Kế hoạch quản lý KBTB vịnh NhaTrang

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 37 - 55)

Hệ thống phân vùng trong KBTB vịnh Nha Trang được xem xét nhằm cân đối nhu cầu của tất cả những người sử dụng KBTB với nhiệm vụ bảo vệ, bảo tồn, phục hồi và phát triển một hệ sinh thái biển phong phú, đa dạng. Kế hoạch phân vùng đưa ra các vùng đặc trưng trong KBTB. Mỗi vùng có chức năng và mục tiêu cụ thể và xác định các hoạt động được phép, không được phép trong vùng [2].

Quá trình phân vùng quản lý KBTB vịnh Nha Trang có sự tư vấn của các bên liên quan. Ban quản lý dự án đã tiến hành trên 20 buổi họp ở các cộng đồng trên các khóm đảo trong KBTB vịnh Nha Trang. Tham vấn các cơ quan nhà nước trực thuộc tỉnh: Sở NN & PTNT, sở Tài nguyên môi trường, sở Văn hóa, Thể dục, thể thao, sở du lịch, sở giao thông vận tải, Bộ đội biên phòng, các Viện nghiên cứu (Viện hải Dương Học, Phân viện nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện NTTS III) và trường Đại học Nha Trang. Các công ty du lịch, các câu lạc bộ lặn biển và trung tâm du lịch và trung tâm điều hành, hướng dẫn du lịch. Sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan góp phần vào chính sách phân vùng chính xác hơn và phát triển một cách bền vững KBTB vịnh Nha Trang [2].

Việc phân vùng KBTB vịnh Nha Trang theo quy chế tạm thời quản lý KBTB Hòn Mum năm 2002 được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.3.

Tuy nhiên, hiện nay theo hướng dẫn của Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008 KBTB vịnh Nha Trang được phân vùng theo hướng mới cụ thể như sau:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là vùng biển được bảo toàn nguyên vẹn, được

quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động, thực vật, các hệ sinh thái thủy sinh tiêu biểu [3].

Phân khu phục hồi sinh thái: Là vùng biển được quản lý, bảo vệ để phục hồi, tạo

điều kiện cho các loài thủy sinh vật, các hệ sinh thái tự tái tạo tự nhiên [3].

Phân khu phát triển: Là phần diện tích còn lại của khu bảo tồn, được tiến hành

các hoạt động được kiểm soát như: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, du lịch sinh thái, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học [3].

Bảng 3.1. Kế hoạch phân vùng và mục tiêu của mỗi vùng trong KBTB Hòn Mun [1]

Vùng Mục tiêu Vị trí

Vùng lõi Mục tiêu của vùng là bảo vệ tất cả đa dạng sinh học, đồng thời, hạn chế tối đa các tác động ảnh hưởng đến sinh cảnh. Tất cả các nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật trong vùng này đều không được phép khai thác và chỉ có các hoạt động liên quan đến du lịch mà không làm ảnh hưởng đến môi trường mới được phép hoạt động trong vùng này.

Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Nọc, Hòn Mun có giới hạn từ mép nước chân đảo (mức thủy triều thấp nhất) ra phía biển 300m.

Vùng đệm Mục tiêu của vùng đệm là bảo vệ sinh cảnh và làm tăng mật độ và năng suất của hệ sinh thái nhằm hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương. Vùng đệm sẽ tạo nên ranh giới giữa vùng lõi và vùng sử dụng chung và các vấn đề bảo vệ sinh cảnh sẽ là mục tiêu chính của các hoạt động.

Vùng nước quanh các đảo: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, có giới hạn từ mép nước chân đảo (mức thủy triều thấp nhất) ra phía biển 300m; và vùng nước 300m bao quanh các vùng lõi. Vùng sử dụng chung

Duy trì sinh cảnh để quản lý nguồn lợi hiệu quả, đồng thời, giới hạn các hoạt động có thể ảnh hưởng đến môi trường.

Tất cả các khu vực trong KBTB không thuộc các vùng chức năng.

Nhìn chung, hai hướng phân vùng quản lý đều nhằm mục tiêu quản lý các mục đích sử dụng khác nhau trong KBTB và giúp KBTB có thể phát triển bền vững. Sự phân thành ba phân khu như hiện nay góp phần hỗ trợ ban quản lý KBTB vịnh Nha

Trang mở rộng các hoạt động tuần tra, quản lý tạo điều kiện cho các kế hoạch bảo tồn cũng như phát triển kinh tế- xã hội diễn ra thuận lợi hơn, góp phần giảm bớt mâu thuẫn lợi ích giữa các hình thức sử dụng.

Hình 3.3. Bản đồ phân vùng quản lý KBTB vịnh Nha Trang [37]

b. Hệ thống phao neo tàu thuyền

Phao neo tàu thuyền đã chứng minh là công cụ hiệu quả trong việc giảm thiểu các tác động ảnh hưởng rạn san hô. Hệ thống các phao neo đã được lắp đặt trong KBTB chủ yếu tập trung ở Hòn Mun. Mục đích chính của việc lắp đặt hệ thống phao neo tàu thuyền là bảo vệ và quản lý các hệ sinh thái thiên nhiên và sinh cảnh trong KBTB bằng cách giảm các tác động ảnh hưởng đến sinh cảnh và môi trường biển do cách thả neo không phù hợp. Việc quản lý các hoạt động của con người trong KBTB vịnh Nha Trang thông qua việc lắp đặt các phao neo ở các khu vực đặc trưng để phù hợp với mục tiêu quản lý. KBTB đã thành lập nhóm lắp đặt phao neo

tàu thuyền để lắp đặt và bảo trì hệ thống phao neo tàu thuyền trong KBTB. Hiện đã lắp đặt 50 phao neo quanh đảo Hòn Mun cho các tàu du lịch sử dụng để tránh tình trạng thả neo trên rạn san hô. Các hệ thống phao neo này được lắp đặt từ năm 2003 và hiện giờ còn khá tốt và đầy đủ.

Hình 3.4. Hệ thống phao neo tàu thuyền KBTB vịnh Nha Trang [37]

c. Kế hoạch tuần tra- cưỡng chế

Mục đích của công tác tuần tra cưỡng chế là bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc áp dụng các quy chế quản lý của KBTB và pháp luật. Tham gia vào công tác tuần tra cưỡng chế có sự phối hợp của nhân viên tuần tra của Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, bộ đội biên phòng- Đồn biên phòng 388, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ban bảo tồn khóm. Tuy nhiên, sự liên kết này chỉ mới dừng lại ở mức lập kế hoạch mà chưa thực sự có sự liên kết chặt chẽ trong các khâu tuần tra và xử lý vi phạm.

Đội tuần tra của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang gồm 14 nhân viên tiến hành tuần tra 24/24 giờ trong KBTB. Ngoài ra, đội tuần tra còn có sự hỗ trợ tuần tra của 5 thành viên được bầu lên từ các khóm đảo. Khu vực tuần tra chỉ mới tập trung chủ yếu xung quanh Hòn Mun mà chưa mở rộng ra các khu vực vùng lõi khác ngoài

Hòn Mun. Hàng năm, thành viên của đội tuần tra cưỡng chế được tập huấn nhằm phát triển các kỹ năng cơ bản trong hoạt động tuần tra cưỡng chế theo quy chế của KBTB.

Phương tiện làm việc của đội tuần tra gồm 1 tàu tuần tra và hệ thống liên lạc bằng bộ đàm giúp trạm có thể liên lạc với các khóm đảo trong KBTB, đồn biên phòng và văn phòng Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

Hình 3.5. Đồn canh gác của đội tuần tra KBTB vịnh Nha Trang tại Hòn Mun

Ngoài tàu tuần tra đóng ở Hòn Mun, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang có 2 cano để phục vụ các hoạt động quản lý, tuần tra của ban quản lý trong KBTB.

Đội tuần tra có trách nhiệm thống kê các vụ vi phạm quy chế trong KBTB hàng năm để báo cáo và lưu trữ, so sánh, đối chiếu các vụ vi phạm được phát hiện, xử lý để đánh giá hiệu quả của công tác tuần tra cưỡng chế.

Ban quản lý cũng khuyến khích người dân báo cáo về các trường hợp vi phạm quy chế KBTB. Đồng thời, ban quản lý KBTB phối hợp với người dân trên các

khóm đảo trên mọi phương diện của hoạt động tuần tra thông qua việc lên kế hoạch tuần tra hàng năm có sự tham gia của người dân.

Kết quả nghiên cứu số vụ vi phạm quy chế KBTB vịnh Nha Trang về KTTS qua các giai đoạn được trình bày ở hình 3.6.

Số vụ vi phạm quy chế KBTB gi ai đoạn 2002- 2005 0 5 10 15 20 25 2002 2003 2004 2005 Năm Tổng số vụ vi phạm quy chế KBTB Số vụ vi phạm nghiêm t rọng

Số vụ vi ph ạm quy ch ế KBTB giai đoạn 2006- 2010

0 2 4 6 8 10 2006 2007 2008 2009 2010 Năm S v Tổng số vụ vi phạm Số vụ vi phạm nghiêm trọng Hình 3.6. Số lượng các vụ vi phạm KTTS trong KBTB qua các giai đoạn [3]

Hình 3.6 cho thấy số lượng các vụ vi phạm quy chế KBTB về KTTS đã giảm qua các giai đoạn. Giai đoạn 2002- 2005, số lượng các vụ vi phạm tương đối cao. Năm 2002, KBTB chỉ mới đi vào thành lập, quy chế KBTB mới được ban hành chưa phổ biến rộng rãi đến người dân trong KBTB. Vì thế, phần lớn các ngư dân vẫn chưa biết các quy định về phân vùng khai thác cũng như các ngư cụ được sử dụng trong KTTS ở vùng biển thuộc KBTB. Số lượng các trường hợp vi phạm quy chế KBTB ở năm 2002 tương đối cao về cả số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng. Con số đó giảm dần qua các năm và tới năm 2010 chỉ còn một số trường hợp vi phạm quy chế. Đặc biệt, không có trường hợp nào mang tính chất nghiêm trọng như sử dụng hóa chất, thuốc nổ trong KTTS ở KBTB vịnh Nha Trang. Điều đó cho thấy các hoạt động của đội tuần tra đã mang lại hiệu quả cao trong công tác tuần tra cũng như tuyên truyền cho người dân biết và hiểu về quy chế KBTB.

Đại diện ban quản lý KBTB cũng cho biết, hầu hết các trường hợp vi phạm KTTS mang tính chất hủy diệt đều do ngư dân sống bên ngoài các khóm đảo trong vịnh Nha Trang. Các ngư dân này từ nhiều địa phương ở thành phố Nha Trang như Phước Đồng, Vĩnh Lương đến tham gia khai thác. Các trường hợp vi phạm của người dân trên các khóm đảo chủ yếu là vi phạm về câu cá trộm, đánh lưới trộm trong khu vực bảo tồn. Hầu hết, những ngư dân này đều biết các quy định cấm khai thác nhưng vẫn lén lút khai thác khi hoạt động tuần tra của đội tuần tra bị hạn chế bởi thời tiết hoặc nhờ biết rõ các thời gian giao ca của đội tuần tra. Các hoạt động khai thác này thường tiến hành vào những hôm trời mưa lớn để tránh sự bắt gặp của đội tuần tra.

Khi phát hiện ra các vi phạm trong KBTB vịnh Nha Trang, đội tuần tra tiến hành lập biên bản, cảnh cáo, thu giữ ngư cụ và chuyển lên Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như đồn biên phòng 388 để xử lý.

Nhìn chung, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã có nhân lực, kế hoạch cũng như phương tiện phục vụ cho các hoạt động tuần tra- cưỡng chế trong KBTB nhằm mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đội tuần tra của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang có sự phối hợp hoạt động với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Khánh Hòa, Bộ đội biên phòng đồn 388.

d. Ban bảo tồn khóm

Các ban bảo tồn biển được thành lập vào tháng 5 năm 2002 tại mỗi khóm đảo trong KBTB. Các ban này đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của tất cả cộng đồng dân cư trên các khóm đảo hướng tới việc thiết lập và quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

Các ban bảo tồn biển cấp khóm tham gia vào các hoạt động như tổ chức các buổi giáo dục cộng đồng, kết hợp với đội tuần tra tuyên truyền bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản cũng như phổ biến quy chế quản lý KBTB đến các hộ dân trên các khóm đảo.

