Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC (Trang 70 - 81)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn

đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn thể hiện khối lượng quay vòng vốn là vốn ngắn hạn vì thời gian trả nợ ngắn. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm tuy có giảm ít nhưng lại tăng lên trong năm 2007, cụ thể

năm 2005 vòng quay vốn là 1,61 lần, năm 2006 là 1,33 lần nhưng đến năm 2007 vòng quay vốn tăng lên là 1,67 lần. Với việc điều hành sáng suốt và chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo ngân hàng đã làm cho doanh số thu nợ tăng lên trong 2 năm 2005, 2007. Sự cải thiện trong công tác thu hồi nợ đã làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên vượt bậc ở năm 2007. Còn ở năm 2006, mặc dù doanh số

thu nợ có tăng lên, tuy nhiên dư nợ bình quân cũng tăng theo tốc độ của doanh số

thu nợ do đó làm cho vòng quay vốn tín dụng giảm so đi so với năm 2005.

Tóm li, qua việc tổng hợp, phân tích tình hình cho vay, thu nợ cũng như

thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp – Phòng giao dịch Sa Đéc, ta nhận thấy trong những năm qua hoạt động của ngân hàng luôn phát triển tốt, ngân hàng đã

đáp ứng đạt hiệu quả nhu cầu vốn cho nền kinh tếđồng thời chất lượng tín dụng tốt, an toàn và có tỷ lệ rủi ro thấp.

CHƯƠNG 5 MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO HIU QUHOT ĐỘNG TÍN DNG TI NGÂN HÀNG 5.1. NHNG GII PHÁP M RNG HOT ĐỘNG KINH DOANH 5.1.1. Gii pháp nhm m rng hot động tín dng 5.1.1.1. V huy động vn * Nhng vn đề còn tn đọng

Hiện nay việc huy động vốn của Phòng giao dịch chỉ thực hiện ở địa bàn thị xã Sa Đéc là chủ yếu, do mạng lước các phòng giao dịch chưa có mở

rộng mạng lưới đến các huyện, thị trấn khác nên việc huy động vốn từ khách hàng ở nông thôn, các huyện rất khó khăn.

Sản phẩm huy động vốn còn đơn giản, vẫn là tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, trái phiếu … phương thức huy động chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc thù, do đó chưa tạo được lợi thế cạnh tranh riêng nên chưa huy động được hết vốn nhàn rỗi của dân cư.

Trên địa bàn nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động trong đó Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín … đã góp phần làm cho sự

cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn trở nên mạnh mẽ hơn. Do

đó ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, mở rộng thị

phần và tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển động của nền kinh tế

thị trường theo xu hướng hội nhập, người dân ngày càng có nhiều sự chủđộng và linh hoạt trong việc lựa chọn các kênh khác nhau để đầu tư vốn của mình như: mua bảo hiểm nhân thọ, mua vốn cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần … điều này phản ánh những khó khăn trong tương lai của các nhà hoạch định ngân hàng trong công tác huy động vốn trong thời gian sắp tới đây.

Ngoài ra, những sản phẩm dịch vụ tiện ích phát triển chưa nhiều cũng làm hạn chế nguồn huy động vốn của ngân hàng như: dịch vụ thu tiền lưu động tại nhà, dịch vụ gửi tiền và thanh toán chi trả tại nhà, dịch vụ ATM gửi và rút qua máy ATM chưa được phát triển mạnh mẽ.

* Gii pháp nâng cao hiu qu hot động huy động vn * Đối vi đối tượng là các tng lp dân cư:

Tiến hành thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư thông qua các hình thức hấp dẫn, đa dạng hơn như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm trúng vàng, thực hiện đa dạng hoá hình thức thanh toán qua ngân hàng với tốc độ nhanh và chi phí thấp như thanh toán chi trả tiền gửi và nhận tiền gửi với số lượng lớn từ nhà làm cho khách hàng cảm thấy an toàn và thoải mái. Đồng thời thực hiện chương trình quản cáo để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ với những tiện ích đi kèm, cử cán bộđi thực tế, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để

vận động, giải thích; từ đó thu hút những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thuộc của ngân hàng. Với việc làm này, Ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn tiền gửi từ dân cư, đồng thời tạo thói quen cho người dân sử dụng sản phẩm dịch của ngân hàng.

