3.2.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hiện trạng quản lý
KBTB vịnh Nha Trang
Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý nguồn lợi thủy sản tại KBTB vịnh Nha Trang.
Bảng 3.5. Phân tích SWOT đối với hiện trạng quản lý trong KBTB vịnh Nha Trang
Điểm mạnh (Strenghts)
- KBTB đã có ban quản lý được 11 năm từ năm 2001 và đi vào hoạt động ổn định.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, các trạm bảo vệ, phương tiện tuần tra khá đầy đủ.
- Công tác phối hợp tuần tra tương đối chặt chẽ.
- Có sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lý của KBTB như tham gia tuần tra bảo vệ NLTS, tham gia vào các ban bảo tồn khóm.
- Nhận thức của người dân trong KBTB về vai trò của KBTB đối với nghề cá và bảo vệ môi trường khá cao.
- Có mối liên hệ giữa người dân và ban quản lý KBTB thông qua ban bảo tồn khóm đảo.
- KBTB có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú.
- KBTB có hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn phong phú là nơi sinh cư của các
Điểm yếu (Weaknesses)
- Là KBTB đầu tiên ở Việt Nam nên không có KBTB nào khác trong nước để học hỏi kinh nghiệm.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý và các bên liên quan. - Những quy định về quyền hạn, trách
nhiệm và các hoạt động trong KBTB còn chồng chéo giữa các cơ quan và phức tạp (Ban quản lý với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong công tác xử lý các vụ vi phạm KTTS trong KBTB).
- Nội dung các chính sách về quản lý môi trường và NLTS trong KBTB nhìn chung còn mang tính chất đơn ngành.
- Đội tuần tra bảo vệ NLTS của KBTB không được trao quyền hạn xử phạt mà chỉ được báo cáo lên Chi cục khai thác và bảo vệ NLTS, gây ra sự không thống nhất trong công tác quản lý.
- Hoạt động của các Ban tư vấn khoa học chỉ mới dừng ở các kế hoạch và chỉ diễn ra khi được mời mà chưa
loài thủy sản.
- Chất lượng môi trường nước biển tốt, trong sạch.
- Bước đầu thực hiện được các mục tiêu cơ bản đã đưa ra khi thiết lập KBTB.
- Có sự phân vùng quản lý trong KBTB.
tham mưu thường xuyên cho Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang.
Cơ hội (Opportunities)
- KBTB vịnh Nha Trang nằm trong mạng lưới quy hoạch hệ thống 16 KBTB đầu tiên của chính phủ Việt Nam tới năm 2020.
- Sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ từ nhiều quốc gia khác nhau (IUCN, GEF/WB, Danida).
- Là KBTB đầu tiên nên nhận được nhiều hỗ trợ về vật chất hơn những KBTB khác ra đời sau (thiết bị phao neo tàu thuyền của Hoa Kỳ), nhận được sự quan tâm của các cộng đồng quốc tế cũng như trong nước (dễ phát triển du lịch).
- Các mục tiêu về bảo vệ, quản lý hiệu đa dạng sinh học vịnh Nha Trang và giúp các cộng đồng dân cư các khóm đảo cải thiện sinh kế
Thách thức (Threats)
- Chưa có quy chế chính thức của KBTB
- Cơ chế quản lý KBTB vẫn mang tính chất đơn ngành, vì thế hiệu quả thường không mang tính lâu dài.
- Cơ sở kỹ thuật lạc hậu là thách thức to lớn để có thể đẩy được nghề KTTS ra xa bờ.
- Cơ sở hạ tầng và các vấn đề liên quan không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của du lịch (số lượng phao neo tàu thuyền, hoạt động chuyên chở khách du lịch trong KBTB).
- Ý thức của du khách trong việc tham quan, lặn biển (bẻ nhánh san hô) chưa cao.
- Ô nhiễm môi trường biển từ các nguồn cũng là một thách thức
nhận được sự ủng hộ về chính sách cũng như thể chế của các cấp chính quyền.
