Thực trạng vi phạm của pháp nhân

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của pháp nhân một vài vấn đề về lý luận (Trang 44 - 48)

CHƢƠNG 2 : VIỆC ÁP DỤNG TNHS CỦA PHÁP NHÂN TẠI VIỆT NAM

2.1 Sự cần thiết của việc thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Việt

2.1.1 Thực trạng vi phạm của pháp nhân

Pháp nhân (đặc biệt là các loại hình cơng ty thƣơng mại) đang đóng một vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia nói chung và quốc tế nói riêng. Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ riêng, pháp nhân ngày càng đƣợc hoàn thiện và thay đổi cơ cấu, cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp, ngày càng chuyên mơn hóa khi đƣợc chia nhỏ thành các cơ quan khác nhau. Các quốc gia phát triển, nhƣ Mỹ và Anh đã phải đối mặt với số lƣợng tội phạm (về môi trƣờng, chống độc quyền, thực phẩm và thuốc men, lao động, hối lộ, tội cản trở pháp luật, tài chính) đáng báo động có liên quan đến pháp nhân [43; tr-2]. Sự phát triển mạnh mẽ về số lƣợng và quy mô của các pháp nhân, bên cạnh một số lợi ích, thì các quốc gia đều phải đối mặt với những hậu quả cực kì nghiêm trọng liên quan, gây thiệt hại về vật chất, sức khỏe và thậm chí là thiệt hại về con ngƣời. Thực trạng các tội phạm do pháp nhân gây ra khơng có một báo cáo nào có thể thống kê hết, và các tội phạm này đang ngày một tăng lên về số lƣợng và hậu quả.

Việt Nam cũng đang gánh chịu những hậu quả nặng nề do pháp nhân gây ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ môi trƣờng, kinh tế, xây dựng, bảo hộ lao động, quản lý đất đai. Tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến đời sống, sinh hoạt của con ngƣời và sinh vật. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trƣờng lên tới 5,5% GDP hàng năm. Nhƣ vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD trong ƣớc tính 76 tỷ USD của GDP trong năm 2008. Cũng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ơ nhiễm mơi trƣờng[16]

Một loạt các vụ việc gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến đời sống của hàng trăm ngƣời dân đã xảy ra ở Việt Nam nhƣ vụ Vedan xả thải

38

gây ô nhiễm ở sông Thị Vải, Đồng Nai năm 2008; nhà máy cao su Xà Bang gây ô nhiễm tại Bà Rịa -Vũng Tàu năm 1998 hay vụ công ty Sonadaezi Long Thành xả thải tại Đồng Nai 2011. Tất cả những vụ việc trên đều có điểm chung là đều có chủ thể gây hại là các pháp nhân, hành vi vi phạm là xả thải thẳng ra môi trƣờng không thông qua xử lý.

Năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã phát hiện 152 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trƣờng bao gồm các hành vi thông báo đánh giá tác động môi trƣờng; xả thải không đúng quy định của pháp luật, vệ sinh an toàn thực phẩm và một số vi phạm khác; tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 118 trƣờng hợp với tổng số tiền phạt là 2.270.800.000 đồng; đình chỉ hoạt động 9 cơ sở sản xuất, buộc di dời 01 cơ sở sản xuất chất thải nguy hại [1]. Năm 2010, số vụ vi phạm pháp luật môi trƣờng do lực lƣợng cảnh sát môi trƣờng phát hiện đƣợc là 6533 vụ, tăng 43,7% so với năm 2009.

Việc Công ty cổ phần Tung Kuang xả thải gây ô nhiễm môi trƣờng năm 2010 đƣợc coi nhƣ là một “Vedan thứ hai”.

Ngày 14/4/2010, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trƣờng Bộ Công an (C36) đã bắt quả tang Công ty cổ phần Tung Kuang (100% vốn Đài Loan), chuyên sản xuất các sản phẩm nhôm cao cấp, cơ sở sản xuất tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng có hành vi xả nƣớc thải ra sông Giẽ qua các ống xả ngầm với lƣu lƣợng xả khoảng 250 m3/ngày; nƣớc thải của Tung Kuang đƣợc xác định chƣa qua xử lý, có chứa các chất độc hại nhƣ chrome VI, mangan, sắt, cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép so với quy định.

Thủ đoạn của Tung Kuang rất tinh vi với việc sử dụng ống ngầm chôn sâu 3m nên rất khó phát hiện và chủ yếu thực hiện xả thải vào ban đêm. Từ bể chứa nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý, đƣờng ống đƣợc nối tắt và chôn dƣới nền bê tông của khu xử lý nƣớc thải chạy men theo hàng rào, rồi nối thông với đƣờng ống ngầm thải ra sông. Cả ống nối tắt đều khơng có trong sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải của công ty. Bằng việc làm nhƣ trên, mỗi tháng công ty Tung Kuang đã tiết kiệm đến 100 triệu đồng.

39

Trƣớc đó, năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Hải Dƣơng đã phối hợp phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp này 109.500.000 đồng vì vi phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng và đến năm 2009, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tiếp tục phạt 7.500.000 đồng liên quan đến chất thải rắn nguy hại.

