Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (từ thực tiễn tỉnh tây ninh) (Trang 64 - 82)

trong lĩnh vực giao thơng đƣờng bộ

2.4.1. Hồn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý về xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thực trạng xử lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với những mặt tích cực, hạn chế, vướng mắc như đã phân tích mà tác giả trực tiếp tham gia, để góp phần hồn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, tác giả xin kiến nghị một số giải pháp sau:

Một là, sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 46 Pháp lệnh Xử lý VPHC về thủ

tục tạm giữ phương tiện VPHC theo hướng không nhất thiết phải có quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, mà chỉ cần trao biên bản tạm giữ cũng đủ cơ sở pháp lý trong việc tam giữ phương tiện, bởi vì:

“Việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.

Người có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC là những người được quy định tại khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh Xử lý VPHC hiện hành”.

Theo quy định trên, người đang thi hành công vụ phải giao quyết định tạm giữ và biên bản tạm giữ phương tiện cho người vi phạm ngay sau khi biên bản VPHC lập xong. Nhưng để có được quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC thì người đang thi hành công phải báo cáo thủ trưởng ra quyết định tạm giữ. Trên thực tế người đang thi hành công vụ chỉ giao cho người vi phạm biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC mà chưa giao quyết định tạm giữ tang vật phương tiện VPHC theo quy định, vì khó thực hiện. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho người đang thi hành công vụ, pháp luật cần quy định cụ thể hơn rằng khơng nhất thiết phải có quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện mà chỉ cần trao biên bản tạm giữ cũng đủ cơ sở pháp lý trong việc tạm giữ phương tiện. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện sẽ được giao sau một ngày hay một khoảng thời gian hợp lý.

Hai là, cần đưa hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép,

chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC có thể là hình thức phạt chính hoặc bổ sung (sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý VPHC).

Quy định như hiện nay hai hình thức phạt bổ sung chỉ được áp dụng cùng với hình thức phạt chính trên thực tế là khơng phù hợp. Nhiều trường hợp, đối tượng vi phạm bỏ chạy nên khơng áp dụng được hình phạt chính, từ đó cũng khơng thể áp dụng hình thức phạt bổ sung, nhất là trong lĩnh vực giao thông đường bộ trường hợp người vi phạm bỏ chạy để lại phương tiện thường xuyên xảy ra. Do đó nếu sửa đổi quy định này sẽ tạo thuận lợi cho người có thẩm quyền trong q trình xử lý vi phạm.

Cần lưu ý rằng Dự thảo Luật xử lý VPHC ngày 15 tháng 3 năm 2011 (khoản 1 Điều 20) cũng theo quan điểm này. Bộ luật VPHC Liên bang Nga cũng quy định tại Điều 3.3 rằng hai biện pháp tương tự là thu hồi có hồn lại và tịch thu công cụ thực hiện VPHC hoặc đồ vật VPHC có thể áp dụng là hình thức phạt chính hoặc bổ sung.

Ba là, sửa đổi khoản 2 Điều 9 Chương II Luật Giao thông đường bộ quy

định xe ơ tơ có trang bị dây an tồn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ơ tơ phải thắt dây an toàn.

Tại điểm m khoản 1 Điều 8 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt:

Người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ơ tơ có trang bị dây an tồn mà khơng thắt dây an toàn khi xe đang chạy; Chở người ngồi ghế phía trước trong xe ơtơ có trang bị dây an tồn mà khơng thắt dây an toàn khi xe đang chạy.

Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ơ tơ nếu có trang bị dây an tồn mà khơng thắt dây an tồn khi xe đang chạy thì được xem là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý. Ngược lại nếu khơng có trang bị dây an toàn mà khơng thắt dây an tồn thì khơng vi phạm và tất nhiên khơng bị xử phạt. Thực tế hiện nay số xe ôtô đời mới hầu hết được trang bị dây an toàn, các xe đời cũ có xe cịn, có xe khơng có dây an tồn và quy định như vậy chỉ mang tính hình thức, “vơ thưởng, vơ phạt”. Cần phải quy định cụ thể hơn để khi xử lý người có thẩm quyền dễ áp dụng và khơng bị phản ứng của người vi phạm.

Bốn là, bãi bỏ quy định mức phạt tiền đối với người khơng có bảo hiểm

trách nhiệm dân sự xe cơ giới, vì:

Tại tiết a điểm 1.3, khoản 1 Phần II Thông tư số 35/2009/TTLT-BTC- BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định: “phạt tiền

100.000đ đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe môtô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự khơng có hoặc khơng mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực” và b- “phạt tiền từ 500.000đ đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự khơng có hoặc khơng mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, ...”.