- .Được sự ủng hộ nhiệt tình của UBND tỉnh Khánh Hòa.
- Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới (thuận lợi phát triển du lịch). - Có nguồn tài chính từ phí tham
quan vịnh Nha Trang.
khác đối với công tác quản lý KBTB.
- Chuyển đổi sinh kế cho người dân trên các khóm đảo trong KBTB chưa thật sự hiệu quả. - Sự khai thác trái phép của ngư
dân vào vùng cấm KTTS của KBTB.
- Chưa áp dụng quản lý tổng hợp ven bờ đối với vịnh Nha Trang. - Biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Ranh gới giữa các vùng trong KBTB chưa rõ ràng nên khó khăn cho việc bảo vệ.
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả
Từ việc phân tích ma trận SWOT chúng tôi đưa ra các nhóm giải pháp nhằm
phát huy điểm mạnh tận dụng cơ hội; hạn chế điểm yếu; phát huy điểm mạnh khắc
phục thách thức
Nhóm giải pháp chiến lược
Lập kế hoạch đa dạng hóa phương thức quản lý NLTS trong KBTB hướng tới phát triển bền vững. Nghiên cứu, phát huy thế mạnh của phương thức đồng quản lý đối với nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang. Đây có thể xem là phương thức quản lý có nhiều ưu điểm nhất hiện nay đối với quản lý nghề cá.
Tăng cường quyền tiếp cận của người dân với chính sách và pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như môi trường. Việc tăng cường quyền tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật là hết sức cần thiết để có thể khai thác hiệu quả quản lý từ sự phản hồi thông tin phản ánh những hạn chế trong nội dung chính sách,
pháp luật của người dân. Các hình thức tăng cường quyền tiếp cận cần được khuyến khích bằng quy định cụ thể trong các quy chế của KBTB. Thiết lập các chương trình tuyên truyền, thông báo về hiện trạng NLTS và môi trường: Tiếp tục hoàn thiện và đưa trang tin điện tử vào hoạt động cũng như có các bản tin về các hoạt động quản lý diễn ra trong KBTB.
Đồng bộ các văn bản đối với ngành KTTS trong vịnh, UBND tỉnh Khánh Hòa cần ban hành quy chế chính thức về phối hợp thực hiện giữa Ban quản lý vịnh Nha Trang và các bên liên quan (sở, ban, ngành và thành phố Nha Trang), làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động quản lý được thuận lợi hướng tới quản lý tổng hợp vùng bờ vịnh Nha Trang.
Giải pháp cụ thể cho quản lý KBTB vịnh Nha Trang:
Về Khai thác thủy sản:
Tiếp tục đầu tư cho công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản bao gồm các hoạt động về tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ NLTS, khuyến khích tái tạo NLTS bằng cách thả giống ra biển để tái tạo các loài đã bị mất hoặc cạn kiệt. Tích cực công tác tuần tra ngăn chặn các hình thức khai thác hủy diệt sử dụng thuốc nổ, hóa chất, xung điện. Giám sát rừng ngập mặn đã được khôi phục ở Đầm Báy. Tiếp tục cấy ghép, khôi phục, bảo vệ rạn san hô, cỏ biển trong KBTB.
Quy hoạch lại tàu thyền đánh bắt, cấm phát triển tàu nhỏ dưới 20CV đồng thời tiếp tục tạo điều kiện để chuyển đổi nghề sang các nghề khác như nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch. Tạo điều kiện để ngư dân đi khai thác xa bờ, nhằm giảm cường lực khai thác trong vịnh.
Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang cần mở rộng hơn hoạt động tuần tra của mình trên khắp các vùng lõi trong vịnh. Các nhân viên đội tuần tra của Ban quản lý cần được giao những quyền hạn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Có sự phối hợp với chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ đội Biên phòng, ban bảo tồn khóm và công ty Yến Sào Khánh Hòa trong công tác tuần tra bảo vệ NLTS trong KBTB.
