Các loại tội phạm cụ thể

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của pháp nhân một vài vấn đề về lý luận (Trang 67 - 79)

CHƢƠNG 2 : VIỆC ÁP DỤNG TNHS CỦA PHÁP NHÂN TẠI VIỆT NAM

2.2 Mơ hình lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật

2.2.2.3 Các loại tội phạm cụ thể

Giữa pháp nhân và cá nhân hiện nay vẫn còn nhiều sự khác biệt, mà cơ bản nhất chính là khả năng thực hiện, điều chỉnh hành vi của ở pháp nhân phải thông qua một cá nhân cụ thể. Vì vậy, những yếu tố để xác định hành vi vi phạm pháp luật hình sự cần đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý, nhằm dễ dàng hơn trong việc định tội danh cho pháp nhân. Đồng thời, cần cân nhắc những nhóm tội đƣợc quy định hiện nay bởi BLHS đối với cá nhân khi áp dụng cho pháp nhân. Ví dụ nhƣ, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, Điều 319 Bộ Luật hình sự quy định về tội làm nhục, hành hung ngƣời chỉ huy hoặc cấp trên áp dụng đối với pháp nhân là khơng hồn tồn hợp lý và không thể thực hiện hành vi này trên thực tế do đây là những hành vi cụ thể, phải do chính một con ngƣời cùng với ý chí của chính mình thực hiện điều này. Hay các quy định về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình nhƣ tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội loạn luân…Hành vi này không thể do một chủ thể nhân tạo thực hiện, điều này là trái với nguyên tắc mà các ngành luật khác đặt ra, mà cụ thể là Luật Hơn nhân và gia đình. Nếu chấp nhận quy định này, sẽ tạo ra các quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân mang nặng tính duy ý chí, khơng sát với thực tế cũng nhƣ mang nhiều sự vô lý, không khoa học Do thực tế các pháp nhân khơng hề có khả năng về mặt hành vi xã hội cũng về mặt hành vi pháp lý để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhƣ trên. Việc đƣa ra các quy định không thể áp dụng trên thực tế sẽ dẫn đến sự bao quát một cách không khoa học, tạo nên một hệ thống pháp luật vơ lý, mang tính hình thức, khơng thể áp dụng trên thực tế.

Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong thời kỳ hiện nay chỉ nên xoáy sâu vào các nhóm mang tính chất nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến các quan hệ pháp luật về mặt an ninh, kinh tế quốc gia. Dựa vào BLHS hiện hành, có thể bao gồm các nhóm cơ bản và trọng yếu sau đây:

61

Thứ nhất, nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nhóm tội phạm này mang tính chất nguy hiểm, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Lợi dụng các quy định hiện nay về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, hành vi này sẽ đƣợc trá hình dƣới những hình thức tinh vi nhằm đẩy trách nhiệm cho một cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết hiện nay, các hành vi nhƣ gián điệp, khủng bố trên thế giới thƣờng đƣợc điều hành và tài trợ dƣới hình thức các tổ chức, tập đồn với tài chính vững mạnh. Vì vậy, nhóm tội phạm này cần đƣợc quy định cụ thể đối với pháp nhân nhằm tạo ra sự răn đe trƣớc hết trong tƣơng lai, hạn chế đƣợc những nguy hiểm, hậu quả nghiêm trọng có thể gây ra bởi những pháp nhân có dự định thực hiện những hành vi nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.

Thứ hai, nhóm các tội phạm xâm phạm quản lý hoạt động kinh tế. Khi đề cập đến pháp nhân, chúng ta sẽ nghĩ đến hoạt động mà nhóm chủ thể này hƣớng tới chính là tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, việc vi phạm các quy định của pháp luật nhằm tìm kiếm những khoản lợi bất chính trong hoạt động kinh doanh, sản xuất là không thể tránh khỏi. Những hành vi này có thể là buôn lậu; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; đầu cơ; trốn thuế v.v.. Đây là những hoạt động mà chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, pháp nhân thông qua một cá nhân, hoặc tập thể nhất định. Nếu chỉ xử phạt cá nhân, tập thể đứng ra thực hiện ý chí của pháp nhân mà không đi đến tận nguồn gốc của vấn đề, Nhà nƣớc sẽ không thể bảo đảm đƣợc sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, không tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, đồng thời, nguồn tài chính của nhà nƣớc khơng đảm bảo. Hơn nữa các pháp nhân này có khả năng tiếp tục tái phạm là khá cao. Đồng thời, tính răn đe, làm gƣơng cho những pháp nhân khác chƣa đƣợc thể hiện một cách rõ ràng.