* Đối vi đối tượng là các doanh nghip

- Ngoài các loại tiền gửi truyền thống đã và đang thực hiện, cần đẩy

mạnh các dịch vụ: Thanh toán tiền lương qua ngân hàng, sử dụng dịch vụ ATM … Đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ của ngân hàng, huy động lãi suất cao để thu hút đồng thời phát triển các loại tiền gửi với nhiều mức độ thời gian, lãi suất ưu đãi, hấp dẫn.

- Bên cạnh đó, đẩy mạnh các sản phẩm truyền thống hiện có trên cơ sở

nâng cao thêm tiện ích và chất lượng như: Phục vụ thu nhận tiền tại doanh nghiệp khi có yêu cầu, thực hiện dịch vụ theo dõi tiền gửi và tiền vay tại cơ quan, mở rộng thêm hình thức ký quỹ bảo lãnh, tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp và tăng huy động vốn tại Ngân hàng. Đồng thời sử dụng hạn mức thấu chi trên tài khoản để khuyến khích khách hàng là doanh nghiệp sử dụng tài khoản tiền gửi ở ngân hàng.

- Thêm vào đó, Phòng giao dịch cần có những chính sách thu hút nguồn vốn ngoại tệ ở ngoài nước bằng cách triển khai rộng rãi công tác chi trả

kiều hối và có biện pháp hổ trợ, tư vấn, giải thích cho người thực hiện các biện pháp chi trả qua ngân hàng trong nước nhanh chóng, thuận lợi và tiện ích.

vụ lịch sự, trân trọng khách hàng để tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và hài lòng về cung cách phục vụ của ngân hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khách trên địa bàn.

5.1.1.2. V hot động cho vay.

* Nhng vn đề còn tn đọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lực lượng cán bộ tín dụng không nhiều mà địa bàn cho vay rộng, do

đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay dẫn đến rủi ro tiềm ẩn phát sinh.

- Đối với những ngành, những lĩnh vực sản xuất sản phẩm có tính mùa vụ, giá cả biến động sẽ rất khó xác định kỳ hạn và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh nên dễ dẫn đến mức vốn cho vay bị sai lệch, nợ quá hạn sẽ phát sinh.

* Gii pháp nhm nâng cao hiu qu và hn chế ri ro trong công tác thm định tín dng.

- Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay dưới nhiều hình thức đào tạo, đồng thời tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để đảm bảo việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tiến hành chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng.

- Tăng dần tỷ lệ tài sản đảm bảo ở các doanh nghiệp, công ty cổ phần bằng những chính sách: thế chấp, cầm cố toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu

động hiện có, tài sản hình thành từ vốn vay để hạn chế rủi ro. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đảm bảo nợ vay, phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn mà có kế hoạch xử lý cho phù hợp.

- Cần xây dựng một chiến lược quản rủi ro, trong đó đặc biệt tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng. Chiến lược quản trị rủi ro phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng. Trước mắt, cần sớm giải quyết, khắc phục những nguyên nhân tồn tại thông qua đổi mới cơ cấu, nâng cao trình độ năng lực, hiện đại hóa công nghiệp với mục đích nâng cao khả năng quản trị ngân hàng.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện rủi ro tiềm ẩn, bất ổn, thiếu sót trong hoạt động tín dụng của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

5.2. GII PHÁP NHM HN CH RI RO TRONG CÔNG TÁC THU HI N VÀ X LÝ N QUÁ HN HI N VÀ X LÝ N QUÁ HN

Do lực lượng cán bộ tín dụng còn ít mà số lượng khách hàng đến vay tại ngân hàng ngày càng nhiều nên việc kiểm tra các món nợ đến hạng không thường xuyên dẫn đến nợ quá hạn tăng lên.

Bên cạnh đó, nợ quá hạn khó đòi khi khách hàng kinh doanh thua lỗ, mất khả

năng trả nợ, doanh nghiệp giải thể phải chờ thanh lý tài sản và quá trình giải quyết bán tài sản thu hồi nợ lại gặp nhiều khó khăn, kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏđến tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó để hạn chế nợ quá hàn thì cần phải:

- Phòng giao dịch cần tích cực trong công tác thu nợ khách hàng, phân loại các khoản nợ. Thường xuyên kiểm tra kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu hồi nợ, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để ngân hàng có những chính sách kịp thời như thu hồi lại nợ cho vay hoặc hổ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình kinh doanh gặp khó khăn về tài

chính để có thểđảm bảo được nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

- Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đến hạn va quá hạn để

thông báo đôn đốc khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán

được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ

hoặc vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng, nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất nhưng ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ

khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ.

