3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN TRÒN GÀ
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
- Bùi Lập và cs (1969) [16] nghiên cứu và cho biết: Gà ở tỉnh Hà Bắc nhiễm Ascaridia galli với tỷ lệ 69,8%; Heterakis gallinarum là 74,6%; Acuaria nasuta là 7,8%; Acuaria hamulosa là 33,3%; Tetrameres fissispina là 76,9%; Oxyspirura mansoni là 45,2%; Capillaria annulata là 24,6%; Capillaria obsignata là 18,4%.
- Theo Phan Lục (1972) [21]: Gà ở Nghĩa Lộ nhiễm một số loài giun tròn như: A. galli với tỷ lệ 59,3%; Heterakis gallinarum là 87,8%; Heterakis beramporia là 91%; Acuaria nasuta là 15,6%; Acuaria hamulosa là 1,2%; Tetrameres fissispina là 28%; Oxyspirura mansoni là 19,8%; Capillaria annulata là 1,2%; Capillaria obsignata là 3,7%.
- Phan Thế Việt (1984) [42] cho biết: đã gặp loài A. galli ở gà hầu hết các địa điểm nghiên cứu ở phía Bắc và phía Nam đất nước. Ngoài ra đã gặp ở gà rừng tỉnh Quảng Ninh (1969), Vĩnh Phú (1975) và Lai Châu (1983).
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Toán (1989) [37]: Tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli và Heterakis gallinarum ở gà công nghiệp nuôi tập trung lần lượt là 33,16% và 5,71%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Gà nhiễm giun kim rất phổ biến do nuốt phải trứng có sức gây bệnh ở chuồng nuôi, sân chơi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi,... giun đất có thể nhiễm trứng giun kim, gà ăn giun đất dễ bị bệnh.
Trứng giun kim có sức đề kháng mạnh với ngoại cảnh, phạm vi ký chủ rất rộng (các gia cầm và chim trời) nên bệnh càng phổ biến ở khắp các vùng. Tỷ lệ nhiễm rất cao (Hà Tĩnh 74,9%; Nam Hà 62,7%; Hà Bắc 74,6%; Nghĩa Lộ 70,9%).
- Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [14]: Ở nước ta, tất cả các vùng đều có bệnh giun đũa gà. Tỷ lệ nhiễm trung bình của gà ở các tỉnh cao (33,3% - 69,8%) và cường độ nhiễm ở mức trung bình (7,3 giun/gà – 16,3 giun/gà).
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở đàn gà nuôi tại các nông hộ ở xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên theo phương thức gà thả vườn là khá cao, trong 190 mẫu kiểm tra có 106 mẫu cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ 55,79% (Phan Thị Hồng Phúc, 2007 [28]).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
- Skrjabin K. I và cs (1979) [45] cho biết: gà, gà tây nhiễm C. obsignata là do ăn phải trứng cảm nhiễm của giun này lẫn trong thức ăn và nước uống, còn nhiễm loài C. caudinflata chỉ có thể là do ăn phải giun đất mang ấu trùng cảm nhiễm của giun này.
- Ở Brazil, Menezes (2001) cho biết: gà Nhật và gà nuôi nhốt ở Grisi và Carvalho có tỷ lệ nhiễm Dispharynx nasuta lần lượt là 44,0% và 4,7%
- Theo Vxelovodov B. P (1944), giun Dispharynx nasuta một mặt gây ra những biến đổi teo và hoại tử trong niêm mạc dạ dày, mặt khác sự tăng sinh lớp biểu mô và mô liên kết đưa đến phát sinh các khối u. Niêm mạc dạ dày tuyến bị huỷ hoại dẫn đến sự ngừng tiết dịch vị, do đó gà bị kiệt sức nặng và chết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Gagarin V. G (1952) đã xác định, sự phát triển của trứng C. annulata ở môi trường bên ngoài đến giai đoạn cảm nhiễm kéo dài 9 ngày (ở nhiệt độ gần 250C), còn thời gian phát triển của giun này đến giai đoạn thành thục trong cơ thể gà là 21 – 22 ngày.
