Theo quan điểm của Pomeroy et al, 2004 (Trích theo Trần Khánh, 2008) [12], thì hiệu quả quản lý chính là mức độ đạt được những mục đích và mục tiêu đã đề ra của khu bảo tồn nhờ vào các hoạt động quản lý.
Các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả quản lý được trình bày trong bảng 3.4
KBTB vịnh Nha Trang được thành lập với mục tiêu “bảo vệ đa dạng sinh học biển, giúp cộng đồng dân cư các khóm đảo cải thiện sinh kế và cùng với các bên liên quan khác bảo vệ và quản lý hiệu quả đa dạng sinh học biển của vịnh Nha Trang và làm mô hình về quản lý KBTB ở Việt Nam”[19].
So sánh mục tiêu đặt ra của KBTB, các chỉ tiêu hiệu quả quản lý và hiện trạng quản lý KBTB vịnh Nha Trang, có thể sơ bộ đánh giá hiệu quả quản lý KBTB vịnh Nha Trang: Mức độ quản lý KBTB vịnh Nha Trang nhìn chung sau hơn 10 năm thành lập đã đạt được các mục tiêu quản lý đề ra được xếp loại vào những KBTB có mức độ quản lý cao.
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý KBTB
Nhóm Các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu về sinh thái
Nguồn lợi biển được bảo tồn hoặc bảo vệ
Đa dạng sinh học được bảo tồn
Các loài đặc trưng được bảo tồn
Môi trường sống được bảo vệ
Những khu vực bị suy thoái được phục hồi. Chỉ tiêu về kinh
tế-xã hội
An toàn thực phẩm được gia tăng hoặc được duy trì
Kế sinh nhai được gia tăng hoặc được duy trì
Lợi ích xã hội ngoài tiền tệ được gia tăng hoặc được duy trì
Lợi ích từ KBTB được phân phối công bằng
Sự thích hợp giữa quản lý và văn hóa đại phương là tối đa
Nhận thức và kiến thức về môi trường được gia tăng. Các chỉ tiêu về
quản lý
Những cấu trúc và chiến lược hiệu quả quản lý được duy trì
Sự tham gia và đại diện một cách có hiệu quả của các đố tượng liên quan phải được bảo đảm
Sự tuân thủ kế hoạch quản lý của người sử dụng nguồn lợi phải được gia tăng
Những mâu thuẫn trong việc sử dụng nguồn lợi phải được quản lý và giảm xuống.
Nguồn: Pomeroy et al, 2004 (Trích theo Trần Khánh, 2008) [12].