NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số bệnh giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 52 - 133)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ở gà thả vƣờn tại ba huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên

2.3.1.1. Tình hình nhiễm giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện

- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà tại một số địa phương - Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi gà

- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo vùng sinh thái - Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo mùa vụ

- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo giống gà - Cường độ nhiễm giun tròn ở gà

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở gà qua mổ khám - Các giống, loài giun tròn ký sinh ở gà thả vườn

2.3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm và sức đề kháng của trứng giun đũa gà ở ngoại cảnh

- Sự ô nhiễm trứng giun đũa gà ở nền chuồng và đất bề mặt vườn, bãi chăn thả gà

- Sức đề kháng của trứng giun đũa gà với nhiệt độ và ẩm độ

2.3.2. Bệnh lý và lâm sàng bệnh giun tròn ở gà

2.3.2.1. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của gà mắc bệnh giun tròn ở các địa phương

- Biểu hiện lâm sàng - Bệnh tích đại thể

2.3.2.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa (Ascaridiosis) ở gà do gây nhiễm

- Thời gian gà thải trứng giun tròn Ascaridia galli sau gây nhiễm - Diễn biến lâm sàng của gà bị bệnh sau gây nhiễm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà và đề xuất biện pháp phòng bệnh phòng bệnh

- Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện hẹp - Kết quả dùng thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện rộng - Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho gà thả vườn

2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp lấy mẫu 2.4.1. Phƣơng pháp lấy mẫu

Mẫu được thu thập tại các nông hộ chăn nuôi gà thả vườn ở ba huyện của tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc.

* Mẫu phân:

- Thu thập mẫu phân mới thải của gà thả vườn các lứa tuổi ở một số xã của huyện Định Hoá, Phú Bình và Đồng Hỷ. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi túi có ghi nhãn với các thông tin: tên chủ hộ, thời gian, địa điểm lấy mẫu, giống gà, tuổi gà, trạng thái cơ thể và biểu hiện lâm sàng (nếu có). Những thông tin này được ghi vào nhật ký đề tài.

- Mẫu phân mới thải của gà trước và sau khi sử dụng thuốc tẩy giun tròn.

* Mẫu chất độn nền chuồng:

- Chỉ lấy mẫu chất độn nền chuồng tại những hộ gia đình có đàn gà bị nhiễm giun tròn.

- Cách lấy mẫu: tại mỗi ô chuồng lấy mẫu ở 4 góc và ở giữa ô chuồng, trộn đều để được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 – 100g/mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon nhỏ và trên mỗi túi có ghi nhãn các thông tin: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu. Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng thú y.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Mẫu đất bề mặt vườn, bãi chăn thả gà:

- Chỉ lấy mẫu đất bề mặt vườn bãi chăn thả gà tại những hộ gia đình có đàn gà bị nhiễm giun tròn.

- Cách lấy mẫu: khoảng 8 – 10m2 lấy một mẫu đất bề mặt ở 4 góc và ở giữa, phối hợp thành 1 mẫu có khối lượng khoảng 80 – 100g, ghi nhãn giống như mẫu chất độn chuồng.

2.4.2. Phƣơng pháp xét nghiệm mẫu phân, mẫu chất độn nền chuồng và mẫu đất vƣờn bãi chăn thả

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp Fulleborn để xét nghiệm mẫu tìm trứng các loài giun tròn ở gà:

- Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hoà lớn hơn tỷ trọng của trứng giun, sán để làm cho trứng giun nổi lên trên bề mặt dung dịch bão hoà (dung dịch NaCl bão hoà, tỷ trọng 1,18 – 1,20).

- Cách pha nước muối bão hoà: Lấy 1 lít nước đun sôi, cho 380g NaCl vào (Hoặc đun sôi nước cho từ từ muối vào), khuấy đều cho đến khi muối không tan được nữa, để nguội thấy có lớp muối kết tinh trên bề mặt là được. Lọc qua vải màn hoặc bông để loại bỏ cặn.

