3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.2.1. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của gà mắc bệnh giun trò nở các
địa phƣơng
3.2.1.1. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của gà mắc bệnh giun tròn
Chúng tôi đã theo dõi triệu chứng lâm sàng của một số gà trong các đàn gà chỉ nhiễm một loại giun tròn. Kết quả tổng hợp được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của gà mắc bệnh giun tròn
Loài giun tròn nhiễm Số gà nhiễm (con) Số trứng/g phân (X ± mx) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ
(%) Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu
Ascaridia
galli 31 3.584 ± 197 5 16,13
- Gầy, da khô, lông xù - Mào, tích nhợt nhạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Phân sệt, phân lỏng có lẫn bọt khí Capillaria sp. 35 3945 ± 216 5 14,29 - Gầy còm, chậm chạp, lông xù - Mào, tích nhợt nhạt - Phân sệt, phân lỏng Heterakis sp. 27 2.892 ± 203 4 14,81 - Gầy còm, chậm chạp, lông xù - Mào, tích nhợt nhạt - Phân lỏng, lẫn vệt máu Tetrameres sp. 17 3.157 ± 211 2 11,76 - Gầy còm, chậm chạp, lông xù - Mào, tích nhợt nhạt - Phân sền sệt, phân lỏng Bảng 3.13 cho thấy:
- Theo dõi 31 gà nhiễm A. galli (qua xét nghiệm phân), có 5 gà có triệu chứng lâm sàng, tỷ lệ 16,13%. Những gà có triệu chứng đều gầy; mào, tích nhợt nhạt; có hiện tượng rối loạn tiêu hoá (phân sệt hoặc phân lỏng).
- Trong 35 gà nhiễm Capillaria sp. theo dõi có 5 gà có triệu chứng lâm sàng, chiếm tỷ lệ 14,29%. Gà gầy; mào, tích nhợt nhạt; phân lỏng có vết máu.
- Trong 27 gà nhiễm Heterakis sp. theo dõi có 4 gà có triệu chứng lâm sàng, chiếm tỷ lệ 14,81%. Gà gầy còm, chậm chạp; mào, tích nhợt nhạt; có hiện tượng kiết lỵ.
- Trong 17 gà nhiễm Tetrameres sp. theo dõi có 2 gà có triệu chứng lâm sàng, chiếm tỷ lệ 11,76%. Gà gầy; mào, tích nhợt nhạt; phân sệt hoặc lỏng.
Qua theo dõi các biểu hiện lâm sàng cho thấy: các giống loài giun tròn ký sinh và lấy chất dinh dưỡng ở đường tiêu hoá của gà làm cho gà bị thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, còi cọc, lông xù, rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, các loại giun tròn trên gây ra các triệu chứng giống nhau và giống triệu chứng của nhiều bệnh khác. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng thì việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn và thiếu chính xác. Với những triệu chứng này,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người chăn nuôi thường ít để ý nên không xác định được bệnh. Vì vậy, trong chẩn đoán cần kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng với tìm hiểu đặc điểm dịch tễ của bệnh; tốt nhất là xét nghiệm phân và mổ khám để có kết quả chẩn đoán chính xác.
3.2.1.2. Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hoá gà bị bệnh giun tròn
Chúng tôi đã mổ khám 247 gà, quan sát và tổng hợp những bệnh tích đại thể của gà nhiễm các giống loài giun tròn. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh giun tròn qua mổ khám
Loài giun tròn nhiễm Số gà mổ khám nhiễm giun (con) Số gà có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) Bệnh tích đại thể chủ yếu Ascaridia galli 103 20 19,42
- Ruột non tổn thương, viêm cata - Niêm mạc ruột sung huyết, tụ huyết - Có nhiều giun đũa ký sinh ở ruột non
Capillaria
sp. 109 17 15,60
- Viêm cata ở ruột già, niêm mạc ruột già có các điểm xuất huyết
- Manh tràng hơi sưng, có nhiều giun tóc ký sinh
Heterakis
sp. 61
* 7 11,48
- Niêm mạc manh tràng sung huyết và có xuất huyết lấm tấm.
- Có nhiều giun kim ký sinh
Tetrameres
sp. 38 4 10,53
Niêm mạc dạ dày tuyến viêm; ống tuyến sưng, trong ống tuyến có giun.
Oxyspirura
sp. 17 2 11,76
- Lông tơ xung quanh mắt rụng
- Mắt hơi sưng, niêm mạc đỏ, chảy dịch - Có nhiều giun trong xoang kết mạc mắt
Ghi chú (*): Khi xét nghiệm phân không thấy cầu trùng E. terella.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trong 103 gà nhiễm Ascaridia galli, có 20 gà có bệnh tích đại thể, tỷ lệ 19,42%. Bệnh tích đại thể chủ yếu gồm: Ruột non tổn thương, viêm cata; niêm mạc ruột sung huyết, tụ huyết; có nhiều giun đũa ký sinh.
- Trong 109 gà mổ khám nhiễm Capillaria sp., có 17 gà có bệnh tích đại thể, tỷ lệ 15,60%. Bệnh tích đại thể chủ yếu: Viêm cata ở ruột già, niêm mạc ruột già có các điểm xuất huyết; manh tràng hơi sưng; có nhiều giun tóc ký sinh.
- Trong 61 gà mổ khám nhiễm Heterakis sp., có 7gà có bệnh tích đại thể, tỷ lệ 11,48%. Bệnh tích đại thể chủ yếu: Ruột non viêm nhẹ, xuất huyết; niêm mạc manh tràng sung huyết và có xuất huyết lấm tấm; có nhiều giun kim ký sinh.
- Trong 38 gà mổ khám nhiễm Tetrameres sp., có 4 gà có bệnh tích đại thể, tỷ lệ 10,53%. Bệnh tích thể hiện: Niêm mạc dạ dày tuyến viêm; có các nốt đen, trong có giun ký sinh.
- Trong 17 gà mổ khám nhiễm Oxyspirura sp., có 2 gà có bệnh tích đại thể, tỷ lệ 11,76%. Bệnh tích đại thể chủ yếu: Lông tơ xung quanh mắt rụng; mắt hơi sưng, niêm mạc đỏ, chảy dịch; trong xoang kết mạc mắt có nhiều giun ký sinh.
Trong quá trình ký sinh, các loài giun tròn gà đều gây nên những biến loạn cơ giới, ngăn trở ít hay nhiều khí quan mà nó xâm nhập, làm tróc niêm mạc, xuất huyết, gây viêm, thường gặp ở thể thứ cấp tính và mãn tính; tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh kế phát.
Trong chăn nuôi cần chú ý đến việc phòng bệnh cho đàn gà. Nếu gà bị nhiễm giun tròn sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, gà con chậm lớn, giảm sản lượng trứng ở gà đẻ… làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế của nguời chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn