Bệnh giun trò nở gà

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số bệnh giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 46)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

1.1.2. Bệnh giun trò nở gà

1.1.2.1 Đặc điểm dịch tễ học của một số bệnh giun tròn ở gà

Magwisha H. B và cs, (2002) [54] cho biết: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán giảm theo tuổi gà (P<0,05). Cụ thể: tỷ lệ nhiễm A. Galli ở gà dò là 69%, gà trưởng thành là 29%; tỷ lệ nhiễm Syngamus trachea là 14% và 3%; tỷ lệ nhiễm Tetrameres là 94% và 82%...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Orlow F. M (1975) [43]: Bệnh giun tròn chủ yếu phổ biến ở gia cầm non, nhất là ở gà dưới 4 tháng tuổi, gà trưởng thành thì tỷ lệ nhiễm giảm dần.

Orunc O và cs (2009) [58] nghiên cứu và cho biết: Gà nhiễm rất nhiều loài ký sinh trùng khác nhau, trong đó tỷ lệ nhiễm Dispharynx nasuta là 1%, Ascaridia galli là 13%, Heterakis gallinarum là 15%, Capillaria spp là 30%.

Theo Phan Lục (1971) [20]: Gà ở Nam Hà nhiễm một số loài giun tròn: A. galli với tỷ lệ 60,1%; H. gallinarum là 62,7%; H. beramporia là 40,6%; Acuaria nasuta là 5,5%; Acuaria hamulosa là 24%; T. fissispina là 79,6%; O. mansoni là 23,1%; C. annulata là 2,7%; C. caudinflata là 5,5%; C. obsignata là 4%.

* Đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa gà

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10] cho biết: ở nhiệt độ 17 – 390

C, ẩm độ 90 – 100% trứng giun đũa gà phát triển tốt. Nếu nhiệt độ quá cao (>500C) trứng chết nhanh. Khẩu phần ăn thiếu vitamin A và B thì gà nhiễm giun nhiều hơn và giun có kích thước lớn hơn so với gà ăn đủ vitamin A, B.

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [14]: Biến động tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi gà (tuổi gà càng tăng tỷ lệ nhiễm càng giảm), cụ thể: qua mổ khám thấy gà 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 73,8%; gà 3 – 5 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 62,9%; gà trên 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 44,0%. Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rằng tỷ lệ nhiễm không biến động theo tuổi.

Đỗ Hồng Cường (1999) [3] cho biết: Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà Lơ – go là 24,27%, cao hơn ở gà Ri là 14,43%.

Theo Nguyễn Minh Toán (1989) [37]: Tuổi gà càng tăng, thời gian hoàn thành vòng đời của giun càng dài:

+ Gà 2 tuần tuổi là 28 ngày. + Gà 4 tháng tuổi là 51 ngày. + Gà 6 tháng tuổi là 56 ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Nguyễn Thị Kim Thành và cs (2000) [29] : khi tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu huyết học trên 200 gà Ri và gà Leghorn, trong đó có 120 gà không nhiễm giun sán, 80 gà bị nhiễm giun đũa, giun tròn.

* Đặc điểm dịch tễ bệnh giun kim gà

Phạm Văn Khuê và cs (1996) [9] cho biết: Biến động nhiễm giun kim theo tuổi gà; qua mổ khám thấy, tình hình nhiễm có chiều hướng giảm dần theo tuổi:

+ Gà 3 tháng tuổi: tỷ lệ nhiễm 40,4%, cường độ nhiễm 25,1 con. + Gà 4 - 5 tháng tuổi: tỷ lệ nhiễm 44,7%; cường độ nhiễm 23,1con. + Gà 6 tháng tuổi: tỷ lệ nhiễm 33,7%; cường độ 21,7%.

Bùi Lập và cs (1969) [16] cho rằng: Gà nhiễm Heterakis gallinarum cao nhất ở giai đoạn dưới 2 tháng tuổi.

Sự phát triển ấu trùng trong trứng giun Heterakis gallinae đến giai đoạn cảm nhiễm phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm trong tự nhiên, có thể kéo dài từ 6 – 7 ngày trong mùa hè, đến 15 – 72 ngày trong mùa thu và mùa đông (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2004 [13])

* Đặc điểm dịch tễ bệnh giun tóc gà

Theo Skrjabin K. I và cs (1979) [44]: gà, gà tây nhiễm C. obsignata là do ăn phải trứng cảm nhiễm của giun này lẫn trong thức ăn và nước uống, còn nhiễm loài C. caudinflata chỉ có thể là do ăn phải giun đất mang ấu trùng cảm nhiễm của giun này.

