Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (từ thực tiễn tỉnh tây ninh) (Trang 58 - 64)

2.3. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng

2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Nhìn chung lại, cơng tác xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại tỉnh Tây Ninh vẫn còn những hạn chế và gặp phải những khó khăn vướng mắc chủ yếu sau:

a. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an tồn giao thơng chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế phát sinh.

Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2001 về lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng chưa được điều chỉnh bằng

một đạo luật riêng có giá trị pháp lý cao mà chỉ có văn bản như nghị định, quy tắc, điều lệ, thông tư, chỉ thị... nên giá trị pháp lý thấp, hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ chưa cao.

Trong các văn bản đó chưa thể hiện được các biện pháp mạnh mẽ trong phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm trật tự an tồn giao thơng một cách triệt để, chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an tồn giao thơng. Trong quy định về xử lý VPHC thì một số hành vi chưa được thể hiện rõ nên chưa cụ thể hóa hình thức xử lý phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm.

Trong vấn đề xử lý va chạm giao thông, văn bản pháp luật cũng chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ những vấn đề thiệt hại về người và tài sản, do vậy việc xử lý bằng hình sự đối với hành vi này gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay tai nạn giao thông phần lớn được xử lý bằng hành chính và dân sự nên việc bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực này là rất nhiều.

Quy định chỉ dừng phương tiện khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thơng đường bộ theo Quy trình tuần tra kiểm sốt hiện hành (khoản 2 Mục V Thông tư số 27/2009/TT-BCA(C11) ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm sốt của Cảnh sát giao thơng đường bộ) cũng hạn chế đến hiệu quả tuần tra kiểm sốt giao thơng. Trên thực tế đối với nhiều lỗi vi phạm nguy hiểm như lái xe khơng có giấy phép lái xe, xe chở hàng cấm lưu thông, lái xe sử dụng ma túy, lái xe uống rượu bia... thì Cảnh sát giao thơng khơng thể phát hiện để xử lý nếu không dừng phương tiện để kiểm tra. Đây là vướng mắc cần tháo gỡ, cần sửa đổi quy trình tuần tra kiểm sốt cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở gắn trách nhiệm cá nhân của cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ nếu vi phạm quy trình cơng tác, có tiêu cực sẽ bị xử lý nghiêm.

b. Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng cịn buông lỏng.

Công tác quản lý nhà nước về trật tự an tồn giao thơng được tỉnh quan tâm, song chưa đáp ứng được yêu cầu do chủ trương thiếu đồng bộ, nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh chưa đáp ứng kịp thời, dự án nâng cấp sửa chữa một số tuyến đường trọng điểm của tỉnh rất chậm, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa. Cho đến nay hoạt động quản lý nhà nước về hành lang an tồn giao thơng đường bộ, giao thông đô thị, về quản lý chất lượng đào tạo đội ngũ lái xe, nhất là lái xe khách, còn nhiều vấn đề cần khắc phục; về cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ; vấn đề cơng tác tuần tra kiểm sốt giao thông; công tác điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông ... vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, xử lý thiếu tính kiên quyết. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử lý VPHC còn nhiều vướng mắc, thiếu nhiều quy định.

Để nâng cao hiệu quả công tác nhằm đáp ứng yêu cầu công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khắc phục mâu thuẩn giữa lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và yêu cầu thực tiễn của sự tăng nhanh số người chết do tai nạn giao thông gây ra, trong những năm qua Ban thường vụ Đảng ủy Công an, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã mạnh dạn luân chuyển số cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông đang theo học các lớp đại học hệ vừa học vừa làm, luân chuyển số cán bộ chiến sỹ có dư luận tiêu cực, số cán bộ chiến sỹ có hiệu quả cơng tác thấp ra khỏi lực lượng Cảnh sát giao thông, bổ sung lực lượng mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt đề ra.

c. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thơng đường bộ trên địa bàn Tây Ninh cịn những hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Đây là một lĩnh vực mang tính xã hội cao, đối tượng tham gia giao thông đa dạng về thành phần, lứa tuổi, trình độ văn hóa. Cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giao dục pháp luật về giao thông đường bộ chưa sâu và chưa thường xuyên, nội dung hình thức tuyên truyền chưa thật sự phù hợp với từng

địa bàn, từng đối tượng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Việc tổ chức triển khai dạy luật tại các trường học cịn chậm, nhiều thơng tin trên các phương tiện thông tin địa chúng chưa được chọn lọc, kiểm chứng nên nhiều tin chưa chính xác, thời gian đưa tin chưa phù hợp với đối tượng là công chức, học sinh, sinh viên, nông dân.