2.4.3. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn ở gà

2.4.3.1. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà

Tất cả các mẫu phân, mẫu đất bề mặt vườn bãi chăn thả, mẫu chất độn nền chuồng được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch NaCl bão hoà để phát hiện trứng giun tròn dưới kính hiển vi. Những mẫu có trứng giun tròn được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp đếm số trứng từng loài giun tròn có trong 1g phân bằng buồng đếm Mc. Masteur (Theo tài liệu của Jogen Hansen và cs, 1994 [51])

- Quy định 4 mức cường độ nhiễm căn cứ vào kết quả xác định cường độ nhiễm của toàn bộ số mẫu xét nghiệm:

+ <2000 trứng/g phân là nhiễm nhẹ (ký hiệu +)

+ 2000 – 4000 trứng/g phân là nhiễm trung bình (ký hiệu ++) + 4000 – 6000 trứng/g phân là nhiễm nặng (ký hiệu +++) + >6000 trứng/g phân là nhiễm rất nặng (ký hiệu ++++)

2.4.4. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi gà, giống gà, vùng sinh thái và mùa vụ trong năm

2.4.4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi gà

- Quy định về tuổi gà:Tuổi gà nghiên cứu được phân ra theo 3 lứa tuổi: + ≤3 tháng tuổi

+ 3 – 6 tháng tuổi + >6 tháng tuổi

- Chỉ thực hiện chỉ tiêu này với những đàn gà xác định tương đối đúng độ tuổi quy định.

2.4.4.2. Xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn theo giống gà

- Căn cứ vào đặc điểm hình thái của từng giống gà (theo tài liệu của Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998 [7]) để xác định giống gà.

- Chỉ thực hiện chỉ tiêu này với những đàn gà xác định được thuộc giống nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Căn cứ vào bản đồ địa hình của các huyện (theo tài liệu của Trịnh Trúc Lâm, 1997 [15]) để xác định:

+ Vùng núi cao: các xã có độ cao > 200m so với mực nước biển. + Vùng trung du: các xã có độ cao > 80 – 200m so với mực nước biển. + Vùng đồng bằng: các xã có độ cao < 80m so với mực nước biển. - Ở mỗi loại vùng sinh thái chúng tôi chọn 2 xã có đặc điểm địa hình đặc trưng để thu thập mẫu thực hiện nội dung này.

2.4.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn gà theo mùa vụ

Theo dõi trong 2 vụ:

+ Vụ Hè - Thu: từ tháng 5/2009 đến tháng 10/2009 + Vụ Đông - Xuân: từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2010

2.4.5. Phƣơng pháp mổ khám và định loài giun tròn

* Phương pháp mổ khám:

- Tiến hành theo phương pháp mổ khám không toàn diện những cơ quan có giun tròn ký sinh (Theo Trịnh Văn Thịnh, 1963 [31] ; Skrjabin K. I, 1977 [44] ; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [9]) như: dạ dầy, ruột non, ruột già, khí quản, mắt... với mục đích: xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm các giống loài giun tròn, quan sát những biến đổi đại thể của các cơ quan có giun tròn ký sinh.

- Cách thu thập: Thu thập riêng các loài giun tròn, để chết tự nhiên trong nước sạch và bảo quản trong dung dịch Barbagallo.

* Phương pháp định loài:

- Đối với giun trưởng thành: Căn cứ vào vị trí ký sinh và đặc điểm hình thái, kích thước và cấu tạo của từng loài (dựa vào khoá định loài của Skrjabin K. I và cs, 1977 [44]; Phan Thế Việt và cs, 1977 [41]; Nguyễn Thị Lê và cs, 1996 [17]).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với trứng: Căn cứ vào màu sắc, hình thái, cấu tạo trứng của từng loài để xác định.

2.4.6. Phƣơng pháp xác định sức đề kháng của trứng giun đũa gà với nhiệt độ và ẩm độ

2.4.6.1. Phương pháp xác định độ ẩm của đất

Cách xác định ẩm độ của đất: theo Lê Văn Khoa và cs (1996) [6], độ ẩm của đất tính ra theo công thức:

Wt (%) = (a/b) . 100 a: lượng nước mất sau khi sấy (g)

b: khối lượng đất trước khi sấy (g) Wt: độ ẩm của đất (%)

Lấy một lượng 20 - 30g đất sấy 105oC

cho đến khi khối lượng giữa các lần cân không đổi thì dừng lại và tính ẩm độ của đất theo công thức trên.

