Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ việt nam (Trang 36 - 39)

25 Báo Người Lao động, Phạt 5 người Trung Quốc hành nghề trái phép, ngày 24/4/2015 tại website:

2.3.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam

phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam

2.3.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian do pháp luật quy định trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính29. Với cách hiểu đó thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là khoảng thời gian do pháp luật quy định trong đó

29 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học,

chính đối với người nước ngồi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cư trú. Trước đây, Điều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định: “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một

năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện”. Tuy nhiên, đối với các vi

phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì cũng rất khó khăn trong việc xác định chính xác và thống nhất “ngày vi phạm hành chính được thực hiện” là mốc thời gian nào để từ đó tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Đơn cử, tháng 9 năm 2011, ông Sun Chum Bun (quốc tịch Campuchia) đã vượt biên trái phép từ Campuchia đến Việt Nam. Sau đó, ngày 30/9/2011, ơng đến cư trú tại trại cưa Như Phát trên đường Ấp Bắc, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ngày 25/10/2011, ông Sun Chum Bun bị lực lượng công an thành phố Mỹ Tho phát hiện hành vi vi phạm “cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền” (điểm d khoản 6 Điều 20 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày

12/07/2010)30. Tuy nhiên, khi xử phạt ông Sun Chum Bun, cơ quan công an tỉnh Tiền Giang gặp một số vấn đề còn nhiều quan điểm trái chiều. Vấn đề gây tranh cãi ở đây là “ngày vi phạm hành chính được thực hiện” là ngày bắt đầu xảy ra vi phạm hành chính (ngày 30/9/2011) hay là ngày người có thẩm quyền phát hiện ra vi phạm đó (25/10/2011)31. Do đó, có ý kiến cho rằng cần phải có sự phân biệt cụ thể: đối với vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài mà hành vi vi phạm trong mặt khách quan là hành vi kéo dài, liên tục thì “ngày vi phạm hành chính được thực

hiện” là ngày người có thẩm quyền phát hiện ra vi phạm đó, khơng kể vi phạm đó

được thực hiện bắt đầu từ khi nào32. Đối với loại vi phạm này nếu khi phát hiện ra nó đã chấm dứt trên thực tế thì “ngày vi phạm hành chính được thực hiện” được

tính là ngày người nước ngoài vi phạm đã thực sự chấm dứt hành vi vi phạm của mình. Đối với các vi phạm hành chính khác về cư trú thì “ngày vi phạm hành chính

được thực hiện” được xác định là ngày xảy ra vi phạm đó33.

Khắc phục nhược điểm này, điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của

30 Tương ứng với điểm d khoản 6 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Hiện nay, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã thay thế cho Nghị định số 73/2010/NĐ-CP. 167/2013/NĐ-CP đã thay thế cho Nghị định số 73/2010/NĐ-CP.

31 Công văn số 1515/CV-CA ngày 16/11/2011 của Công an tỉnh Tiền Giang trao đổi ý kiến với Sở Tư pháp

tỉnh Tiền Giang về một số vướng mắc trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính.

32 Nguyễn Văn Quang (2001), “Bàn về vấn đề thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính”, Luật

học, số 6, tr. 51.

33 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Nguyễn Minh Hương chủ biên, Giáo trình Luật Hành chính Việt

phạm hành chính được tính như sau:

- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm”.

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã thành cơng khi có sự giải thích rõ ràng về cách tính thời hiệu đối với những vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam có tính chất khác nhau như vi phạm hành chính có tính chất kéo dài, liên tục (như hành vi không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam) hay vi phạm hành chính kết thúc ngay (như hành vi khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam). Tuy nhiên, trên thực tế, với quy định này thì trong nhiều trường hợp cũng khó có thể xác định chính xác về thời hiệu đối với tất cả các vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi bởi có những tình huống cơ quan có thẩm quyền khơng thể xác định thời điểm tính thời hiệu là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hay thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trước đây, Điều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định: “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm (hoặc hai năm), kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Trong thời hạn được quy định nêu trên mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm thì khơng áp dụng thời hiệu quy định như trên; thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính

mới”.

Khác với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã bỏ quy định về tính lại thời hiệu trong trường hợp người nước ngoài lại thực hiện vi phạm hành chính mới về cư trú tại Việt Nam mà chỉ quy định tính lại trong trường hợp người nước ngồi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Quy định này có những tiến bộ nhất định, giúp khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) về cách tính thời hiệu khơng có lợi cho người vi phạm trong trường hợp họ thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực đã vi

2.3.2. Những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện

Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam cịn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, thiếu quy định tính lại thời hiệu trong trường hợp người nước ngoài thực hiện vi phạm hành chính mới về cư trú.

Như đã trình bày, Điều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định: “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm (hoặc hai năm), kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Trong thời hạn được quy định nêu trên mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm thì khơng áp dụng thời hiệu quy định như trên; thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm

hành chính mới”.

Điểm d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định

“Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà người nước ngồi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt”. Đây là quy định hợp lý nhằm ngăn chặn người nước ngoài lợi dụng giới

hạn về thời hiệu xử phạt để trốn tránh việc xử phạt. Tuy nhiên, so với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) thì Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 lại hạn chế ở chỗ đã bỏ đi quy định về tính lại thời hiệu trong trường hợp người nước ngồi lại thực hiện vi phạm hành chính mới về cư trú. Đây là quy định chưa thực sự hợp lý và gây ra sự khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Do đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cần bổ sung quy định tính lại thời hiệu trong trường hợp người nước ngồi lại thực hiện vi phạm hành chính mới về cư trú như Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) trước đây để làm cơ sở cho việc xử phạt các vi phạm hành chính mới về cư trú, hạn chế tình trạng lợi dụng thời hiệu để trốn tránh việc xử phạt.

Thứ hai, liên quan đến thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người

nước ngồi vi phạm hành chính về cư trú do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ việt nam (Trang 36 - 39)