Quy định này khơng hợp pháp vì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC thì: “cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt

VPHC khi có hành vi VPHC được quy định cụ thể trong các văn bản Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý VPHC theo thẩm quyền, không được quy định hành vi VPHC và hình thức, mức xử phạt”. Do vậy, Thông tư số

35/2009/TTLT-BTC-BCA của Bộ Tài chính, Bộ Công an quy định mức xử phạt VPHC là không hợp pháp. Mặt khác, Thông tư số 35/2009/TTLT-BTC- BCA chỉ là văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe cơ giới, chỉ được xem là văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý VPHC theo thẩm quyền.

Thêm nữa, nếu là văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý VPHC theo thẩm quyền thì Thơng tư số 35/2009/TTLT-BTC-BCA phải căn cứ vào Pháp lệnh Xử lý VPHC và hướng dẫn thực hiện Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Năm là, sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP

tách riêng đối tượng xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và mô tô vi phạm không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm sốt giao thơng hoặc người thi hành cơng vụ và điều chỉnh mức phạt tiền mô tô thấp hơn ơ tơ, vì quy định hai loại xe khác nhau, mức phạt

như nhau là không hợp lý. Đồng thời cần bổ sung hình thức phạt bổ sung

tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày đối với hành vi vi phạm này để

nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thơng vì:

Vì tại điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định đối với hành vi người lái ôtô, mô tô vi phạm không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn chịu mức phạt tiền như nhau, cụ thể là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời không áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Nhưng đối với hành vi chấp hành kiểm tra nồng độ cồn thì hai đối tượng này được quy định riêng tại hai điều trong Nghị định: đối với người lái xe mô tô được quy định tại điểm i khoản 4 Điều 9 là phạt tiền từ 200.000 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng và điểm b khoản 5 Điều 9 phạt tiền từ 500.000 ngàn đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mơtơ có nồng độ cồn vượt q 0,4 miligam/01lít khí thở đồng thời cịn bị tước giấy phép lái xe 30 ngày. Riêng đối với người lái xe ôtô được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 8 phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ơ tơ có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở và phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, nếu nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở đồng thời bị tước giấy phép lái xe 60 ngày.

Nếu khơng áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với hành vi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn, hay kiểm tra chất ma túy thì người vi phạm nếu nắm vững quy định của pháp luật họ sẽ không chấp hành kiểm tra do chỉ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng và không bị tước giấy phép lái xe. Nếu họ chấp hành kiểm tra nếu nồng độ cồn vượt quá mức cho phép hoặc họ có sử dụng chất ma túy thì mức phạt tiền của họ có thể cao hơn hành vi khơng chấp hành kiểm tra, ngồi ra họ cịn bị tước giấy phép lái xe 60 ngày hoặc không thời hạn nếu như nồng độ cồn vượt quá mức cho phép hoặc có sử dụng chất ma túy. Như vậy, người vi phạm sẽ chọn giải pháp có lợi cho mình đó là khơng chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng

độ cồn hay kiểm tra chất ma túy của người đang thi hành cơng vụ. Do đó, để đảm bảo cơng bằng đối với từng hành vi vi phạm và thái độ chấp hành pháp luật của người vi phạm pháp luật hiện hành cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Sáu là, bổ sung vào Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định việc chở

người và chở quá trọng tải thiết kế đối với loại xe chạy thử nghiệm là hành vi VPHC. Thông tư số 17/2010/TT-BCA, ngày 13 tháng 5 năm 2010 có hiệu lực

thi hành ngày 15 tháng 7 năm 2010 quy định đối với loại xe này tải trọng hàng hóa khơng q 300kg và chỉ có 01 người lái. Đây là loại xe vận tải nhẹ, có tác dụng vừa giống xe ơ tơ (xe có bốn bánh, thiết kế thùng chở hàng, điều khiển bằng xe mơ tơ có động cơ 1 xi lanh, dung tích 300 cm3, thiết kế cabin chở cho người lái xe và khả năng chuyên chở thấp). Nhưng hành vi vi phạm chở người trên thùng xe và chở quá tải trong đối với loại xe này cần được quy định trong Nghị định số 34/2010/NĐ-CP.