2.4.6.2. Phương pháp xác định sức đề kháng của trứng giun đũa gà (A. galli) với nhiệt độ

Bố trí 5 lô thí nghiệm (mỗi lô gồm 5 mẫu là 5 đĩa petri) có chứa cùng loại đất dày 1 – 2cm. Đặt trứng giun đũa tách được vào đất ở từng đĩa petri đã chuẩn bị. Tiến hành thí nghiệm lần lượt với từng lô.

- Lô 1:

+ Đưa 5 mẫu của lô 1 vào tủ sấy, điều chỉnh mức nhiệt độ trong tủ sấy là 400C và ẩm độ đất là 20 - 30%. Hàng ngày lấy khoảng 5 – 10g đất của mẫu theo dõi; xét nghiệm bằng phương pháp Fuleborn. Khi nào bắt đầu thấy xuất hiện trứng chết thì xác định đó là thời gian trứng bắt đầu chết.

+ Tiếp tục duy trì thí nghiệm cho đến khi trứng chết hoàn toàn (tất cả số trứng soi được dưới kính hiển vi đều chết) thì xác định đó là thời gian trứng chết hoàn toàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lô 2, 3, 4 và 5 tiến hành thí nghiệm tương tự như lô 1, cố định ẩm độ đất là 20 – 30% nhưng điều chỉnh nhiệt độ lần lượt là 450

C, 500C, 550C và 600C. Xác định thời gian trứng bắt đầu chết và thời gian trứng chết hoàn toàn.

2.4.6.2. Phương pháp xác định sức đề kháng của trứng giun đũa gà (A. galli) với ẩm độ

Bố trí 5 lô thí nghiệm (mỗi lô gồm 5 mẫu là 5 đĩa petri) có chứa cùng loại đất dày 1 – 2cm. Đặt trứng giun đũa tách được vào đất ở từng đĩa petri đã chuẩn bị. Tiến hành thí nghiệm lần lượt với từng lô.

- Lô 1:

+ Đưa 5 mẫu của lô 1 vào tủ sấy, điều chỉnh mức nhiệt độ trong tủ sấy là 30 - 350C và ẩm độ đất <10%. Hàng ngày lấy khoảng 5 – 10g đất của mẫu theo dõi; xét nghiệm bằng phương pháp Fuleborn. Khi nào bắt đầu thấy xuất hiện trứng chết thì xác định đó là thời gian trứng bắt đầu chết.

+ Tiếp tục duy trì thí nghiệm cho đến khi trứng chết hoàn toàn (tất cả số trứng soi được dưới kính hiển vi đều chết) thì xác định đó là thời gian trứng chết hoàn toàn.

- Lô 2, 3, 4 và 5 tiến hành thí nghiệm tương tự như lô 1, cố định nhiệt độ là 30 – 350C nhưng điều chỉnh ẩm độ đất lần lượt là 10 – 20%; 20 – 30%; 30 – 40% và >40%. Xác định thời gian trứng bắt đầu chết và thời gian trứng chết hoàn toàn.

2.4.7. Phƣơng pháp xác định biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun tròn

- Xác định biểu hiện lâm sàng: Trong quá trình lấy mẫu phân gà tại các địa phương, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như: Nhìn, sờ nắn, nghe và đo thân nhiệt (Hồ Văn Nam, 1982 [26]); sau đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ghi lại các biểu hiện lâm sàng của một vài đàn gà đã được xác định chỉ nhiễm một giống loài giun tròn thông qua xét nghiệm phân.

- Xác định bệnh tích đại thể: mổ khám, quan sát bằng kính lúp để phát hiện vùng có tổn thương rõ rệt.

2.4.8. Phƣơng pháp gây nhiễm giun đũa cho gà

- Bố trí thí nghiệm gồm 15 gà 1,5 tháng tuổi khoẻ mạnh.

- Trước khi gây nhiễm, nuôi gà 1 tuần để theo dõi tình trạng sức khoẻ và xét nghiệm phân từng gà để chắc chắn là gà không bị nhiễm giun sán.

- Chia 15 gà thành 3 lô, mỗi lô 5 gà, nuôi riêng trong 3 ô chuồng nền sàn: + Lô thí nghiệm 1: cho gà nuốt trứng giun đũa có sức gây bệnh

với số lượng khoảng 10.200 trứng/gà.

+ Lô thí nghiệm 2: cho gà nuốt trứng giun đũa có sức gây bệnh với số lượng khoảng 5.200 trứng/gà.

+ Lô đối chứng: không gây nhiễm giun đũa cho gà.

- Nuôi gà ở lô thí nghiệm và đối chứng với cùng loại thức ăn không có thuốc phòng chống giun đũa.

- Hàng ngày lấy mẫu phân gà của 3 lô để xét nghiệm tìm trứng giun đũa, xác định thời gian thải trứng giun đũa sau gây nhiễm.

- Theo dõi biểu hiện lâm sàng của gà.

- Mổ khám gà của các lô thí nghiệm để kiểm tra bệnh tích đại thể và tìm giun đũa ký sinh.

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây nhiễm giun A. galli cho gà

Số gà (con)

Tuổi

(ngày) Giống gà Khối lƣợng TB (Kg/con) Số trứng gây nhiễm/gà Thời gian thí nghiệm (ngày)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TN1 5 45 Ri 0,57 ± 0,04 10.200 75

TN2 5 45 Ri 0,56 ± 0,04 5.200 75

ĐC 5 45 Ri 0,59 ± 0,03 0 75

2.4.9. Phƣơng pháp theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh giun đũa A. galli ở gà gây nhiễm

Quan sát các biểu hiện của gà:

+ Quan sát thể trạng, mào, tích. + Quan sát trạng thái phân

+ Quan sát sự ăn uống, vận động + Quan sát các triệu chứng khác.

2.4.10. Phƣơng pháp xác định bệnh tích đại thể

Mổ khám những gà bị bệnh giun đũa khi kết thúc thí nghiệm; quan sát bằng mắt thường và kính lúp các phần ruột non, ruột già, xét nghiệm chất chứa bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để tìm giun đũa và quan sát bệnh tích do giun đũa gây ra.

2.4.11. Phƣơng pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun tròn cho gà

Thuốc Hanmectin - 25: Đóng lọ 10ml, trong 1ml thương phẩm có chứa 2,5mg Ivermectin và tá dược vừa đủ.

Thuốc Ivocip: Đóng lọ 50ml, trong 1ml thương phẩm chứa 10mg Ivermectin base và tá dược vừa đủ

Thuốc Levamisol: Đóng gói 2g, trong 1g thương phẩm có chứa 50mg Levamisol HCl và tá dược vừa đủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sử dụng thuốc 3 loại thuốc trên tẩy cho số lượng nhỏ gà mắc bệnh giun tròn (mỗi loại thuốc dùng cho 10 gà); sau khi sử dụng thuốc 10 – 15 ngày, xét nghiệm lại phân gà bằng phương pháp Fulleborn. Nếu không tìm thấy trứng loài giun tròn nào trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để đối với loài giun tròn đó; nếu vẫn thấy trứng trong phân nhưng số lượng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với giun tròn nhưng không triệt để; nếu số lượng trứng vẫn không giảm hoặc giảm không đáng kể so với trước khi dùng thuốc thì xác định thuốc không có hiệu lực với giun tròn gà.

- Mổ khám những gà dùng thuốc tẩy giun tròn để tìm giun. Nếu không tìm thấy loài giun tròn nào thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để đối với loài giun tròn đó; nếu vẫn tìm thấy giun tròn nhưng số lượng ít thì xác định thuốc có hiệu lực với giun tròn nhưng không triệt để; nếu gà vẫn nhiễm nhiều giun tròn thì xác định thuốc không có hiệu lực với giun tròn gà.

- Sau khi xác định được thuốc có hiệu lực tốt với giun tròn trên số lượng ít gà, tiếp tục dùng thuốc đó cho số lượng lớn gà ngoài thực địa. Kiểm tra lại phân sau 15 ngày dùng thuốc để xác định hiệu lực của thuốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số bệnh giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 52 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)