4.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT CN Tịnh Biên
4.1.5 Tình hình nợ xấu
Hoạt động của ngân hàng cũng giống như các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đối với hoạt động ngân
hàng có thể có những rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu,… Nhưng trong đó, rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và thường gặp nhất trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào.
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động tín dụng và nó xuất phát từ nợ q hạn (theo quy định cũ) hay nợ xấu (quy định mới hiện nay). Do đó, nợ xấu ln là điều trăn trở của mọi ngân hàng. Tình hình nợ xấu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng là chưa thật tốt. Do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan làm cho tình hình nợ xấu ln tồn tại trong hoạt động của
ngân hàng. Vì vậy khi phân tích nợ xấu sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá chính xác kết quả hoạt động trong thời gian qua, từ đó có sự điều chỉnh chiến lược hoạt
động sao cho đạt kết quả tốt nhất.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, NHNo & PTNT CN Tịnh Biên cũng xác định nợ xấu là mối quan tâm thường xuyên và không ngừng đặt ra chỉ tiêu để hạn chế tình hình nợ xấu đang tồn tại trong ngân hàng. Cần nói thêm ở đây, do thực hiện theo quy định mới: “Quy định phân loại nợ, trích lập và sử
dụng quỹ dự phòng rủi ro” nên nợ quá hạn hay cịn gọi là nợ xấu (thuộc nhóm 3,4,5).
4.1.5.1 Nợ xấu phân theo thời hạn
Bảng 10: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng (2005-2007)
ĐVT: triệu đồng
Năm So sánh
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 1.090 609 0 -481 (44,13) -609 (100,00)
Trung hạn 556 770 0 214 38,49 -770 (100,00)
Tổng 1.646 1.379 0 -267 (16,22) -1.379 (100,00)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Phịng Tín dụng)
Điều đầu tiên có thể nhận thấy là nợ xấu liên tục giảm qua các năm và đỉnh điểm của tốc độ giảm này được cụ thể hóa bằng con số 0 triệu đồng vào
năm 2007. Năm 2005, nợ quá hạn đạt 1.646 triệu đồng nhưng đến năm 2006 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
theo. Đến năm 2007, tỷ lệ giảm đến 100%. Cùng với NHNo & PTNT CN An
Phú, NHNo & PTNT CN Tịnh Biên là một trong hai chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh An Giang có số dư nợ xấu năm 2007 bằng 0. Có thể nói điều trăn trở bấy lâu về tình hình nợ xấu tại ngân hàng đã có bước chuyển biến tích cực. Kết
quả này là sự phấn đấu của từng cán bộ tín dụng trong từng khâu của hoạt động tín dụng và một nguyên nhân không thể không nhắc đến chính là sự điều hành của Ban giám đốc. Bằng kinh nghiệm và chuyên môn nghề nghiệp, Ban lãnh đạo
đã có những kế hoạch và phương án hoạt động phù hợp với tình hình biến động
của nền kinh tế. Đồng thời với những quy định mới trong việc phân loại nợ nên cũng góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng.
Trở lại với cơ cấu nợ xấu theo thời hạn, năm 2005 tín dụng ngắn hạn tập trung nhiều nợ xấu hơn với 66,22%. Nhưng nếu xét về dư nợ tín dụng so với tổng dư nợ thì mức nợ xấu này là khơng cao. Đến năm 2006, tỷ trọng này chỉ còn 44,16% khi có sự giảm đáng kể từ 1.090 triệu đồng năm 2005 xuống còn 609
triệu đồng năm 2006, tương ứng mức giảm 44,13%. Đến năm 2007 tỷ lệ này là (100%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đối với tín dụng ngắn hạn rất
tốt. Với nguồn vốn có hạn nhưng nhu cầu vay của khách hàng khơng ngừng tăng cao, do đó ngân hàng đã có bước chọn lọc cẩn thận từng khách hàng để hợp đồng tín dụng được thực hiện hiệu quả nhất. Đồng thời với thời hạn ngắn, gắn liền với mùa vụ sản xuất nên đa số các khoản vốn được thu hồi đúng thời hạn quy định.