Những hạn chế này, theo chúng tôi, là do:

Công tác tuyên truyền chỉ tập trung chủ yếu ở các ban ngành, chưa có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội. Tại nhiều huyện việc tuyên truyền chủ yếu do Cảnh sát giao thông đảm trách, số tuyên truyền viên tuy đã được tập huấn nhưng không phát huy hiệu quả do đặc điểm chuyên môn không phù hợp, từ đó khơng phát huy sức mạnh tổng hợp từ các Ban, Ngành đồn thể tại địa bàn cơ sở. Cơng tác tun truyền chỉ mới đạt yêu cầu về diện, thiếu về chiều sâu, cịn mang tính hình thức, chưa phù hợp với từng đối tượng nên chất lượng hiệu quả cịn hạn chế. Bên cạnh đó qua nghiên cứu đối tượng vi phạm trật tự an tồn giao thơng và đối tượng gây tai nạn giao thông hiện nay (thường ở lứa tuổi từ 22 đến 55), khi mời dự nghe tuyên truyền luật giao thông đường bộ tại các địa bàn dân cư thì các đối tượng này khơng tham gia mà chỉ có trẻ em và người cao tuổi tham gia. Ở địa phương chưa có chế tài gì đối với những trường hợp mời mà họ khơng đi. Vì vậy, việc tun truyền hiện nay đa phần là không đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, do Tây Ninh là tỉnh biên giới nên trình độ dân trí cịn thấp, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an tồn giao thơng vẫn cịn hạn chế, chưa tự giác, tình trạng vi phạm trật tự an tồn giao thơng cịn phổ biến, thường xuyên. Một số người vi phạm do không hiểu biết quy tắc tham gia giao thông những quy định cơ bản của Luật Giao thơng đường bộ. Tuy nhiên, cũng có khơng ít người có hiểu biết nhưng chấp hành kém, cố tình vi phạm các quy định về trật tự an tồn giao thơng.

d. Lực lượng Cảnh sát giao thông thiếu, có người năng lực hạn chế và cịn có hiện tượng tiêu cực.

Theo thống kê quân số của Phịng Cảnh sát giao thơng Cơng an tỉnh Tây Ninh cho biết, hiện tồn tỉnh chỉ có 203 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông vừa làm nhiệm vụ tuần tra kiểm sốt giao thơng, vừa làm nhiệm vụ xử lý VPHC, va chạm giao thơng. Bình qn 01 đồng chí Cảnh sát giao thơng phải đảm nhận việc tuần tra kiểm sốt 15 km đường bộ, do đó khơng thể kiểm sốt hết tuyến tuần tra, đối phó với tình hình vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ xảy ra phổ biến và ngày càng tăng, nhất là hiện tượng xe chở quá tải trọng, cò mồi, canh đường, ... Cơng tác tuần tra kiểm sốt và xử lý vi phạm pháp luật về giao thơng đường bộ cịn nhiều hạn chế, chưa xử lý kịp thời các vi phạm như điều khiển xe không giấy phép lái xe, chở quá khổ, quá tải, đi khơng đúng phần đường, xâm phạm các cơng trình giao thơng. Có hiện tượng tiêu cực của lực lượng Cảnh sát giao thông trong vấn đề không xử lý hoặc xử lý khơng đúng hình thức xử phạt, mức phạt tiền, áp dụng khơng nghiêm túc hình thức phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe đối với hành vi cố ý vi phạm hoặc các lỗi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông; không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra như buộc hạ tải, xuống khách, thay đổi kiểu dáng, tổng thành khung... Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó cần bổ sung ngay biên chế cảnh sát giao thông cho đủ đảm bảo cho việc phát hiện kịp thời và xử lý mọi vi phạm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Trong việc thi hành quyết định xử lý VPHC, thì phần lớn quyết định phạt tiền đã được thi hành do người vi phạm tự nguyện nộp phạt. Nhưng hiện nay tại bộ phận xử lý vi phạm giao thông của Công an các huyện, thị và phịng Cảnh sát giao thơng cịn tồn rất nhiều (con số thống kê khơng chính thức trên 6 ngàn trường hợp vi phạm). Đây là những trường hợp đã ra quyết định nhưng người vi phạm không chấp hành quyết định xử lý, có trường hợp đã hết thời hiệu xử lý, có trường hợp chưa hết thời hiệu, trên thực tế chưa tổ chức cưỡng chế một trường hợp nào do không chấp hành quyết định xử lý.