- Ngân hàng có những chính sách nhằm kiên quyết xử lý nợ xấu bao gồm các khoản nợ hạch toán nội bảng đủ điều kiện xử lý và nợ đã được xử lý từ quỹ

dự phòng rủi ro hạch toán ngoại bảng. Rà soát, phân loại toàn bộ các khoản nợđã xuất toán ngoại bảng để xây dựng kế hoạch tận thu hồi nợ. Tận thu và xử lý các

bằng cách thuyết phục khách hàng tìm nguồn vốn để trả nợ. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì yêu cầu khách hàng tự tìm người để bán tài sản với giá thích hợp, đảm bảo thanh toán được nợ vay. Trong trường hợp khách hàng không bán được tài sản, ngân hàng buộc phải đem phát mãi tài sản để thu hồi vốn vay.

- Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn đề

cao và xem đây là nghiệp vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế

rủi ro. Đối với công tác cho vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì việc thẩm định là bước quan trọng nhất để phát tiền vay đến tay người sử dụng, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro của ngân hàng là không thể

tránh khỏi. Muốn như vậy thì đòi hỏi tập thể cán bộ phải có những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặt biệt là những luật cơ bản liên quan đến hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp luật thi hành án, công chứng …, tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những quy trình, quy định của nhà nước và của ngành.

- Cập nhật thường xuyên và phân tích đánh giá kịp thời khả năng xử lý từng tài sản ở từng địa phương cũng như tình hình giá cả thị trường, tình hình thiên tai địa phương, nắm rõ các định mức phát triển kinh tế kỹ thuật, đặc thù kinh tế của địa phương, các hồ sơ kinh tế địa phương để đầu tư chính xác mang lại hiệu quả cao. Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng, chính điều đó mà trước khi cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm bắt

được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, cũng như tính khả thi của dự án của họ mang lại, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán để theo dõi thường xuyên tình hình trả nợ của từng khách hàng.

- Kết hợp với các ban ngành đoàn thểở địa phương nhằm thuận tiện trong việc quản lý từng hộ. Đối với các bộ tín dụng thì có thể nắm rõ tình hình hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động của hộ và làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng. Đồng thời có sự can thiệp của chính quyền địa phương trong những trường hợp đột xuất xảy ra, từđó phát huy tính hệ thống trong BIDV, đặc biệt là ở những nơi có tài sản cần xử lý.

- Cần đánh giá lại các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí có liên quan

đến việc khôi phục các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợ đó với sự tham gia của các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể chẳng hạn:

+ Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp thì ngân hàng có thể kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền của doanh nghiệp, áp dụng biện pháp thanh toán qua ngân hàng, sắp xếp lại hoặc xác định giá trị của doanh nghiệp để kiểm soát có hiệu quả.

+ Đối với các hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu bất ổn, có khả năng thua lỗ trong khi thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp rút một phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này,

đồng thời ngân hàng cần kiên quyết xử lý nhiều hơn nữa đối với những hộ vay chai ỳ, để có tác động tích cực đến những hộ khác có ý thức về việc vay vốn.

5.3. NHNG GII PHÁP KHÁC

- Nâng cao hiêu quả công tác Marketing đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng bằng các chương trình cụ thể, tiếp thị các khu công nghiệp mới hình thành và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các thể thức cho vay linh hoạt nhằm mở rộng đối tượng khách hàng vay, qua đó phân tán rủi ro trong tín dụng. Ngoài ra để phân tán rủi ro, ngân hàng cũng có thể phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để cùng cho vay một khách hàng có dự án với nhu cầu vốn lớn, hoặc chứa đựng nhiều rủi ro.

- Việc này đòi hỏi phải có nhân viên chuyên trách ngân hàng có kiến thức sâu rộng về kinh tế thị trường, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất … để có thể phân loại khách hàng và nghiên cứu thị trường để xác định

được đâu là khách hàng chiến lược, đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và vòng đời lưu giữ khách hàng, nhằm nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó cung ứng tín dụng,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC (Trang 70 - 81)