Ngày 26/4/2010, cơ quan chức năng đi đến thống nhất về hình thức xử lý doanh nghiệp này. Theo đó, Tung Kuang sẽ tạm thời bị đình chỉ những hoạt động có phát sinh xả nƣớc thải cho đến khi khắc phục xong hậu quả và tìm ra biện pháp xử lý an tồn.

Ngày 26/5, Cơng ty Tung Kuang đã tự tháo dỡ toàn bộ hệ thống xả nƣớc thải sản xuất không qua xử lý ra môi trƣờng, công nhân của công ty này cũng đồng thời đổ bê tông vào miệng ống xả nƣớc thải chƣa qua xử lý. Ngày 6/4/2011, UBND tỉnh Hải Dƣơng đã ký quyết định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trƣờng đối với chi nhánh Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Kuang, với mức tiền phạt 312,1 triệu đồng, bao gồm: phạt chi nhánh 170 triệu đồng do không vận hành thƣờng xuyên hoặc vận hành khơng đúng quy trình đối với cơng trình xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đã đƣợc phê duyệt; phạt 100 triệu đồng do xả nƣớc thải với lƣu lƣợng 250 m3/ngày có chỉ tiêu ơ nhiễm vƣợt quy chuẩn cho phép; phạt 40 triệu đồng bởi trong nƣớc thải có chất nguy hại là Crom IV vƣợt tiêu chuẩn và phạt 2,1 triệu đồng do trốn nộp phí xả nƣớc thải đối với số lƣợng nƣớc thải không qua xử lý.

Thông qua vụ việc của cơng ty Tung Kuang, có những vấn đề sau đây cần đƣợc bình luận. Xét về hành vi, ban lãnh đạo công ty đã cố ý một cách rõ ràng sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi và có kế hoạch kỹ lƣỡng ngay từ đầu để có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách hoàn hảo (vừa xả thải trực tiếp, vừa “che mắt” đƣợc cơ quan chức năng). Vụ việc chỉ bị phát hiện khi tình trạng ơ nhiễm của sơng Giẽ trở nên trầm trọng đến mức không thể khắc phục đƣợc. Không chỉ gây ô nhiễm nguồn nƣớc, hành vi của cơng ty này cịn gây ảnh hƣởng đến cuộc sống, sức khỏe và tính mạng của ngƣời dân, gây thiệt hại cho Việt Nam trên nhiều phƣơng diện. Thế nhƣng công ty này chỉ bị pháp luật xử lý vi phạm hành chính vài lần (số tiền phạt quá

40

thấp so với hậu quả mà công ty gây ra). Cơ quan chức năng của Việt Nam lại khơng có đủ chun mơn để đánh giá thiệt hại một cách tƣơng đối chính xác nên khó mà buộc cơng ty này bồi thƣờng thiệt hại thỏa đáng.

Các tội phạm có liên quan đến pháp nhân đang là một thách thức đối với pháp luật. Việc xác định đƣợc trách nhiệm của từng cá nhân liên quan trong pháp nhân để xử lý hình sự nhƣ ngƣời chỉ đạo, ngƣời thực hiện rất khó chứng minh vì liên quan đến nhiều ngƣời, thiếu chứng cứ. Ví dụ: Trƣờng hợp những ngƣời đứng đầu pháp nhân bị thay đổi, ngƣời đứng đầu mới của pháp nhân vừa đƣợc thay thế, nên lấy lý do là “không biết” sự việc xả thải của pháp nhân mình vào thời điểm trƣớc đó và đổ lỗi cho ngƣời tiền nhiệm. Và dù có quy trách nhiệm cho cá nhân, xử lý hình sự cá nhân thì cũng khơng thể ngăn chặn việc pháp nhân tiếp tục hành vi đó.

Hơn nữa, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời đứng đầu đại diện pháp nhân cũng khơng thể thực hiện đƣợc vì cấu thành tội phạm về mơi trƣờng địi hỏi phải thỏa mãn dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình khơng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng”, nhƣng trên thực tế, việc xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với pháp nhân chứ không phải đối với ngƣời đại diện của pháp nhân có hành vi vi phạm.

Việc cá thể hóa trách nhiệm cho ngƣời đứng đầu pháp nhân cũng là không công bằng. Nhiều pháp nhân nhƣ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo nghị quyết của hội đồng quản trị nhƣng sai phạm thì chỉ ngƣời đứng đầu chịu trách nhiệm là khơng đúng vì chƣa chắc ngƣời đứng đầu ấy đã đồng ý theo hƣớng của hội đồng quản trị. Đó là chƣa kể các trƣờng hợp có hành vi lạm quyền của các cấp dƣới.

Từ những phân tích trên khơng chỉ điển hình trong lĩnh vực mơi trƣờng, mà cịn là tình hình chung của việc xử lý vi phạm của pháp nhân trong các lĩnh vực khác. Việc xử lý bằng biện pháp hành chính quá nhẹ so với hậu quả mà pháp nhân để lại trong khi pháp luật lại, việc bồi thƣờng thiệt hại cũng khơng ổn thỏa vì cơ quan chức năng khơng đủ các phƣơng tiện để xác định thiệt hại. Mặt khác, không thể truy cứu

41

trách nhiệm hình sự của pháp nhân, còn việc truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân lại gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của pháp nhân một vài vấn đề về lý luận (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)