In và phát miễn phí, phổ biển quy chế quản lý KBTB vịnh Nha Trang tới các hộ ngư dân trong KBTB.
Đối với những hoạt động tạo thu nhập thay thế, nâng cao đời sống cộng đồng: Việc tạo các nguồn thu nhập thay thế cũng như các hoạt động sinh kế phụ góp phần làm giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản trong vịnh Nha Trang.
Ban quản lý phối hợp với hội phụ nữ phường Vĩnh Nguyên duy trì tín dụng với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.
Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: cần duy trì hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vịnh Nha Trang vì đây là hoạt động sinh kế có khả năng thay thế hoạt động khai thác thủy sản vùng ven bờ. Tuy nhiên, cần quy hoạch chi tiết, giám sát chặt chẽ vùng nuôi thủy sản cũng như lựa chọn mô hình nuôi, đối tượng nuôi thân thiện với môi trường và bền vững về cả mặt kinh tế như hải sâm, trai ngọc, tu hài…. Quản lý về kỹ thuật, môi trường nuôi thủy sản để bảo vệ môi trường tránh dịch bệnh phát sinh. Tiếp tục tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức người nuôi về bảo vệ môi trường và tài nguyên biển.
Các hoạt động sinh kế phụ khác như làm mành ốc hiện đang phát triển khá tốt ở khóm đảo Bích Đầm, tạo được công việc cho phụ nữ ở đây nhưng đầu ra chưa ổn định cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Hoạt động này chưa phát huy được hiệu quả cao trong cộng đồng các khóm đảo khác. Vì thế, Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang cần tìm đầu ra cũng như nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để tạo thêm thu nhập cho cộng đồng cũng như phát triển bền vững nghề này, có thể kết hợp làm tranh ốc và đưa sang khu Hòn Mun giới thiệu và bán cho khách du lịch tới đây.
Ngoài ra, hội phụ nữ phường Vĩnh Nguyên cũng đã phối hợp với Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang tổ chức các lớp tập huấn về đan lưới thể thao nhưng hoạt động này chỉ phát triển ở khóm đảo Trí Nguyên. Đầu ra của sản phẩm này khá ổn định. Vì thế, hội phụ nữ phường Vĩnh Nguyên cần phổ biến nghề đan lưới thể thao ra các khóm đảo khác.
Bơi thuyền thúng đáy kính cho khách du lịch ở Hòn Một và Trí Nguyên, đây là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng phụ thuộc vào mùa vụ. Kỹ năng giao tiếp của những thành viên trong đội bơi thuyền thúng chưa cao. Ban quản lý vịnh Nha Trang nên tổ chức các lớp kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tiếng anh cơ bản cho các thành viên trong đội kết hợp hướng dẫn du lịch.
Hoàn thiện cơ chế trích 15% phí thu từ tham quan vịnh Nha Trang cho cộng đồng địa phương bằng việc đóng góp vào Quỹ phát triển môi trường khóm cho mỗi khóm đảo trong KBTB.
Liên kết với các cơ sở đào tạo và cơ sở phát triển du lịch tiếp tục đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho con em trên các khóm đảo.
Nhìn chung, các hoạt động sinh kế phụ đã triển khai trong KBTB đạt được những hiệu quả nhất định nhưng chưa thật sự bền vững. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả cũng như tính lâu dài của các hoạt động này. Phối hợp đồng bộ trong công tác quản lý để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái kết hợp tham quan các vùng nuôi biển, các khóm đảo trong KBTB vịnh Nha Trang.
Tài chính bền vững cho Khu bảo tồn biển: Để duy trì chiến lược tài chính bền vững cho KBTB vịnh Nha Trang thì ngoài nguồn tài chính từ việc thu phí tham quan, Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang cần tiếp tục chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ hỗ trợ cho công tác bảo tồn và quản lý vịnh Nha Trang, kêu gọi sự hỗ trợ từ các công ty du lịch hoạt động trong KBTB vịnh Nha Trang.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
4.1. KẾT LUẬN
- Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang (tiền thân là ban quản lý KBTB Hòn Mun) được thành lập vào năm 2004 theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Thành phần ban quản lý bao gồm một giám đốc, 1 phó giám đốc và 4 phòng ban hỗ trợ, làm việc trong KBTB vịnh Nha Trang.
