CHƢƠNG 2 : VIỆC ÁP DỤNG TNHS CỦA PHÁP NHÂN TẠI VIỆT NAM
2.1 Sự cần thiết của việc thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Việt
2.1.2 Sự cần thiết của việc thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân
tại Việt Nam
Từ năm 2000, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể chỉ mới đƣợc thừa nhận và bắt đầu đƣợc tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế chỉ đang dần dần đƣợc thị trƣờng hóa. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã định hƣớng chủ trƣơng và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay là hơn năm năm, nền kinh tế Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế thị trƣờng mang tính cạnh tranh khốc liệt, các hành vi vi phạm pháp luật đƣợc thực hiện thông qua pháp nhân dần trở nên nghiêm trọng. Pháp luật Việt Nam đang có những kẻ hở quá lớn đối với những tội phạm liên quan đến pháp nhân, nếu thực trạng này khơng sớm đƣợc giải quyết thì nƣớc ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề tới mức khơng thể đốn đƣợc.
Trên thế giới, số lƣợng các quốc gia thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này chƣa đƣợc qui định một cách chính thống trong các văn bản pháp luật do vẫn còn nhiều quan điểm đối lập về việc nên hay khơng nên thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Có 3 khía cạnh đƣợc đƣa ra để lý giải cho các quan điểm phản đối việc truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Thứ nhất, do trong pháp luật hình sự nƣớc ta hơn nửa thế kỷ qua chƣa bao giờ coi pháp nhân là chủ thể, nên trong lần sửa đổi năm 2003, vấn đề này chƣa đƣợc thơng qua [8; tr-10]. Pháp luật hình sự ln coi cá nhân là chủ thể duy nhất từ trƣớc đến nay, việc quy định thêm một chủ thể mới là pháp nhân vấp phải các vƣớng mắc không đƣợc thống nhất và còn kéo theo một loạt các vấn đề khác rất phức tạp (vì pháp luật nƣớc ta dựa trên luật hành văn, không phải dựa vào các án lệ nên việc thay
42
đổi một văn bản có tính pháp lý cao nhƣ Bộ luật Hình sự khơng hề đơn giản nhƣ việc quyết định một vụ án trong pháp luật các nƣớc Common law).
Thứ hai, yếu tố lỗi3 trong pháp luật hình sự về cơ bản chỉ có ở cá nhân ngƣời phạm tội, cịn pháp nhân là do con ngƣời lập ra và hoạt động của nó đƣợc thực hiện thơng qua những con ngƣời cụ thể, nên nó khơng thể và khơng bao giờ có lỗi. Nghĩa là, nhà làm luật nƣớc ta dựa trên quan điểm chỉ có cá nhân cụ thể mới có thể phạm lỗi và có đủ điều kiện để trở thành chủ thể của tội phạm còn đối với một pháp nhân, việc quy định trách nhiệm hình sự là khơng hợp lý và phi logic. Lý do chính mà Nhà nƣớc ta không thừa nhận pháp nhân là một chủ thể của trách nhiệm hình sự là vì khơng thể xác định đƣợc lỗi của pháp nhân. Vấn đề này cũng là vấn đề tiêu biểu mà các nƣớc khác cũng gặp phải (khi muốn quy kết trách nhiệm hình sự cho pháp nhân đối với những tội yêu cầu yếu tố lỗi) nhƣng họ đã đƣa ra cách giải quyết bằng cách đồng nhất hóa lỗi của các cá nhân có quyền lãnh đạo, quản lý, có quyền quyết định với lỗi của pháp nhân, khi hành vi phạm lỗi của các cá nhân đó nhằm đem lại lợi ích cho pháp nhân.
Thứ ba, về hình phạt, các nhà làm luật cho rằng ngoại trừ hình phạt tiền, các hình phạt cổ điển nhƣ tử hình, tù giam, các hình phạt thân thể khơng thể áp dụng đối với pháp nhân [71; tr-19]. Việc đƣa ra các hình phạt hình sự đối với pháp nhân là không cần thiết, các quan hệ xã hội mà pháp nhân xâm hại có thể đƣợc khơi phục và răn đe bằng các chế tài đƣợc quy định trong dân sự, hoặc hành chính. Mà chủ yếu áp dụng hình thức phạt tiền, xét về khía cạnh tài chính, quy định này có thể mang tính tƣơng đối trong việc xử phạt các pháp nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, nhƣng nếu áp dụng đối với các hành vi phạm tội, bóp méo các quan hệ xã hội một cách nghiêm trọng, chế tài trên chƣa thực sự thể hiện đƣợc hết vai trị của mình trong việc phản ánh bản chất nguy hiểm của hành vi vi phạm trên.