Đối với hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả chưa có con số thống kê tình hình thi hành quyết định.

Một nội dung quan trọng khác có liên quan là thời gian gần đây, tình hình khiếu nại quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông diễn biến phức tạp, đã xảy ra 06 vụ khiếu nại và một số vụ khởi kiện ra Tịa hành chính. Nhìn chung kết quả cuối cùng thì việc xử lý của Cảnh sát giao thông cơ bản là đúng, nhưng vẫn cịn có những thiếu sót do ngun nhân chủ quan, tuy khơng lớn, nhưng làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Cảnh sát giao thơng. Thiếu sót phổ biến là: việc xác lập biên bản VPHC, trích dẫn hành vi khơng đúng theo hành vi quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP; không cân xe nhưng xác định xe chở hàng quá tải; các trường hợp người vi phạm không chấp nhận lỗi của mình vi phạm như vượt trong trường hợp khơng được phép vượt nhưng biên bản được xác lập thiếu chử ký của người chứng kiến, ...

đ. Hoạt động tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xử lý.

Thực hiện các Nghị định của Chính phủ quy định xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và hiện đang thực hiện Nghị định số 34/2010/NĐ- CP, thời gian qua lực lượng Cảnh sát giao thông đã phát huy được vai trị chủ cơng của mình trong nhiệm vụ đảm bảo trật tự an tồn giao thơng trên địa bàn.

Tuy nhiên, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông; tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Trong cơng tác tuần tra kiểm sốt giao thơng, xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thơng cịn gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác như: Vấn đề tạm giữ phương tiện phải có quyết định tạm giữ giao cho người vi phạm; việc hạ tải đối với xe chở quá tải người vi phạm phản ứng rất gay gắt thậm chí có lời lẽ xúc phạm, lăng mạ Cảnh sát giao thông; việc quy định chỉ dừng phương tiện kiểm tra khi có vi phạm, ...

Bên cạnh đó, cơng tác điều tra, truy tố những người vi phạm gây tai nạn giao thông hậu quả nghiêm trọng chưa cao. Trên thực tế thường chỉ truy tố khi có hậu quả chết người xảy ra hoặc khi có đơn thư người nhà nạn nhân yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật và yêu cầu cơ quan Cảnh sát điều tra truy tố trước pháp luật. Đối với những vụ tai nạn giao thông bỏ chạy hầu hết không truy nguyên được đối tượng. Công tác thu lượm dấu vết tại hiện trường còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc xử lý các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng chỉ được xử lý bằng biện pháp hành chính là thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thuốc men, viện phí và khoảng phí sửa chửa phương tiện. Người vi phạm lợi dụng kẻ hở của pháp luật, hướng dẫn gia đình bị hại viết đơn từ chối giám định tỷ lệ thương tật và nhận một khoảng tiền đền bồi thường lớn. Do vậy, bỏ lọt tội phạm rất nhiều, tính giáo dục răn đe cịn kém hiệu quả, trật tự pháp luật không được tôn trọng.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (từ thực tiễn tỉnh tây ninh) (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)