DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng tuyệt
đối quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do đó hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽđem lại sự phát triển an toàn và vững mạnh, góp phần mở rộng quy mô và hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Do đó cần xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu để từ đó có thể đưa ra những chiến lược thích hợp giúp cho ngân hàng có những bước tiến nhanh và vững vàng hơn.
Nhìn chung qua ba năm 2005 - 2007 các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt
động tín dụng đang có chiều hướng chuyển biến tốt và đáp ứng được những yêu cầu đã đặt ra.
Bảng 17: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 109.397 123.969 165.688
Vốn huy động Triệu đồng 50.857 68.595 56.779
DS cho vay Triệu đồng 130.166 148.501 318.535
DS thu nợ Triệu đồng 110.645 135.715 249.870 Tổng dư nợ Triệu đồng 98.142 110.928 179.593 Nợ quá hạn Triệu đồng 803 855 334 Dư nợ bình quân Triệu đồng 68.549 101.500 150.000 VHĐ/Tổng NV % 46,49 55,33 34,26 DSCV/Tổng NV % 118 119 192 Dư nợ/VHĐ % 192,98 161,71 316,30 NQH/Tổng dư nợ % 0,82 0,77 0,19 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,61 1,33 1,67 (Nguồn: Tổ tín dụng) 4.5.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ vốn huy động/tổng nguồn vốn tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2005 là 46,49%, năm 2006 là 55,33%, năm 2007 là 34,26%. Có được kết quảđó là do năm 2005 và năm 2006 lãi suất huy động của ngân hàng hấp dẫn nên thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền làm tổng số
vốn huy động tăng lên, từ đó làm cho tỷ số này tăng lên. Năm 2007 do lãi suất huy động vốn FPT của BIDV thấp và có sự cạnh tranh với nhiều tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn làm cho vốn huy động năm này giảm đi, làm cho tỷ số này cũng giảm theo.