3 Theo lý luận về trách nhiệm hình sự lỗi là trạng thái tâm lý của con ngƣời đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và là thái độ tâm lý đối với hậu quả của hành vi
43
Nếu trừng trị pháp nhân về mặt hình sự sẽ vi phạm ngun tắc cá thể hóa hình phạt4. Thực tế, chế tài hình sự ngồi việc khắc phục, thiết lập lại trật tự các quan hệ xã hội bị bóp méo, cịn nhằm mục đích giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội – do đây là những cá thể có tƣ duy, ý thức nên có thể thay đổi nhận thức để họ theo đúng khuôn khổ mà pháp luật đặt ra. Xét ở khía cạnh trên, đối với một chủ thể đƣợc coi là mang tính chất trừu tƣợng nhƣ pháp nhân, mục đích ban đầu của Nhà nƣớc khi đặt ra quy định về chế tài hình sự sẽ khơng thể đạt đƣợc.
Tóm lại, tại thời điểm mà các lý luận đƣợc đƣa ra để chứng tỏ việc quy định trách nhiệm hình sự cho pháp nhân khơng cần thiết, cốt lõi do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, tƣ duy về mặt lập pháp của nhà làm luật quá nặng về nguyên tắc, không chấp nhận việc phá vỡ truyền thống lập pháp quốc gia để tiếp nhận lối suy nghĩ tích cực hơn trong việc mở rộng phạm vi điều chỉ của pháp luật hình sự. Trong khi đó, ngày càng nhiều quốc gia thừa nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân, xem pháp nhân nhƣ một thực thể xã hội độc lập. Có thể ví pháp nhân nhƣ là một cá nhân với “bộ não” là những ngƣời có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh, sản xuất của pháp nhân, “các chi” chính là các nhân viên triển khai hoạt động của pháp nhân. Vì thế nên pháp nhân đƣợc coi là có lỗi khi cá nhân của pháp nhân phạm lỗi.
4
Nguyên tắc cá thể hóa đƣợc Từ điển luật học giải thích: “Ngun tắc của việc lƣợng hình trong xét xử hình sự, địi hỏi phải quyết định hình phạt riêng biệt đối với từng tội phạm cụ thể của từng bị cáo đích danh; hay một vụ phạm tội có nhiều bị cáo thì mỗi bị cáo bị hình phạt theo hành vi phạm tội mà ngƣời ấy tham gia; bị cáo phạm nhiều tội bị xét xử cùng một lần thì mỗi tội bị xử theo một hình phạt, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội mà ngƣời ấy phải chịu. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt bảo đảm việc xét xử cơng bằng, đúng ngƣời, đúng tội. Trái với ngun tắc cá thể hóa hình phạt, áp dụng hình phạt có tính đồng loạt, không phân biệt giữa ngƣời phạm tội chuyên nghiệp với ngƣời nhất thời bị lầm lỗi, giữa ngƣời phạm tội cố ý với ngƣời phạm tội vì khinh xuất,... và cũng trái với ngun tắc cá thể hóa hình phạt áp dụng hình phạt đối với cả một tập thể ngƣời, một cộng đồng ngƣời dƣới các triều đại phong kiến xa xƣa, hoặc dƣới chế độ thực dân, phát xít trƣớc đây” (trang 64)
44
Thứ hai, theo nhìn nhận của nhà làm luật về tình hình kinh tế trong đầu thế kỉ XX mới khởi sắc, hoạt động kinh doanh theo hƣớng kinh tế thị trƣờng, các hành vi vi phạm tuy có diễn ra nhƣng chƣa thực sự nhiều. Vì vậy, những hành vi vi phạm pháp luật chỉ cần xử lý bởi các biện pháp hành chính là đủ mang tính răn đe tƣơng xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi.
Theo cá nhân tác giả, trong giai đoạn này, Việt Nam đang thu hút các nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ, hàng loạt các khu công nghiệp đƣợc thành lập, các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra bắt đầu tăng mức độ nghiêm trọng và phổ biến. Tuy nhiên, những hình thức xử phạt đối với các pháp nhân này chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính, xử lý bằng biện pháp dân sự (chủ yếu là phạt tiền và buộc khắc phuc hậu quả, bồi thƣờng thiệt hại) nên tính răn đe cũng nhƣ ngăn chặn việc tái phạm của các pháp nhân khơng cao. Bởi vì mức phạt tiền hành chính và bồi thƣờng thiệt hại quá thấp so với lợi nhuận mà các pháp nhân đạt đƣợc từ việc phạm tội. Các pháp nhân này hoàn toàn chấp nhận nộp một khoản tiền phạt để giảm thiểu chi phí đầu vào, các chi phí cho sản xuất (ví dụ các pháp nhân đã có sự tính tốn thiệt hơn giữa chi phí xử lý nƣớc thải và bị xử phạt hành chính, nghĩa là dù có bị phạt thì pháp nhân vẫn có “lãi”. Rất nhiều doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động nhƣng xử lý dân sự rõ ràng chƣa đủ để buộc các doanh nghiệp đó phải thực hiện nghiêm quy định đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động). Đới với các công ty nƣớc ngồi, hoặc cơng ty có tiềm lực tài chính mạnh, chế tài phạt vi phạm hành chính dù lên đến mức cao nhất là hai tỷ[10; Điều 23] cũng khơng có ý nghĩa trong xử phạt, chứ chƣa nói đến việc răn đe, cũng nhƣ ngăn chặn sự tái phạm, không những thế, việc xử lý nhƣ thế cịn phản tác dụng vì sẽ khuyến khích pháp nhân tiếp tục phạm tội.
Thứ ba, theo ý kiến của tác giả Lê Cảm trong bài viết “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2000 trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 3, pháp luật hành chính cũng đã quy định những biện pháp mang tính chất răn đe cao, ảnh hƣởng trực tiếp đến pháp nhân nhƣ: Đình chỉ hoạt động kinh doanh, thu hồi giấy phép kinh doanh của pháp nhân… kèm hình thức phạt tiền. Theo tác giả Lê
45
Cảm, hình thức xử phạt hành chính này đã đủ và phù hợp với những vi phạm mà pháp nhân gây ra.
Theo tác giả khóa luận, nhận định trên chỉ đúng một phần, đó là vận dụng những điều đã quy định sẵn trƣớc đó để kịp thời điều chỉnh các hành vi xâm phạm các quan hệ xã hội mà Nhà nƣớc bảo vệ, nhƣng tính răn đe và phù hợp lại chƣa cao. Pháp luật hành chính và pháp luật hình sự có phạm vi giao nhau, cùng điều chỉnh những quan hệ xã hội tƣơng đối giống nhau đồng thời có một số biện pháp cƣỡng chế tƣơng đồng. Nhƣng việc chấp nhận pháp nhân là chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự, sẽ thay đổi đƣợc nhiều vấn đề trên thực tiễn cũng nhƣ lý thuyết. Mặc dù có thể cùng áp dụng một chế tài tƣơng tự nhau, dƣới sự điều chỉnh của pháp luật hình sự, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi sẽ đƣợc nhìn nhận ở góc độ cao hơn, nghiêm trọng hơn. Đồng thời, việc áp dụng các chế tài sẽ đi kèm hậu quả pháp lý nhƣ để lại tai tiếng xấu cho pháp nhân giống nhƣ án tích (đây cịn là cơ sở cho việc tái phạm, việc quyết định tăng nặng hình phạt). Chính sự khác biệt cơ bản giữa chế tài hành chính và chế tài hình sự về mức độ nguy hiểm, cũng nhƣ hậu quả pháp lý mà pháp nhân phải gánh chịu, mà đặt ra quy định việc pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự là cần thiết. Không thể cho rằng, những biện pháp xử lý này đã đƣợc quy định trong pháp luật hành chính, mà phủ nhận sự cần thiết của việc cơng nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
Xét thấy, trong tiến trình phát triển kinh tế hội nhập thế giới, việc đƣa ra những lý do phản đối việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân chỉ mang tính chất tƣơng đối, những lập luận trên trở nên thiếu tính thuyết phục và khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Hơn nữa đối với những quan hệ có tính chất an sinh xã hội cao, ảnh hƣởng đến tính mạng, sức khỏe cho con ngƣời thì buộc phải có những chế tài nghiêm khắc để xử lý, nhất là trong tình hình hiện nay.