Bảy là, quy định bổ sung vào Nghị định số 34/2010/NĐ-CP hành vi người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện có sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn. Hành vi này khá phổ biến trong thực tiễn và loại phương tiện này chạy

tốc độ khơng kém gì so với xe môtô 2 bánh, chạy rất êm nên đây cũng là nguyên nhân góp phần gia tăng số vụ tai nạn giao thông.

Tám là, về hình thức phạt cảnh cáo: Theo tác giả, cần phải mở rộng áp

dụng thêm đối với các hành vi: người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện, xe môtô, người đi bộ vi phạm một số hành vi về quy tắc giao thông đường bộ như chấp hành vạch kẻ đường, tín hiệu giao thơng, ... giúp họ có thêm kiến thức khi tham gia giao thơng, từ đó khuyến khích tính tự giác của họ khi tham gia giao thông. Đồng thời, cần thiết quy định hình thức phạt cảnh cáo riêng, khơng áp dụng chung với hình thức phạt tiền, vì như vậy dễ áp dụng cho người thực thi pháp luật, tránh được tình trạng lạm quyền của người có thẩm quyền lựa chọn phạt cảnh cáo thay vì phải phạt tiền. Bởi vì:

Cảnh cáo là hình thức xử phạt thích hợp đối với các vi phạm nhỏ, vi phạm lần đầu. Việc áp dụng sẽ làm cho người vi phạm thấm thía, thấy được sự nghiêm chỉnh cũng như sự độ lượng của pháp luật mà trở nên tự giác chấp hành pháp luật hơn. Nhiều trường hợp cảnh cáo có hiệu quả hơn phạt tiền tràn lan. Tuy nhiên hiện tại quy định cơ sở cũng như đối tượng áp dụng phạt cảnh cáo trong pháp luật về xử phạt VPHC chưa rõ ràng dẫn đến khó vận dụng 21

. Từ thực tiễn thực hiện công tác xử lý vi phạm giao thơng, tác giả hồn toàn đồng ý với quan điểm này. Hình thức xử phạt cảnh cáo giá trị giáo dục đem lại khơng thể tính được bằng tiền vì cảnh cáo tác động trực tiếp đến tâm lý của người vi phạm, họ rất ngại khi bị nhắc nhở vì chưa đến mức xử phạt bằng tiền và họ sẽ tự đặt ra tình huống rằng họ phải chấp hành nếu không họ sẽ bị xử lý nếu vi phạm một lần nữa. Trong một số tình huống cụ thể nếu nhắc nhở người vi phạm họ cảm thấy thoải mái hơn mặc dù họ bị thiệt hại về tinh thần, họ sẽ tự giác chấp hành và tự nhiên trở thành tuyên truyền viên của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định phạm vi áp dụng hình thức phạt cảnh cáo cịn q hẹp, chỉ đối với 23 hành vi (được quy định tại khoản 1 các Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 18; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 31; Điều 34).

Trong việc áp dụng hình thức phạt cảnh cáo cần hướng dẫn vi phạm nhỏ là vi phạm như thế nào, mức độ vi phạm là bao nhiêu, vì hình thức phạt

cảnh cáo áp dụng đối với VPHC nhỏ, lần đầu có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện (Điều 13 Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002). Nhưng trên thực tế chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn vi phạm nhỏ là vi phạm như thế nào, mức độ vi phạm là bao nhiêu, do đó khi áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với những hành vi theo quy định có hình thức phạt cảnh cáo, cả hình thức phạt tiền, thì người có thẩm quyền khơng có cơ sở xác định để áp dụng hình thức phạt cho đúng. Do đó, hồn tồn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người

21 Xem Ngô Từ Liễn (1991), “Một số ý kiến về phân định tội phạm và vi phạm hành chính”, Tạp chí Nhà

có thẩm quyền có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo và cũng có thể áp dụng hình thức phạt tiền, dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng.

Quy định cho thống nhất giữa điểm a khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý VPHC hiện hành về xử lý người chưa thành niên vi phạm: Tại điểm a khoản 1 Điều 6 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

tuổi bị xử lý VPHC với lỗi cố ý (nếu vi phạm do vô ý xem như không bị xử lý kể cả việc xử lý bằng hình thức cảnh cáo). Nhưng tại khoản 1 Điều 7 thì quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi VPHC thì bị phạt cảnh cáo, nghĩa là khơng kể đó là lỗi cố ý hay vơ ý. Thực tế trong xử lý VPHC tất cả người chưa

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (từ thực tiễn tỉnh tây ninh) (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)