- Trong quá trình làm việc ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã có phối hợp với các bên liên quan như Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên & Môi trường, Viện Hải Dương học Nha Trang, Đồn biên phòng 388, Chi cục Khai thác và bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
- Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang chỉ mới có quy chế quản lý tạm thời ban hành từ năm 2002. Đây là thách thức lớn đối với công tác quản lý và bảo tồn của ban quản lý vịnh Nha Trang.
- Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã cải cách việc phân vùng quản lý theo Luật đa dạng sinh học, 2008 nhằm quản lý hiệu quả các mục đích sử dụng nguồn lợi và giảm mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các hoạt động ở KBTB vịnh Nha Trang.
- Hệ thống phao neo tàu thuyền, phao neo phân vùng quản lý ở KBTB vịnh Nha Trang được lắp đặt từ năm 2003 hiện vẫn đang đầy đủ và khá tốt.
- Công tác tuần tra- cưỡng chế diễn ra 24/24 giờ trong KBTB vịnh Nha Trang. Có sự phối hợp tuần tra giữa đội tuần tra của ban quản lý và Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa cùng với đồn biên phòng 388 nhưng sự phối hợp này chưa thật hiệu quả. Số lượng các vụ vi phạm trong KBTB về KTTS đã giảm đáng kể từ khi KBTB quy chế quản lý KBTB được ban hành đến nay. Số các vụ vi phạm quy chế KBTB vịnh Nha Trang về khai thác thủy sản đã giảm từ hơn 20 vụ (2002) sau 10 năm ban hành quy chế chỉ còn 4 vụ (2010). Đặc biệt, hầu như
không có vụ vi phạm nào mang tính chất nghiêm trọng như sử dụng hóa chất hay thuốc nổ.
- Ban bảo tồn khóm được thành lập là cầu nối giữa ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang và người dân trên các khóm đảo trong KBTB. Số lượng thành viên trung bình ban bảo tồn khóm đảo là 3 người hoạt động khá tích cực trong các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trên mỗi khóm đảo. Tuy nhiên, chế độ phụ cấp với các thành viên cua ban bảo tồn khóm còn khá thấp.
- Hàng năm, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang có phối hợp với các bên liên quan tổ chức giám sát đa dạng sinh học. Kết quả giám sát ĐDSH năm 2011 cho thấy mức tăng 10% về độ che phủ của san hô sống so với chuyến khảo sát năm 2010, sự phục hồi về nguồn lợi cá rạn là chưa rõ nét.
- Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang cũng phối hợp với các bên liên quan tổ chức giám sát các hoạt động kinh tế-xã hội trong KBTB đinh kỳ 2 năm một lần. Đây là hoạt động nhằm đánh giá lại hiệu quả của các chính sách cũng như công tác quản lý của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang. Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã tiến hành hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề chuyển đổi sinh kế và tạo các sinh kế phụ cho người dân trên các khóm đảo. Một số hoạt động đã mang lại hiệu quả bước đầu.
- Công tác giáo dục cộng đồng được ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang chú trọng phát triển. Sau 11 năm KBTB được thành lập, nhận thức của người dân trên các khóm đảo trong KBTB và người dân xung quanh KBTB về vai trò của KBTB đã được nâng cao, đặc biệt là vai trò của KBTB với sự phát triển nghề cá. Có 56,5% tỷ lệ người dân cho rằng KBTB đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch. 41,5% biết đến KBTB với mục đích giúp tạo ra nguồn lợi thủy sản, cải thiện sinh kế về lâu dài. Cũng theo đó, có tới 93,3% người dân biết về KBTB Hòn Mun (vịnh Nha Trang) trước khi tiến hành các cuộc