- Orlow F. M (1975) [43] cho biết: Bệnh giun tròn chủ yếu là ở gia cầm non, phổ biến nhất là ở gà dưới 4 tháng tuổi, gà trưởng thành thì tỷ lệ nhiễm giảm dần. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh càng nặng hơn. Bệnh giun tròn thường thấy vào hầu hết các tháng trong năm.
- Kerr (1955) cho biết: sự phát triển của Ascaridia đến giai đoạn trưởng thành trong cơ thể gà con dưới 3 tháng tuổi kéo dài 30 – 35 ngày, còn ở gà 3 tháng tuổi thời gian này kéo dài đến 50 ngày.
- Nnadi P. A và cs (2010) [56] đã tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ về tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng ở gà tại một số địa phương thuộc Đông Nam Nigeria trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2008. Kết quả cho thấy: Gà tại các địa phương nghiên cứu nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá và ngoại ký sinh trùng. Cụ thể: trong 1038 gà điều tra (trong đó có 468 gà con, 207 gà dò và 363 gà trưởng thành) có 41% gà nhiễm ngoại ký sinh trùng; 35,5% gà nhiễm giun sán (trong đó gà nhiễm Ascaridia galli với tỷ lệ cao nhất là 17,2%).
- Katakam K. K và cs (2010) [52] cho biết: Gây nhiễm Ascaridia galli cho gà với liều 1000 trứng có sức gây bệnh/gà, sau 15 ngày mổ khám gà gây nhiễm phát hiện rất nhiều ấu trùng Ascaridia galli ký sinh trong thành ruột của gà mắc bệnh.
- Das G và cs (2010) [47] nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn có bổ sung thêm Lysine đến khả năng sinh trưởng của gà nhiễm Ascaridia galli
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
như sau: Chọn nhóm gà Leghorn 1 ngày tuổi làm thí nghiệm, cho nhóm gà này ăn khẩu phần có bổ sung Lysine theo tiêu chuẩn (8,5g Lys/KgTT). Đến giai đoạn 4 tuần tuổi chia thành 4 lô thí nghiệm; trong đó, lô 1 và 3 vẫn tiếp tục ăn khẩu phần bổ sung Lysine theo tiêu chuẩn, Lô 2 và 4 chuyển sang khẩu phần bổ sung thêm Lysine (10,5g Lys/KgTT). Sau đó, tiến hành gây nhiễm cho gà lô 3 và 4 với liều 250 trứng A. Galli có sức gây bệnh/ gà. Sau 7 tuần gây nhiễm, mổ khám toàn bộ gà. Kết quả cho thấy : Gà lô 1 (ăn khẩu phần bổ sung Lysine tiêu chuẩn và không gây nhiễm bệnh do A. galli) khả năng tiêu thụ thức ăn/Kg nhiều hơn lô 2. Gà lô 3 (ăn khẩu phần bổ sung Lysine tiêu chuẩn và gây nhiễm bệnh do A. Galli) có tỷ lệ nhiễm bệnh do A. galli thấp hơn gà lô 4 (ăn khẩu phần bổ sung thêm Lysine so với tiêu chuẩn và gây nhiễm bệnh do A. Galli tương tự lô 3) với P<0,05; Tuy nhiên, số lượng giun/ gà, kích thước giun và khả năng sinh sản của giun giữa 2 lô không có sự sai khác (P>0,05). Từ đó, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận : Bổ sunh thêm Lysine trong khẩu phần ăn của gà giúp tăng cường khả năng phòng bệnh do A. galli và giúp cơ thể tránh được những tác động có hại do A. galli gây ra.
- Orunc O và cs (2009) [58] nghiên cứu về các loài ký sinh trùng ký sinh ở gà tại Van region. Kết quả cho thấy: gà nhiễm rất nhiều loài ký sinh trùng, trong đó tỷ lệ nhiễm Raillietina spp là 10%, Dispharynx nasuta là 1%, Ascaridia galli là 13%, Heterakis gallinarum là 15%, Capillaria spp là 30%.