Số lượng thành viên ban bảo tồn khóm tùy thuộc vào tổng số hộ dân trên mỗi khóm đảo và tầm quan trọng, mức độ nhạy cảm của khóm đảo với công tác bảo tồn

biển. Hầu hết các thành viên ban bảo tồn khóm là tổ trưởng tổ dân phố trên các đảo và các thành viên đều được người dân trên các khóm đảo bầu lên. Vì thế, hoạt động chính của các ban bảo tồn khóm là tuyên truyền cho cư dân trên đảo các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.Vận động các ngư dân khai thác xa bờ và không đánh bắt trong khu vực cấm, không sử dụng các phương tiện khai thác hủy diệt như giã cào trong khu vực vịnh Nha Trang, không sử dụng hóa chất, thuốc nổ trong khai thác thủy sản. Tuyên truyền về các lợi ích, tầm quan trọng của việc thành lập KBTB đối với nghề cá.

Các thành viên ban bảo tồn khóm sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần (trừ các trường hợp đặc biệt) và báo cáo công tác với ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang. Hàng tháng, các thành viên trong ban bảo tồn khóm có phụ cấp hoạt động nhưng số tiền này còn khá thấp chỉ 120.000 đồng/ tháng. Với số phụ cấp này các thành viên ban bảo tồn khóm gặp một số khó khăn trong các hoạt động công tác của mình và chưa khuyến khích được sự tích cực tham gia gia ban bảo tồn biển ở các khóm đảo.

Hàng năm, ban quản lý KBTB sơ kết và tổng kết các hoạt động trong KBTB tiến hành khen thưởng các cá nhân có thành tích trong bảo tồn biển ở các khóm đảo. Hoạt động này nhằm ghi nhận và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn biển.

So với trước đây, số lượng thành viên tham gia vào ban bảo tồn khóm trung bình ở mỗi khóm đảo hiện nay ít hơn 2 thành viên (trung bình mỗi khóm có 5 thành viên từ năm 2004 trở về trước). Tuy số lượng các thành viên ban bảo tồn khóm ít hơn nhưng hầu hết các thành viên đều có kinh nghiệm và nhiệt huyết đối với công tác bảo tồn biển. Sau thời gian hơn 10 năm thành lập, ý thức của các cộng đồng trong KBTB đã tăng lên rất nhiều. Vì thế, hoạt động của ban bảo tồn khóm gặp thuận lợi và có sựủng hộ từ phía người dân nhiều hơn.

Bảng 3.2. Số lượng thành viên trong ban bảo tồn ở mỗi khóm đảo

STT Khóm Đảo Số thành viên ( người)

1 Trí Nguyên 4 2 Vũng Ngán 2 3 Đầm Báy 2 4 Hòn Một 2 5 Bích Đầm 3 Tổng 13

e. Giám sát, đánh giá các hoạt động trong KBTB vịnh Nha Trang

Giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học trong KBTB vịnh Nha Trang

Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang phối hợp với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Viện Hải Dương Học Nha Trang, sở Tài nguyên và Môi trường, sở NN & PTNT tỉnh Khánh Hòa tiến hành các đợt khảo sát về đa dạng sinh học, chất lượng môi trường nước.

Hàng năm, ban quản lý tiến hành khảo sát, giám sát đa dạng sinh học và đánh giá khả năng phục hồi sinh thái ở các vùng được bảo vệ. Đặc biệt, đánh giá hiện trạng các loài cá rạn san hô, động vật đáy cỡ lớn và hợp phần đáy, độ che phủ của rạn san hô, mật độ, thành phần loài sao biển gai- địch hại của rạn san hô.

Ban quản lý cũng phối hợp với sở Tài nguyên & Môi trường quan trắc chất lượng nước trong KBTB và tiến hành lắp đặt các thùng rác tại mỗi khóm đảo, thu gom rác trên mặt nước trong KBTB. Rác thải từ các hoạt động trên mỗi khóm đảo được thu gom và vận chuyển vào đất liền phối hợp với công ty môi trường đô thị thành phố Nha Trang xử lý.

Hình 3.7. Khảo sát ĐDSH KBTB vịnh Nha Trang [37]

Hình 3.8. Thùng phân loại rác và tuyên truyền bảo vệ môi trường tại Hòn Mun

 Giám sát, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội trong KBTB

Định kỳ 2 năm một lần ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang phối hợp với Viện Hải Dương Học, Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Nguyên đánh giá hiện trạng kinh tế- xã hội trong KBTB. Công tác đánh giá nhằm mục đích xem xét hiệu quả quản lý kinh tế- xã hội trong KBTB cũng như tìm ra mô hình sinh kế phù hợp với cộng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 37 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)