Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ việt nam (Trang 30 - 36)

25 Báo Người Lao động, Phạt 5 người Trung Quốc hành nghề trái phép, ngày 24/4/2015 tại website:

2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với ngƣời nƣớc ngoài vi phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam

vi phạm quy định về cƣ trú trên lãnh thổ Việt Nam

2.2.1. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện

Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề quan trọng vì nếu khơng phân định rõ thẩm quyền sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong công tác xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng này nên Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định rất rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là một loại vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; do vậy, chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an tồn xã hội cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chủ thể được quy định tại chương 3 Nghị định số 167/2013/NĐ- CP. Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thuộc về các chủ thể sau đây: Công an nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

26 Báo cáo số 1905/BC-A72-P1 về tình hình quản lý xuất nhập cảnh, cư trú người nước ngoài tại việt Nam

Các chức danh của Cơng an nhân dân đều có quyền áp dụng các hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là cảnh cáo và phạt tiền. Tuy nhiên, thẩm quyền đối với các mức tiền phạt phụ thuộc vào phân cấp thẩm quyền của từng chủ thể. Ngồi ra, một số chức danh của Cơng an nhân dân cũng có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Cụ thể, Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:

Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành cơng vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến đến 400.000 đồng (điểm b khoản 1).

Trạm trưởng, Đội trưởng, Thủy đội trưởng Cảnh sát đường thủy có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.200.000 đồng (điểm b khoản 2).

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Cơng an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q 2.000.000 đồng (điểm b khoản 3).

Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy, Thủy đồn trưởng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phịng Cơng an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phịng Cảnh sát giao thơng đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thơng, Trưởng phịng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sơng, Trưởng phịng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phịng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 8.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 8.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc thu

trú hoặc dấu kiểm chứng; buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật (khoản 4).

Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt q 20.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng; buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật. Ngoài ra, Giám đốc Cơng an cấp tỉnh cịn có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất (khoản 5).

Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, truyền thông, Cục trưởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phịng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 40.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng; buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật (khoản 6).

Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất (khoản 7).

* Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định đầy đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh. Trong lĩnh vực cư trú, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đều có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, phạm vi thẩm quyền ở mỗi cấp là khác nhau.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 4.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng

quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đối với các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nói chung nhưng đối với các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khơng có thẩm quyền áp dụng (khoản 1 Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá 20.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính về cư trú của người ngồi bao gồm: buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng; buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật (khoản 2 Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 40.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính về cư trú của người ngồi bao gồm: buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng; buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật (khoản 3 Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Ngồi ra, để tránh tình trạng bỏ lọt vi phạm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam thì bên cạnh hai nhóm chủ thể có thẩm quyền xử phạt chính là Cơng an nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Nghị định số 167/2013/NĐ-CP còn quy định các lực lượng: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý (Điều 68 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

2.2.2. Những vướng mắc, bất cập, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện

Mặc dù Nghị định số 167/2013/NĐ-CP đã quy định khá cụ thể thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyền xử phạt trong thực tế, tuy nhiên các quy định pháp luật hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập dẫn đến nhiều khó khăn khi xác định thẩm quyền xử phạt trong thực tế.

Một là, quy định chưa đầy đủ thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

người nước ngoài thể hiện qua thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, bên cạnh thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt, điểm d khoản 1 Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định chủ thể này có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 gồm: Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có giấy phép hoặc xây dựng khơng đúng với giấy phép; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường, lây lan dịch bệnh; Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và mơi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

Trong khi đó, theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ- CP, đối với vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: (i) buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng; (ii) buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật. Đối chiếu với quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì các biện pháp khắc phục hậu quả này không thuộc các biện pháp phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28. Như vậy, có thể thấy rằng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mặc dù có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhưng trong lĩnh vực cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì chủ thể này lại khơng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi khơng chỉ ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước mà còn gây ra những hậu quả nhất định đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt để răn đe người nước ngồi vi phạm hành chính, pháp luật còn áp dụng các biện pháp nhất định nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Vấn đề này đã được cụ thể hóa thành một trong những nguyên tắc của việc xử phạt vi phạm hành chính là “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện,

ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành

chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”27. Do đó, việc bỏ qua thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam đối với Chủ tịch Ủy ban

27

đây là một trong những chủ thể thường xuyên xử phạt các vi phạm hành chính này. Vì thế, theo tác giả cần bổ sung thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để góp phần tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: “d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định

tại các Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và điểm d

khoản 3 Điều 3 Nghị định này”28

.

Hai là, thiếu các quy định về phân định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về cư trú.

Mặc dù đã có quy định về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi tại Điều 70 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP nhưng các quy định này vẫn chưa đầy đủ dẫn đến nhiều trường hợp trong thực tiễn việc xác định thẩm quyền xử phạt gặp nhiều khó khăn. Điều 70 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP chỉ quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú tại Điều 17 của những người có thẩm quyền là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Bên cạnh đó, quy định này xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngồi của các lực lượng thuộc Cơng an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 66 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý. Trong khi đó, so với các quy định về phân định thẩm quyền xử phạt tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì các quy định tại Điều 70 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP vẫn chưa đầy đủ khi thiếu các quy định rất quan trọng để phân định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp vi phạm hành chính về cư trú của người nước ngoài thuộc thẩm quyền

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài vi phạm quy định về cư trú trên lãnh thổ việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)