- Mungube E. O và cs (2008) [55] công bố kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở gà thả vườn tại một số địa phương của Đông Kenya từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 8 năm 2006. Kết quả cho thấy: Trong 360 gà kiểm tra có 93,3% gà nhiễm giun sán; trong đó, tỷ lệ nhiễm Tetrameres sp là 37,7%; tỷ lệ nhiễm A. galli là 33,3%; Heterakis gallinarum là 22,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Abdelqader A và cs (2008) [46] cho biết: Các tác giả đã tiến hành mổ khám nhằm xác định tỷ lệ nhiễm giun sán khí quản và đường tiêu hoá của gà ở miền bắc Jordan trong giai đoạn từ 12/2004 – 2/2005 và từ 6/2005 – 8/2005. Kết quả cho thấy: gà nhiễm 3 loài giun tròn và 8 loài sán dây, không tìm thấy sán lá ký sinh. Tính biệt ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm A. galli. Trong tổng số 208 gà trống mái mổ khám ngẫu nhiên có 152 gà nhiễm bệnh (chiếm tỷ lệ 73,1%). Trong đó, tỷ lệ gà nhiễm Heterakis gallinarum là 33%; tỷ lệ gà nhiễm Capillaria obsignata là 0,5% và tỷ lệ gà mái nhiễm Ascaridia galli là 28%, gà trống là 43%.
Ngoài ra Abdelqader A và cs còn cho biết: Số giun sán ký sinh trung bình là 7con/gà (biến động từ 0 – 168 giun sán/gà).
- Magwisha H. B và cs (2002) [54] đã xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở gà dò và gà trưởng thành trong mùa mưa tại Morogoro – Tanzania. Qua mổ khám khí quản, đường tiêu hoá và ống dẫn trứng của 100 gà thấy gà nhiễm 18 loài giun tròn, 8 loài sán dây nhưng không nhiễm sán lá. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán giảm theo tuổi gà (P<0,05).
- Poulsen J và cs (2000) [57] đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá ở gà thả vườn tại khu vực phía Đông của Ghana, Tây Phi. Các tác giả tiến hành mổ khám 100 gà thả vườn được lựa chọn ngẫu nhiễn. Kết quả cho thấy: 100% số gà bị nhiễm giun sán đường tiêu hoá với tổng số loài được phát hiện là 18 loài. Trong đó, 25% nhiễm Acuaria hamulosa, 24% nhiễm A. galli, 31% nhiễm Heterakis gallinarum, 58% nhiễm Tetrameres fissispina….
- Kurt M và cs (2008) [53] cho biết: trong 83 gà thả vườn được kiểm tra ở khu vực Samsun, Bắc Thổ Nhĩ Kỳ có 88% nhiễm giun sán đường tiêu hoá hoặc khí quản. Các tác giả đã tìm thấy 16 loài giun sán ký sinh. Trong đó, tỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lệ nhiễm Heterakis gallinarum là 29%, Ascaridia galli là 16%, Capillaria caudinflata là 12%, C. retusa là 6%, C. Bursata là 4%, C. annulata là 1%....
- Irungu L. W và cs (2004) [49] cho biết: Các tác giả đã mổ khám 456 gia cầm nhằm xác định tỷ lệ nhiễm giun sán đường tiêu hoá tại một số vùng thuộc Kenya. Kết quả cho thấy: có 21,33% số gia cầm nhiễm Heterakis gallinarum; 10,03% nhiễm Ascaridia galli; 1,5% nhiễm Capillaria sp.
- Jabłonowski Z và cs (2002) [50] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung lượng Protein và vitamin B2 khác nhau trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm A. galli ở gà. Kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung khẩu phần ăn giàu Protein và Vitamin B2 làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm A. galli ở gà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Gà thả vườn ở tỉnh Thái Nguyên.
- Bệnh do giun tròn gây ra ở gà thả vườn.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- 2688 mẫu phân mới thải của gà thả vườn ở các lứa tuổi.
- 367 mẫu chất độn nền chuồng, 587 mẫu đất bề mặt vườn, bãi chăn thả gà. - 247 gà địa phương (mổ khám giun tròn).
- Gà khoẻ 1,5 tháng tuổi: 15 con (bố trí gây nhiễm A. galli).
- Trứng giun đũa phân lập từ phân gà ở ba huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên. - Dung dịch NaCl bão hoà, kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Một số loại thuốc tẩy giun tròn: Hanmectin - 25; Ivocip; Levamisol.