Trịnh Văn Thịnh (1963) [1631] cho biết: Gà nhiễm Capillaria với tỷ lệ 44% (gà dưới 2 tháng tuổi 46 – 71 – 82 %; gà trên 2 tháng tuổi 39 – 42 %). Mổ khám thấy Capillaria ở cuống mề gà là 38 % (dưới 2 tháng 56 %, từ 2 – 6 tháng 36 %, trên 6 tháng 16 %), ở manh tràng gà 3 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuổi gà càng cao tỷ lệ nhiễm giun tóc càng giảm.

* Đặc điểm dịch tễ bệnh giun dạ dày

Loài A. hamulosa thấy ở gà tại hầu hết các tỉnh ở phía bắc và phía nam nước ta (từ 1962 - 1980), ngoài ra đã gặp ở gà tây (Phan Thế Việt, 1984 [42])

* Đặc điểm dịch tễ bệnh giun mắt gà

Ở Việt Nam, lần đầu tiên Houdemer (1925) đã gặp bệnh này ở gà nhà. Nhiều tác giả cho biết, bệnh phân bố ở khắp mọi nơi của nước ta vào các thời gian khác nhau (Phan Thế Việt, 1984 [42])

Gà con 40 – 60 ngày tuổi hay mắc bệnh này. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun cao, có gà ở thể bệnh nặng. Gà 90 ngày tuổi tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đều nhẹ, ở thể mang trùng.

Gà trưởng thành không hoặc ít mắc bệnh này.

1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của một số loài giun tròn ở gà

Ấu trùng giun đũa A. galli chui vào tuyến tiêu hoá ở ruột, phá hoại niêm mạc và nhung mao ruột gây viêm, tụ máu mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh ghép. Khi gà bị nhiều giun gây tắc ruột hoặc thủng ruột, ngoài ra giun tiết độc tố làm gà bị trúng độc, chậm lớn, sản lượng trứng giảm sút (Phan Địch Lân và cs, 2005 [14]).

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10]: Giun kim H. gallinarum và H. beramporia kích thích niêm mạc ruột gây tụ huyết, ngoài ra còn chiếm đoạt dinh dưỡng của gà làm gà gầy yếu, gà con chậm lớn. Trong quá trình ký sinh, chúng tiết độc tố và sản vật khác làm gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột do đơn bào Histomonas meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà nuốt phải trứng giun kim này thì vừa bị bệnh giun kim, vừa mắc bệnh đơn bào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giun tóc Capillaria ký sinh ở manh tràng (ruột già) của gà. Capillaria

có phần đầu nhỏ, dài; phần này cắm sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương, mở đường cho vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể ký chủ. Trong quá trình sống, giun tiết độc tố và thải cặn bã làm con vật trúng độc. Các biến đổi bệnh lý ở ruột phá hủy hoạt động đường tiêu hóa làm cho gà gầy yếu.

Giun Acuaria Dispharynx ký sinh tại dạ dày cơ, giun ký sinh gây viêm và làm tan rã lớp màng cutin. Tổ chức dạ dày cơ dày thêm lên và bị thủng từng đường. Giun có thể phân hủy thành dạ dày và tạo những nang chứa giun bên trong thành dạ dày. Những nang này sờ cứng, khi cắt thấy mô hoại tử, trong có chất vữa màu trắng hoặc đỏ và có giun ký sinh.

Ấu trùng Tetrameres xâm nhập vào ống tuyến của dạ dày tuyến. Đến ngày thứ 12 con đực chui ra khỏi tuyến vào xoang dạ dày, con cái ở lại đó, to ra gần như chứa đầy cả lòng ống dẫn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2009 [12]). Giun gây viêm dạ dày thể cata, làm thoái hóa và teo mô tuyến, phá hủy chức năng dạ dày tuyến dẫn tới rối loạn chức năng hoạt động, làm ngừng tiết dịch vị, gà gầy yếu, sút nhanh và có thể chết nếu nhiễm nhiều giun. Gà đẻ bị giảm sức đẻ. Có trường hợp cuống mề nổi cục, sưng to làm thức ăn không qua được.

1.1.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh giun tròn ở gà

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [14]: Nếu gà nhiễm Ascaridia galli nhẹ thì triệu chứng không rõ. Nếu nhiễm nặng, gà có triệu chứng sau: gà con sau khi nhiễm 10 - 40 ngày thấy mào nhợt nhạt; gầy yếu; phân lúc táo, lúc lỏng; cánh rũ; lông xù, bệnh mỗi ngày nặng thêm, sau 40 ngày thì gầy còm và có thể chết.

Trong quá trình ký sinh, giun đũa tiết ra độc tố và độc tố này cũng gây ra trạng thái suy nhược, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, đôi khi có biểu hiện hội chứng thần kinh ở gà con khi nhiễm giun đũa với cường độ cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trịnh Văn Thịnh (1963) [31] cho biết: bệnh giun đũa thường phổ biến ở gà, giết hại nhiều gà, nhất là khi nuôi gà đàn. Giun đũa tích ở ruột non gây chứng viêm ruột và làm gà ăn kém, gầy, lờ đờ, ủ rũ, tiêu chảy. Ở nước ta, bệnh làm chết khá nhiều gà con, làm gà mái gầy, bị viêm ruột. Giun có thể làm thủng tổ chức gan và ống dẫn mật.

Mổ khám gà chết do bệnh giun đũa thấy xác gầy, lông xù, mào trắng nhợt, ấu trùng gây tổn thương ở niêm mạc ruột, có hiện tượng viêm thuỷ thũng, xung huyết, tụ huyết và tế bào thẩm xuất. Những nơi có nhiều ấu trùng ký sinh thì thấy tổ chức liên kết tăng sinh. Gan thường tụ huyết, tế bào thần kinh và sợi thần kinh ở niêm mạc ruột và tầng cơ bị tổn thương, tế bào thần kinh và nhân đều teo đi (Phan Địch Lân và cs, 2005 [14]).

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10]: Gà bị bệnh giun kim vẫn ăn uống bình thường nhưng có hiện tượng thiếu máu, kiết lỵ và gầy còm; gà con chậm lớn; gà đẻ giảm sản lượng trứng, có khi dừng đẻ. Nếu nhiễm nặng thì gà gầy còm, thiếu máu nặng, suy nhược mà chết. Khi nhiễm nặng gà bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, ăn kém. Gà con yếu ớt và chậm lớn, gà mái đẻ kém (Phan Địch Lân và cs, 2005 [14]).

Phan Địch Lân và cs (2005) [14] cho biết: Mổ khám gà chết do giun kim thấy viêm manh tràng và tạo thành các ổ viêm nhỏ trong thành ruột. Đó là các ổ viêm manh tràng do ấu trùng của Heterakis trong quá trình nằm sâu trong thành ruột tạo ra.

Độc lực của Heterakis ở gà mắc bệnh nặng làm tăng bạch cầu ưa eozin, sung huyết gan và có hiện tượng ứ huyết.

Theo Skrjabin K. I và cs (1979) [45]: khi gà nhiễm giun tóc ở cường độ nhẹ, triệu chứng lâm sàng không thể hiện, khi nhiễm nặng thấy thể hiện rõ sự rối loạn tiêu hoá. Vào ngày thứ 12 sau khi cảm nhiễm, phân của gà lỏng, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lẫn nhiều chất nhày và vết máu. Gà mắc bệnh chậm chạp, rúc vào xó chuồng. Lông xung quanh hậu môn thường thấy bết, dính phân. Gà sút cân, một số con chết vì kiệt sức.

Khi mổ gà chết do bệnh giun tóc thấy có hiện tượng viêm ruột cấp tính hay mãn tính. Thành ruột dày, phù, có các điểm xuất huyết (Skrjabin K. I và cs, 1979 [45]).

Bệnh giun đuôi xoắn ở dạ dày thường gặp ở cả gà con và gà lớn. Triệu chứng phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm. Khi gà mắc nhẹ có thể không xuất hiện triệu chứng. Gà nhiễm nặng thường gầy yếu, rất chậm phát triển, kiệt sức nhanh chóng và có thể chết.

Khi mổ khám những gà chết do bệnh giun đuôi xoắn thấy viêm cata niêm mạc dạ dày tuyến ở trạng thái nặng. Theo Vxelovodov B. P (1944): giun

D. nasuta một mặt gây ra những biến đổi teo và hoại tử nghiêm trọng niêm mạc dạ dày, mặt khác gây tăng sinh lớp biểu mô và mô liên kết, dẫn đến phát sinh các khối u. Niêm mạc dạ dày tuyến bị huỷ hoại đưa đến sự ngừng tiết tuyến dịch vị, do đó gà bị kiệt sức và chết.

