Trong hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 55 - 56)

Có tới 80,0% người dân trên các khóm đảo trong KBTB trả lời nghề nghiệp chính của hộ gia đình là khai thác thủy sản. Trong đó, có 75,0% làm nghề khai thác trong vịnh xung quanh các đảo bao gồm các nghề như lưới (36,0%), nghề mành (21,3%), nghề câu tay (16,8%), nghề trũ rút, trũ bao (18,7%), nghề lặn (7,2%); 25% số hộ có thuyền ghe lớn đi khai thác xa bờ chủ yếu là các nghề pha xúc, giã cào. 16,7% số hộ được hỏi trả lời có tham gia nuôi trồng thủy sản nhưng chỉ một nửa trong số đó coi nuôi trồng thủy sản là nghề nghiệp chính, số còn lại chỉ tham gia nuôi với diện tích nhỏ và vẫn tham gia các hoạt động kinh tế khác (khoảng 5%). 87% số người được phỏng vấn cho rằng các hoạt động sinh kế phụ tạo cho người dân công việc nhưng thu nhập mang lại chưa ổn định và phụ thuộc nhiều vào mùa vụ (bơi thuyền thúng đáy kính tại Hòn Mun), phụ thuộc vào đầu ra sản phẩm (làm mành ốc ở Bích Đầm, đan lưới thể thao ở Trí Nguyên). Riêng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản 76,0% người nuôi cho rằng nghề nuôi cần nhiều vốn và kỹ thuật nên ít người tham gia, số còn lại cho rằng nguyên nhân do dịch bệnh và đầu ra không ổn định (18,7%), không có nhân lực (5,3%). Chính vì các lý do trên mà hoạt động thủy sản khá bấp bênh và mang tính rủi ro cao.

Kết quả nghiên cứu sự phân bố các ngành nghề KTTS trong KBTB vịnh Nha Trang được trình bày ở hình 3.17.

Phân bố các nghề KTTS trong vịnh Nghề lưới Nghề mành Nghề trũ rút, trũ bao nghề câu tay nghề lặn

Hình 3.17. Biểu đồ phân bố các nghề KTTS trong KBTB vịnh Nha Trang

Điều đó cho thấy áp lực khai thác thủy sản lên khu vực trong vịnh vẫn rất lớn và cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong vịnh. Ban quản lý KBTB cũng như các nhà chính sách cần xem xét để tạo các hoạt động sinh kế khác có hiệu quả nhằm giảm bớt áp lực lên vùng vịnh.

Người dân trong KBTB cũng đề xuất các ý kiến về hỗ trợ phát triển kinh tế bao gồm hỗ trợ về vốn để chuyển đổi từ khai thác trong vịnh ra khai thác xa bờ, chuyển đổi các mô hình sinh kế phù hợp như lựa chọn đối tượng nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích kinh tế cao, ổn định, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm mành ốc, lưới thể thao. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi cũng như đào tạo nghề cho con em khóm đảo góp phần vào phát triển du lịch ở vịnh Nha Trang.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (Trang 55 - 56)