Khi quy định các tội trong nhóm này đối với pháp nhân, cần phải xem xét và cân nhắc sự tƣơng ứng và phù hợp, tránh trƣờng hợp áp dụng nguyên xi các tội dành cho các cá nhân có hành xâm phạm các quan hệ xã hội cho các pháp nhân nhƣ tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Do hành vi này chỉ có thể thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân có chức vụ phù hợp để tiếp cận đến quỹ dự trữ bổ sung, chứ khơng thể có trƣờng hợp chính pháp nhân đó lại

62

thể hiện ý chí của chính mình thơng qua một thể nhân nhằm gây hại đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa vào mục đích mà các pháp nhân đƣợc thành lập, có thể khẳng định các quy định về tội xâm phạm quản lý hoạt động kinh tế đặt ra đối với pháp nhân là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng.

Thứ ba, nhóm các tội phạm về mơi trƣờng, bên cạnh các nhóm tội phạm thứ hai vừa đƣợc đề cập, các quy định tại nhóm này thực sự không thể bỏ qua đối với các pháp nhân. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề về các hành vi xả thải vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đang là môt đề tài nóng hơn bao giờ hết. Việc chỉ quy định các tội này đối với cá nhân là hồn tồn khơng hợp lý. Vì theo nhƣ thực tế hiện nay, các vụ việc ơ nhiễm mơi trƣờng nghiêm trọng rất ít trƣờng hợp do các cá nhân mà chủ yếu là do các cơng ty, tập đồn gây ra. Đồng thời, đối với những pháp nhân sai phạm trong lĩnh vực này, mức truy cức trách nhiệm hành chính nghiêm khắc nhất theo quy định hiện nay, và chủ yếu là dƣới hình thức phạt tiền là khơng thỏa đáng, hồn tồn không tƣơng xứng với mức độ gây nguy hiểm và thiệt hại mà pháp nhân gây ra. Việc xử phạt hành chính khơng có tính trừng trị và giáo dục đối với các pháp nhân, trái lại nó cịn giúp các pháp nhân khác tiếp tục phạm tội. Hành vi trên do cá nhân hay pháp nhận thực hiện đều mang tính chất nguy hiểm, ảnh hƣởng đến mơi trƣờng sống của ngƣời dân, tuy nhiên sự nghiêm trọng mà các pháp nhân gây ra khi hủy hoại mơi trƣờng nhằm tối đa hóa lợi nhuận là nặng nề hơn hẳn. Chính vì vậy mà các quy định về tội phạm mà pháp nhân có thể mắc phải trong trƣờng hợp này không thể bỏ qua.

Thứ tƣ, nhóm các tội phạm về ma túy. Ma túy là một trong những mối nguy hại tiềm ẩn đối với một quốc gia về mặt an ninh xã hội, tiềm lực về sức lao động trẻ trong hoạt động phát triển kinh tế. Theo một số ý kiến hiện nay, việc quy định trách nhiệm đối với pháp nhân trong trƣờng hợp phạm các tội trong nhóm này là chƣa thực sự cần thiết, do Việt Nam vẫn chƣa có những tập đồn tội phạm chuyên về vấn đề này (chƣa từng có trƣờng hợp này xảy ra trên thực tế). Các tội nhƣ sản xuất trái phép chất ma túy; sản xuất, vận chuyển, tàng trữ các phƣơng tiện dùng vào việc sản xuất

63

hoặc sử dụng trái phép chất ma túy chủ yếu do các băng nhóm mang tính chất nhƣ mafia thực hiện. Tuy nhiên, theo ý kiến tác giả, đây là một vấn đề vơ cùng nhạy cảm, cần có những dự liệu trƣớc trong tƣơng lai, ví dụ nhƣ pháp nhân có thể là chủ thể của tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội chứa chấp, sử dụng trái pháp chất ma túynhằm ngăn chặn trƣớc những hành vi do các pháp nhân lợi dụng các quy định cũ, đẩy trách nhiệm sang một cá nhân bất kỳ thuộc tổ chức đó chịu trách nhiệm hình sự.

