Qua Bảng 4.1, ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tháp Mười có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2008, tổng nguồn vốn Chi nhánh là 260.106 triệu đồng. Năm 2009, tổng nguồn vốn là 335.364 triệu đồng, tăng 28,93% so với năm 2008. Năm 2010, tổng nguồn vốn là 362.875 triệu đồng tăng 27.511 triệu đồng, tăng 8,2% so với năm 2009. Chính vì nguồn vốn ngày càng tăng nên Chi nhánh cần phải quản lý tốt nguồn vốn nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Tổng nguồn vốn có sự tăng trưởng như vậy là do các thành phần cấu tạo nên nguồn vốn có sự biến động. Trong đó, vốn huy động năm sau cao hơn năm trước là một tín hiệu rất đáng mừng. Điều này cho thấy Ngân Hàng đã chủ động được phần nào nguồn vốn huy động, góp phần chia sẻ tốt nhiệm vụ cho vay với nguồn vốn điều chuyển từ Ngân Hàng cấp trên.
Nguồn vốn cân đối Trung ương chiếm tỉ lệ khá lớn trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng do đây là huyện thuộc vùng sâu nên vốn huy động của ngân hàng được điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là chủ yếu.
Qua bảng ta thấy, nguồn vốn cân đối của ngân hàng cấp trên tăng qua các năm do việc mở rộng cho vay các đối tượng mới đáp ứng tình hình phát triển kinh tế địa phương. Do đó, ngân hàng cấp trên tạo điều kiện cho ngân hàng Tháp
Mười tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn cho hộ sản xuất và các ngành khác. Mức tăng năm 2009 so với năm 2008 là 44.269 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 21,76%. Sang năm 2010 mức tăng là 1.353 triệu đồng với tỷ lệ là 0,55% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu tổng nguồn vốn đến năm 2010 là 362.875 triệu đồng cho thấy trong các năm qua ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng rất thuận lợi, dưới sự hỗ trợ của cấp Uỷ, chính quyền địa phương, Ngân hàng cấp trên về việc tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay– tài trợ, tạo điều kiện đơn giản thủ tục, tiện ích ngân hàng, đa dạng loại hình huy động vốn.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNN HUYỆN THÁP MƯỜI
Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, quá trình cạnh tranh của các Ngân hàng ngày càng gay gắt, công tác huy động vốn tại Ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Lãi suất huy động, thu nhập của các tầng lớp dân cư, uy tín của Ngân hàng, tốc độ phát triển kinh tế địa phương.
Bằng các biện pháp hữu hiệu, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tháp Mười đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm như thường xuyên theo dõi và điều chỉnh lãi suất huy động kiệp thời để đảm bảo tính cạnh tranh, áp dụng các phương pháp marketing có hiệu quả khuyến khích khách hàng giao dịch nhiều và trung thành với Ngân Hàng, mở thêm nhiều kênh huy động mới như phát hành giấy tờ có giá.
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 32 SVTH: Lê Ngọc Em
Bảng 4.2: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười)
2008 2009 2010 chênh lệch 2009/2008 chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Tiền gửi TCKT, dân cư 46.574 82,21 70.083 79,97 92.701 81,47 23.509 50,48 22.618 32,27
Tiền gửi của các TCTD
khác 515 0,91 1.573 1,79 2.065 1,81 1.058 205,44 492 31,18
Phát hành giấy tờ có giá 9.561 16,88 15.983 18,24 19.031 16,72 6.422 67,17 3.048 19,07
87.6 39 113. 797 56.6 5 0 20 40 60 80 100 120 2008 2009 2010 Năm T ri ệ u đ ồ n g