nam”. Qua đó, tác giả đã
phân tích, làm rõ thêm các quy định của pháp luật hiện hành, nêu ra những vướng mắc, bất cập theo quy định của pháp luật cũng như quá trình điều tra, truy tố, xét xử qua các bản án thực tế, đặc biệt là hệ thống cơ quan Tịa án, từ đó tác giả đã đề xuất, kiến nghị những giải pháp trên cơ sở nghiên cứu khoa học nhằm góp phần cho hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Bên cạnh đó, một mục tiêu quan trọng nữa mà tác giả muốn hướng đến là góp phần quan trọng vào cơng tác đấu đấu tranh, phịng ngừa tội phạm thơng qua việc các hành vi tội phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đảm bảo cơng bằng, khơng cịn tình trạng với một hành vi thực hiện tội phạm giống nhau nhưng lại chịu sự chế tài khác nhau vừa khơng mang tính thống nhất của pháp luật vừa khơng đảm bảo đúng bản chất là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước ta hướng đến.
Những kết quả đạt được trong cơng trình nghiên cứu khoa học này cho thấy có sự nỗ lực, cố gắng của tác giả, sự giúp đỡ nghiêm túc, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, hiệu quả của các Thầy, Cô của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tiến sĩ Vũ Thị Thúy đã góp phần cơng sức rất lớn cho tác giả hoàn thành xong Luận văn Thạc sĩ với đề tài nghiên cứu là tội: “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo luật hình sự Việt Nam”.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện một cơng trình nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó với điều kiện nghiên cứu và khả năng nhận thức của tác giả cịn trong khn khổ hạn chế nhất định, nên không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cơ, các nhà khoa học, các diễn giả và các bạn có quan tâm đến đề tài này để tác giả được trao dồi, nâng cao nhận thức cho bản thân nhằm tiếp tục được thực hiện và góp một phần đóng góp nhỏ bé vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật “nước nhà” ngày càng hồn thiện. Đồng thời, cơng trình nghiên cứu khoa học này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như q trình thực hiện cơng tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến tội “làm giả con dấu,
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Hình sự (Bộ luật số 15/1999/QH10) ngày 21/12/1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (Luật số 37/2009/QH12) ngày 19/6/2009 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3. Bộ luật Hình sự (Bộ luật số100/2015/QH13) ngày 27/11/2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Luật số 12/2017/QH14) ngày 20/6/2017 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 5. Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
6. Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 02/06/2017 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
7. Công văn số 212/TANDTC-PT, ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân Tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử;
B. Tài liệu tham khảo
8. Hoàng Văn Bắc (2015), Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức trong
Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ),
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Quốc gia Hà Nội;
9. Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng (Chủ biên), Giáo trình Bình luận khoa học
BLHS 2015, (sửa đổi, bổ sung năm 2017); NXB thế giới;
10. Nguyễn Ngọc Hịa (Chủ biên), Giáo trình Bình luận khoa học BLHS năm 2015, (được sửa đổi, bổ sung năm 2017); NXB Tư pháp;
11. Nguyễn Đức Mai (Chủ biên), Giáo trình Bình luận khoa học BLHS hiện hành, NXB Chính trị Quốc gia sự thật;
12. Vũ Thị Thúy (2017), “một số vấn đề về các tội phạm được quy định tại các Điều 339, 340,341 Bộ luật hình sự năm 2015”, Hội thảo cấp trường về “góp ý dự thảo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015”, do Khoa Luật
- Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày / /năm 2017 tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;
13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc Hòa, chủ biên;
14. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Cơng an nhân dân;
15. Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Hình sự Việt
Nam, Trần Thị Quang Vinh (chủ biên), NXB Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam;
16. Trần Thị Quang Vinh (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm, Tp. Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam;
17. Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học xã hội;
Tài liệu từ Internet
18. http://kiemsat.vn; 19. http://vietnammoi.vn; 20. http://tailieu.vn; 21. http://banan.thuvienphapluat.vn; 22. https://congbobanan.toaan.gov.vn/; 23. http://luatsuadong.vn/chi-tiet-tin/2750-dung-giay-to-gia-lua-dao-xu-may-toi.html (truy cập lúc 11h15, ngày 12/10/2019 chủ nhật) xử mấy tội;
24. https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/tai-chinh-nha-nuoc/nguoi- co-chuc-vu-quyen-han-la-ai-275925 (truy cập lúc 10h15, ngày 02/02/2020 chủ nhật); 25. Hồng Đình Dun, (2019), “Vướng mắc về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ
chức và tội sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”, nguồn: https://tapchi toaan.vn/bai-viet/xet-xu/vuong-mac-ve-toi-lam-gia-tai-lieu-cua-co-quan-to-chuc- toi-su-dung-con-dau-tai-lieu-cua-co-quan-to-chuc-va-toi-su-dung-con-dau-tai- lieu-cua-co-quan-to-chuc (truy cập ngày 25/11/2019);
26. Lê Thanh Loan, “Vướng mắc trong việc xử lư đối với hành vi sử dụng tài liệu, giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức”, nguồn: http://vksquangngai.gov.vn/index.php/vi /news/Trao-doi-phap-luat/Vuong-mac-trong-viec-xu-ly-doi-voi-hanh-vi-su-dung- tai-lieu-giay-to-gia-cua-co-quan-to-chuc-2067/ (truy cập 15/12/2019);
27. Châu Thanh, “giải đáp vướng mắc trong xét xử các vụ án hình sự”, nguồn:https:// thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/25318/tandtc-giai- dap-vuong-mac-trong-xet-xu-cac-vu-an-hinh-su (truy cập 18/12/2019).
PHỤ LỤC Bản án có liên quan
1. Bản án hình sự sơ thẩm số 14/2019/HS-ST ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
2. Bản án số 26/2018/HSST ngày 20/4/2018 của TAND thị xã Tân Uyên (TU), tỉnh Bình Dương (BD).
3. Bản án số 128/2010/HSST ngày 11/5/2010 của TAND thành phố Hồ Chí Minh.
4. Bản án số 186/2010/HSST ngày 21/7/2010 của TAND thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bản án số: 46/2018/HS-ST, ngày 07/8/2018 của TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
6. Bản án số 32/2018/HSST ngày 04/10/2018 của TAND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
7. Bản án số 04/2019/HS-ST ngày 23/01/2019 của TAND tỉnh Hưng Yên. 8. Bản án số 01/2019/HS-ST ngày 22/01/2019 của TAND thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
9. Bản án số 17/2015/HSST ngày 22/6/2015 của TAND huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.