Năm 2012, vào thời điểm này, theo tác giả Lê Cảm đã đến lúc chín muồi để đƣa chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào pháp luật hình sự ở Việt Nam[17]. Việc nhìn nhận và đi theo hƣớng quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại Bộ luật Hình sự Việt Nam mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn trong việc răn đe các pháp
46
nhân, hạn chế đƣợc tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng lỗ hổng của pháp luật, thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật thông qua hoạt động của các cá nhân cụ thể.
Hơn thế nữa, thực tiễn cũng đã chứng minh rằng những hành vi phạm tội của pháp nhân thƣờng xảy ra trong hoạt động kinh tế với mục đích kiếm đƣợc lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có một chế tài mang tính chất răn đe và nghiêm khắc mà khả thi nhất đó là yêu cầu pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự có thể áp dụng thông qua mức tiền phạt lớn hơn rất nhiều hoặc những hình phạt hạn chế quyền tự do kinh doanh của pháp nhân đó. Đây mới thực sự là những biện pháp mang tính phịng ngừa, giáo dục cao hơn hẳn các biện pháp xử phạt hành chính đƣợc áp dụng bao lâu nay. Tuy nhiên, để thỏa mãn điều này, điều kiện tiên quyết cần đạt đƣợc chính là nên xem xét để pháp nhân phải đƣợc công nhận là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Việc này sẽ hạn chế, tƣớc bỏ một phần hoặc tồn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp nhất định của pháp nhân đó, tạo ra sự răn đe đủ mạnh, hạn chế đƣợc những hành vi vi phạm của pháp nhân trong tƣơng lai.
Mặc dù, xét trong mối tƣơng quan về nền kinh tế với những quốc gia chấp nhận chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, thì tình hình phát triển kinh tế của nƣớc ta chƣa cao, trình độ lập pháp cũng còn hạn chế, nhƣng trái lại, thực tiễn các vụ án kinh tế nghiêm trọng đƣợc thực hiện bởi các pháp nhân lại rất nhiều, đặc biệt là các vụ án liên quan đến vấn đề môi trƣờng, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ sự phát triển bền vững của xã hội. Ngồi ra, báo cáo của ngành quản lí thị trƣờng cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái phép, làm và buôn bán hàng giả, lƣu hành sản phẩm kém chất lƣợng, vi phạm các qui định về quảng cáo… đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn [14]. Đồng thời, cũng khơng ít các vụ trốn thuế của các pháp nhân trong lẫn ngoài quốc doanh. Khi giải quyết những vụ án trên, cá nhân bị truy tố là giám đốc và phó giám đốc [14]. Đây rõ ràng là một minh chứng cho sự bất cập trong hệ thống pháp luật hiện tại ở Việt Nam và cần đƣợc sử đổi hợp lí. Chính vì vậy, đi theo xu hƣớng chung của thế giới khi đã xem xét các đặc điểm phù hợp với tình hình kinh tế quốc gia là một điều hồn tồn hợp lí và cần đƣợc xem xét
47
một cách thận trọng trong thời gian sớm nhất nhằm mục đích đảm bảo việc thực thi pháp luật trên thực tế, góp phần bảo vệ các mối quan hệ xã hội hợp pháp.
Theo tác giả. Trịnh Quốc Toản : Trong một số Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc phê chuẩn nhƣ Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về phịng, chống tham nhũng đều có quy định về việc khuyến nghị các quốc gia thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Mặc dù, Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi một số quy định mang tính tùy nghi, khơng bắt buộc áp dụng của Công ƣớc nhƣ chế