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa phương triển khai: Các huyện Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình. - Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi – Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ở gà thả vƣờn tại ba huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên
2.3.1.1. Tình hình nhiễm giun tròn ở gà thả vườn tại ba huyện
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà tại một số địa phương - Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi gà
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo vùng sinh thái - Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo mùa vụ
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà theo giống gà - Cường độ nhiễm giun tròn ở gà
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở gà qua mổ khám - Các giống, loài giun tròn ký sinh ở gà thả vườn
2.3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm và sức đề kháng của trứng giun đũa gà ở ngoại cảnh
- Sự ô nhiễm trứng giun đũa gà ở nền chuồng và đất bề mặt vườn, bãi chăn thả gà
- Sức đề kháng của trứng giun đũa gà với nhiệt độ và ẩm độ
2.3.2. Bệnh lý và lâm sàng bệnh giun tròn ở gà
2.3.2.1. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của gà mắc bệnh giun tròn ở các địa phương
- Biểu hiện lâm sàng - Bệnh tích đại thể
2.3.2.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa (Ascaridiosis) ở gà do gây nhiễm
- Thời gian gà thải trứng giun tròn Ascaridia galli sau gây nhiễm - Diễn biến lâm sàng của gà bị bệnh sau gây nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.3. Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà và đề xuất biện pháp phòng bệnh phòng bệnh
- Thử nghiệm thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện hẹp - Kết quả dùng thuốc tẩy giun tròn cho gà trên diện rộng - Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho gà thả vườn
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp lấy mẫu 2.4.1. Phƣơng pháp lấy mẫu
Mẫu được thu thập tại các nông hộ chăn nuôi gà thả vườn ở ba huyện của tỉnh Thái Nguyên theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc.
* Mẫu phân:
- Thu thập mẫu phân mới thải của gà thả vườn các lứa tuổi ở một số xã của huyện Định Hoá, Phú Bình và Đồng Hỷ. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi túi có ghi nhãn với các thông tin: tên chủ hộ, thời gian, địa điểm lấy mẫu, giống gà, tuổi gà, trạng thái cơ thể và biểu hiện lâm sàng (nếu có). Những thông tin này được ghi vào nhật ký đề tài.
- Mẫu phân mới thải của gà trước và sau khi sử dụng thuốc tẩy giun tròn.
* Mẫu chất độn nền chuồng:
- Chỉ lấy mẫu chất độn nền chuồng tại những hộ gia đình có đàn gà bị nhiễm giun tròn.
- Cách lấy mẫu: tại mỗi ô chuồng lấy mẫu ở 4 góc và ở giữa ô chuồng, trộn đều để được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 – 100g/mẫu). Mỗi mẫu được để riêng trong túi nilon nhỏ và trên mỗi túi có ghi nhãn các thông tin: tên chủ hộ, địa điểm, thời gian lấy mẫu. Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng thú y.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Mẫu đất bề mặt vườn, bãi chăn thả gà:
- Chỉ lấy mẫu đất bề mặt vườn bãi chăn thả gà tại những hộ gia đình có đàn gà bị nhiễm giun tròn.
- Cách lấy mẫu: khoảng 8 – 10m2 lấy một mẫu đất bề mặt ở 4 góc và ở giữa, phối hợp thành 1 mẫu có khối lượng khoảng 80 – 100g, ghi nhãn giống như mẫu chất độn chuồng.
2.4.2. Phƣơng pháp xét nghiệm mẫu phân, mẫu chất độn nền chuồng và mẫu đất vƣờn bãi chăn thả
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp Fulleborn để xét nghiệm mẫu tìm trứng các loài giun tròn ở gà:
- Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch bão hoà lớn hơn tỷ trọng của trứng giun, sán để làm cho trứng giun nổi lên trên bề mặt dung dịch bão hoà (dung dịch NaCl bão hoà, tỷ trọng 1,18 – 1,20).
- Cách pha nước muối bão hoà: Lấy 1 lít nước đun sôi, cho 380g NaCl vào (Hoặc đun sôi nước cho từ từ muối vào), khuấy đều cho đến khi muối không tan được nữa, để nguội thấy có lớp muối kết tinh trên bề mặt là được. Lọc qua vải màn hoặc bông để loại bỏ cặn.
2.4.3. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn ở gà