Ngồi ra, cịn một số nhóm các loại tội phạm có thể áp dụng đối với pháp nhân nhƣ các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con ngƣời-hành vi này có thể xảy ra do các pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực truyền thơng đƣa ra các bình luận, thơng tin khơng có căn cứ làm ảnh hƣởng đến hoạt động của những ngƣời có liên quan.

Thế nên đối với nhóm tội phạm này, pháp nhân vẫn có thể trở thành chủ thể.

Kết luận chƣơng 2

Thực trạng xã hội hiện nay đặt ra một nhu cầu vô cùng cấp bách về việc quy định TNHS đối với pháp nhân. Vì một mặt, những hậu quả mà pháp nhân gây ra cho xã hội quá nặng nề mà việc truy cứu TNHS đối với cá nhân lãnh đạo hay cá nhân riêng biệt khơng cịn thể hiện đúng bản chất của sự việc, hơn nữa những cá nhân này dù có bị phạt thì cũng khơng đủ khả năng tài chính để chịu phạt nhƣ pháp nhân. Việc phạt vi phạm hành chính đã khơng cịn tính răn đe đối với pháp nhân mà là một kẻ hở để pháp nhân lợi dụng cho việc tiếp tục vi phạm vì bị phạt hành chính vẫn cịn “lời” hơn việc đầu tƣ trang thiết bị, xử lý và tuân thủ pháp luật. Việc càng sớm quy định một chế định về TNHS cho pháp nhân là điều vô cùng cần thiết.

Những vấn đề về hành vi và lỗi theo nhƣ những ngƣời phản đối việc quy định TNHS của pháp nhân đã khơng cịn thuyết phục nữa. Các học thuyết về TNHS đã có sự đánh giá khác về pháp nhân, coi pháp nhân là một thực thể pháp lý, có hành vi và lỗi, và hồn tồn có thể bị truy cứu TNHS. Với sự địi hỏi của thực tại khách quan và việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, Việt Nam có thể đem chế định TNHS của pháp nhân vào bộ luật hình sự. Thơng qua đó, những quy định này sẽ giúp Nhà nƣớc thực hiện công tác quản lý diện rộng, bao quát cả những vấn đề mà trƣớc

64

đó chƣa từng đƣợc đề cập đến, đồng thời đảm bảo đƣợc sự phát triển bền vững của quốc gia trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Vì đây là một vấn đề chƣa hề có tiền lệ ở nƣớc ta, nhƣng khơng thể lấy lý do mới để biện minh cho việc chần chừ một công việc vô cùng quan trọng và có tính cấp thiết cao nhƣ thế, nếu đƣa quy định TNHS của pháp nhân vào pháp luật hình sự cần có cẩn trọng và cần có sự chuẩn bị về các quy định một cách chặt chẽ. Những vấn đề quan trọng ban đầu là việc quy định chủ thể nào của pháp nhân có thể chịu TNHS, hình phạt đối với pháp nhân bị truy cứu TNHS và loại tội phạm nào pháp nhân có thể phạm.

KẾT LUẬN

Vấn đề TNHS của pháp nhân đã đƣợc các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật ở Việt Nam quan tâm từ lâu. Vấn đề này đã đƣợc Ban Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi Bộ luật hình sự năm 1985 nghiên cứu và chế định này đã đƣợc đƣa vào Điều 2 của Bản Dự thảo lần thứ X. Tuy nhiên đến Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi lần thứ XI, vấn đề này đƣợc tạm gác lại. Đến năm 2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thảo luận và cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó vấn đề TNHS cũng đƣợc đề nghị thêm vào Bộ luật hình sự đƣợc sửa đổi bổ sung, nhƣng Ủy ban thƣờng vụ Quốc Hội vẫn cho rằng nên “tiếp tục nghiên cứu phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, tồn diện Bộ luật hình sự trong thời gian tới”. Có thể thấy, vì vấn đề này cịn khá lạ lẫm với nƣớc ta và vƣớng phải nhiều bất cập về mặt lý luận, do từ trƣớc đến nay pháp luật hình sự chỉ coi cá nhân là chủ thể duy nhất nên việc nghiên cứu TNHSc của pháp nhân một cách khoa học là rất cần thiết. Hiện nay, chế định TNHS của pháp nhân đã đƣợc rất nhiều nƣớc áp dụng, đây chính là cơ hội học tập kinh nghiệm, nghiên cứu một cách hệ thống để áp dụng vào Việt Nam.