1.1.2.4. Chẩn đoán bệnh giun tròn ở gà

Việc chẩn đoán bệnh giun tròn ở gà có thể dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng của bệnh, xét nghiệm phân và kiểm tra bệnh tích.

a) Đối với gà còn sống:

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [10], để chẩn đoán bệnh có thể áp dụng hai phương pháp là chẩn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm lại gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhằm xác định có hoặc không có giun tròn ký sinh. Đây là phương pháp thông dụng để đánh giá tình hình nhiễm giun tròn ở gà. Nghiên cứu định lượng nhằm xác định số lượng trứng trong phân để đánh giá mức độ nhiễm và hiệu quả của một số thuốc tẩy giun.

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ: Những triệu chứng lâm sàng cần chú ý là gà ăn kém, gầy yếu, da khô, mào tích nhợt nhạt, ỉa chảy…

Về đặc điểm dịch tễ học, cần căn cứ vào lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y… Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những đặc điểm nói trên để chẩn đoán thì sẽ không chính xác. Bởi vì các bệnh ký sinh trùng thường có những triệu chứng lâm sàng tương tự nhau (rối loạn tiêu hóa, thể trạng gầy, da khô, lông xù…). Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh phải tiến hành xét nghiệm phân tìm trứng các loài giun tròn ký sinh ở gà.

Theo Phan Lục (2006) [23], có 4 phương pháp xét nghiệm phân: - Phương pháp trực tiếp:

Dùng đũa thuỷ tinh lấy 1 mẫu phân của con vật định xét nghiệm, để mẫu phân lên phiến kính sạch: Nhỏ 1 - 2 giọt glycerin, gạt cặn bã ra 2 đầu phiến kính. Dung dịch phân được dàn mỏng trên phiến kính và kiểm tra dưới kính hiển vi tìm trứng giun.

- Phương pháp Fullerborn:

Nguyên lý của phương pháp này dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng của dung dịch muối Nacl bão hoà (D = 1,18 - 1,20) lớn hơn tỷ trọng của trứng giun, do đó trứng sẽ nổi lên trên, ta có thể tìm thấy trứng các loài giun tròn dưới kính hiển vi (độ phóng đại  100 hoặc x 400).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dung dịch muối bão hoà được pha bằng cách: Lấy 1 lít nước sôi, cho 380 g muối NaCl vào (hoặc đun sôi nước, cho từ từ muối vào), khuấy đều đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội trên mặt có lớp muối kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.

Cách xét nghiệm như sau: Lấy mẫu phân cần xét nghiệm cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp nước muối bão hoà vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được đổ vào ống penicillin sao cho đầy đến miệng, đậy phiến kính sạch lên cho tiếp xúc với mặt nước, để khoảng 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi trên kính hiển vi tìm trứng các loài giun tròn gà

- Phương pháp Darling:

Nguyên lý chung của phương pháp này là dựa trên sự chênh lệch về tỷ trọng giữa dung dịch Nacl bão hoà và trứng các loài giun tròn gà, đồng thời lợi dụng lực ly tâm để phân ly những trứng giun nhẹ hơn ra khỏi phân. Khi đó dùng vòng sắt vớt lớp váng phía trên, ta sẽ tìm được trứng giun tròn gà.

Cách xét nghiệm: Lấy mẫu phân cần chẩn đoán cho vào cốc thuỷ tinh, cho thêm vào lượng nước sạch bằng 10 lần thể tích khối lượng phân, dùng đũa thuỷ tinh khuấy tan phân và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được cho vào các ống ly tâm và ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong thời gian từ 3 - 5 phút. Sau đó, đổ bỏ lớp nước phía trên và giữ lại cặn trong các ống ly tâm. Tiếp theo cho nước muối bão hoà vào các ống ly tâm, đậy nắp miệng ống và lắc đều cho cặn hoà đều trong dung dịch, tiến hành ly tâm lần 2 với tốc độ và thời gian như trên. Dùng vòng sắt vớt lớp váng nổi trên bề mặt, đặt lên phiến kính sạch và soi dưới kính hiển vi tìm trứng các loài giun tròn ký sinh ở gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp Cherbovick: Phương pháp này hoàn toàn giống phương pháp Darling, chỉ khác dung dịch bão hoà sử dụng ở đây là MgSO4.

Để xác định cường độ nhiễm, có thể dùng phương pháp đếm số trứng giun tròn gà trên buồng đếm Mc. Master nhằm xác định số trứng giun/g phân. Phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau:

- Bước 1: Cân 4g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng 100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số bệnh giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)