Đối với tín dụng trung hạn: Năm 2006 nợ xấu là 770 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 214 triệu đồng hay 38,49%. Nếu như tỷ trọng chỉ đạt 33%,78
vào năm 2005 thì đến năm 2006 tỷ lệ này là 55,84%. Nếu so với tín dụng ngắn
hạn thì tỷ lệ nợ xấu trung hạn cao gấp nhiều lần (xét về giá trị). Tồn đọng nợ chủ yếu là do các dự án đầu tư hoàn thành chậm so với thời hạn hoặc do chi phí tăng cao nên khách hàng phải kéo dài thời hạn trả nợ.
Tình hình nợ xấu trên cho ta thấy được kết quả khả quan trong hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Nợ xấu giảm là dấu hiệu tích cực cho hoạt động tín dụng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn nên chưa đánh giá hết nguy cơ tiềm ẩn của nợ xấu. Đến năm 2008, tình hình kinh doanh dự đốn sẽ khó khăn hơn nên ngân hàng khơng được chủ quan nhất là đối với các hợp đồng tín dụng trung hạn.
4.1.5.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế
Bảng 11: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế của ngân hàng (2005-2007)
ĐVT: triệu đồng
Năm So sánh
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 1.325 922 0 -403 (30,42) -922 (100,00) Công ngiệp- TTCN 60 20 0 -40 (66,67) -20 (100,00) Thượng mại-dịch vụ 27 53 0 26 96,30 -53 (100,00) Xây dựng 110 85 0 -25 (22,73) -85 (100,00) Ngành khác 124 299 0 175 141,13 -299 (100,00) Tổng 1.646 1.379 0 -267 (16,22) -1.379 (100,00)
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Phịng Tín dụng)
Phân tích tình hình nợ xấu cụ thể theo mỗi ngành kinh tế và xem tỷ lệ này có phù hợp với dư nợ của mỗi ngành hay khơng, từ đó xây dựng một cơ cấu dư nợ hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như có những biện pháp hạn chế tối đa nợ xấu ở mức chấp nhận được.
Qua số liệu cho thấy, nợ xấu của tất cả các ngành đều giảm xuống ở mức thấp nhất vào năm 2007 nhưng trong giai đoạn 2005 – 2007, mỗi ngành có
những mức tăng giảm khác nhau xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau.
Ngành nông nghiệp
Mặc dù tốc độ phát triển không cao như một số ngành khác nhưng với địa bàn cịn nhiều khó khăn như Tịnh Biên thì kinh tế nơng thơn vẫn là ưu tiên hàng
đầu để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân. Điều đó đã được thể
hiện khá đầy đủ trong chỉ tiêu doanh số cho vay và dư nợ tín dụng đối với ngành này. Xét về tình hình nợ xấu, đây là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất (khơng kể năm 2007). Năm 2005 nợ xấu của ngành là 1.325 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
80,50%; đến năm 2006 nợ xấu của ngành giảm xuống 922 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 30,42% và tỷ trọng giảm còn 66,86%. Nguyên nhân làm cho nợ xấu của ngành nông nghiệp cao so với các ngành khác là do: dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần so với các ngành khác. Mặc dù đây là ngành thế mạnh số một của huyện nhưng sản xuất chủ yếu vẫn là độc canh cây lúa, việc chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nơng nghiệp cịn chậm, phát triển chăn ni cịn ít. Hàng năm lại thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt (huyện đầu nguồn của vùng lũ), hạn hán thường kéo dài ở một số xã, nhất là các xã có người Khơmer sinh sống, dịch bệnh diễn biến phức tạp làm giảm đáng kể năng suất của người nơng dân. Bên cạnh đó, nơng dân có
chậm nhất vào vụ Hè Thu). Đó là chưa kể đến chi phí ngày càng tăng do giá
xăng dầu phục vụ sản xuất, phân bón, nhân công,…đều tăng cao. Tuy nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhưng so với dư nợ của ngành thì tỷ lệ này khơng đáng kể.
Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Mặc dù tỷ trọng tín dụng cịn ở mức thấp nhưng chất lượng tín dụng của
ngành này tương đối tốt. Điều này được chứng minh qua tình hình nợ xấu liên
tục giảm qua các năm. Năm 2006 nợ xấu là 20 triệu đồng, giảm 66,67% so với năm 2005. Và cũng như các ngành khác do cơ cấu lại nhóm nợ và hoạt động tín dụng được cải thiện đáng kể nên nợ xấu đến năm 2007 giảm về mức thấp nhất. Mặc dù chịu tác động bởi nhiều nhân tố nhưng với sự quyết tâm của ngành cũng
đã góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngành trong các năm vừa qua.
Ngành thương mại-dịch vụ
Đây cũng là ngành có chất lượng tín dụng rất tốt, hiệu quả sử dụng vốn
cao. Nợ xấu của ngành này có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2005 nợ xấu là 27 triệu đồng và tăng lên 53 triệu đồng chỉ một năm sau đó, với tỷ lệ tăng là 96,30%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do tốc độ dư nợ tín dụng đối với ngành này tăng cao nhất là năm 2006. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của ngành này là rất thấp và tỷ trọng nợ xấu lại rất thấp (trung bình 2,74%/năm).
Điều đó càng minh chứng hơn nữa cho tiềm năng phát triển của ngành này trong
thời gian tới.
Ngành xây dựng
Nợ xấu của ngành này có xu hướng tương tự như ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, giảm dần qua các năm. Năm 2005 chỉ tiêu này là 110 triệu
đồng, đến năm 2006 giảm chỉ còn 85 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 22,73% và
cũng như các ngành khác, nợ xấu của ngành cũng giảm còn bằng 0. Mặc dù có những diễn biến tốt nhưng ngành xây dựng luôn ẩn chứa rủi ro rất lớn, chịu nhiều tác động từ thị trường bên ngoài. Các dự án xây dựng thường có thời hạn dài và trã lãi theo từng kỳ nếu thực hiện tốt thì khơng cị gì để tranh luận, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Nhưng điều cần biết đó là xây dựng là ngành yếu nhất và có nhiều bất cập ở nước ta hiện nay. Do đó, trong giai đoạn hoạt động tới
ngân hàng nên lựa chọn và thẩm định thật kỹ các hợp đồng đầu tư này.
Ngành khác
Đây là ngành có tỷ lệ nợ xấu biến động nhất. Năm 2005 nợ xấu của ngành
này là 124 triệu đồng nhưng đến năm 2006 chỉ tiêu này là 299 triệu đồng, tỷ lệ tăng đến 141,13%. Nguyên nhân chủ yếu là do dư nợ tín dụng đối với ngành này
tăng khá cao và nếu so sánh với tổng dư nợ của ngành thì khơng đáng kể. Ngồi ra, một số khách hàng trả nợ không đúng hạn là do tốc độ tăng giá cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tiền lương (khách hàng chủ yếu trong ngành này là công nhân viên chức Nhà nước trong các đơn vị hành chính) nên đời sống gặp khó khăn
hơn. Tuy vậy nhưng đây là nhóm khách hàng có thu nhập ổn định nên rủi ro
thường thấp hơn các ngành khác. Đến năm 2007, số dư nợ xấu của ngành cũng giảm về mức thấp nhất.
Qua q trình phân tích nợ xấu đối với từng ngành kinh tế ta có thể đánh giá được chất lượng tín dụng đối với từng ngành, trong đó nổi bậc nhất là ngành thương mại-dịch vụ được xem là có chất lượng tín dụng cao nhất. Mặc dù nợ xấu của nông nghiệp chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu nhưng so với dư nợ đối
với ngành này là không đáng kể. Sự phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngành không những phản hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả mà hơn thế nó cịn thể hiện chất lượng phát triển của từng ngành và sự đóng góp vào mỗi ngành
đối với sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương, của tỉnh và đất nước.