Khóa luận này nghiên cứu đặc điểm của pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, TNHS theo quan điểm của luật hình sự, rồi so sánh, đối chiếu với lý luận về TNHS của pháp nhân. Việc nghiên cứu các học thuyết về TNHS bắt đầu từ hoàn cảnh ra đời, các án lệ điển hình, nội dung và sự áp dụng của các nƣớc đối với các học thuyết này sẽ cho thấy rõ nguồn gốc và bản chất của các học thuyết, từ đó rút ra ƣu và nhƣợc điểm của từng học thuyết. Việc lựa chọn cách thức áp dụng nào là tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học – kỹ thuật của mỗi quốc gia.

Một số vấn đề lý luận về các vƣớng mắc, bất cập hiện nay các nhà làm luật gặp phải cho ta thấy sự khó khăn của việc quy định một chế định mới vào Bộ luật hình sự. Đó là các vƣớng mắc về lý luận hành vi và lỗi của pháp nhân, một số bất cập về việc quy định chủ thể, tội phạm và hình phạt đối với pháp nhân. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật một số nƣớc và xem xét thực trạng xã hội hiện nay, tác giả nhận thấy

vấn đề TNHS là vấn đề cấp bách cần đƣợc nghiên cứu thật nghiêm túc và mau chóng đƣợc đƣa vào Bộ luật hình sự. Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hồn thiện pháp luật nƣớc nhà, tác giả có một số kiến nghị về vấn đề chủ thể nào nên đƣợc quy định chịu TNHS trong giai đoạn hiện nay, các loại tội phạm nào mà các pháp nhân này có thể phạm phải và các hình thức chế tài có thể áp dụng đối với pháp nhân.

Với những hiểu biết hạn hẹp và giới hạn về mặt thời gian, khóa luận chắc chắn có những sai sót cần đƣợc góp ý để hồn thiện hơn. Nhƣng tác giả mong muốn khóa luận này có thể phục vụ cho q trình học tập và nghiên cứu của những ai quan tâm đến đề tài TNHS của pháp nhân, góp phần vào cơng cuộc hồn thiện pháp luật của nƣớc ta, phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Danh mục tài liệu tham khảo

Tiếng việt

1. Báo cáo định kỳ Sở Tài Ngun và mơi trƣờng Tp.Hồ Chí Minh trong năm 2010.

2. Bộ luật Dân sự nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.

3. Bộ luật Hình sự nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

4. Bộ luật hình sự Cộng hịa Pháp

5. Bộ luật Tố tụng hình sự nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003

6. Phạm Văn Beo, “Một số suy nghĩ về tội gây ô nhiễm mơi trƣờng”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật(4), 68-72, 2011.

7. Lê Cảm, “TNHS của pháp nhân-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tạp chí Tịa án nhân dân, (3), 8-13, 2000.

8. Lê Cảm, “Những vấn đề cơ bản của phần chung Luật hình sự Mỹ”, Tạp chí Luật học,(6), 2000.

9. Luật Doanh Nghiệp năm 2005.

10. Luật xƣ lý vi phạm hành chính số 15/ 2012/ QH13

11. Nguyễn Q Cơng, “Về vấn đề TNHS của pháp nhân”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 10 năm 2010.

12. Trần Văn Độ, “Các học thuyết về cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật(6), 43-47 và tiếp trang 84, 2011.

13. Nguyễn Minh Đức, “Mối quan hệ giữa các quan điểm về tội phạm với vấn đề hồn thiện pháp luật hình sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân kỳ 1 tháng 6, 1-9,

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của pháp nhân một vài vấn đề về lý luận (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)