Năm 2008, ROA của Chi nhánh là 1,84%, năm 2009 là 1,68% giảm nhẹ 0,16% so với năm 2008. Qua đó ta thấy việc sử dụng tài sản của chi nhánh trong năm 2009 là kém hiệu quả hơn năm 2008. Nhưng sang năm 2010 ROA là 2,01%, tăng 0,33% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho ROA năm 2009 thấp hơn năm 2008 như vậy là do tổng tài sản của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười năm 2009 có sự tăng lên một cách đáng kể. Năm 2009 tổng tài sản đã tăng
Năm Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Lợi nhuận ròng 4.778 5.642 7296
Tổng tài sản 260.106 335.364 362.875
28,93% so với năm 2008 nhưng năm 2010 chỉ tăng 8,2% so với năm 2009. Bên cạnh đó, lợi nhuận năm 2009 tăng 18,1% so với năm 2008, đến năm 2010 thì lại tăng 29,31% so với năm 2009.
Tóm lại, tổng tài sản của chi nhánh qua các năm có sự gia tăng cao là tốt, tuy nhiên lợi nhuận đạt được vẫn chưa cao trong năm 2009, nhưng sang năm 2010 đã có diễn biến tích cực trở lại và có xu hướng tăng trong tương lai. Chính vì vậy mà ROA của Chi nhánh tăng trở lại trong năm 2010, chứng tỏ việc sử dụng tài sản của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười đã được điều chỉnh hợp lý hơn và làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày tốt hơn.
Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tháp Mười qua các năm là có hiệu quả. Tình hình huy động vốn, cho vay và lợi nhuận từ năm 2008 đến năm 2010 của Chi nhánh điều có sự tăng trưởng khá tốt. Bên cạnh đó là sự biến thiên các chỉ số tài chính của Chi nhánh qua các năm có hiệu quả, đặc biệt là sự tăng lên của chỉ số ROA cho thấy Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, một đồng tài sản bắt đầu tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.
Nhưng nhìn chung, với hiệu quả đạt được của Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tháp Mười là chưa cao, chưa xứng tằm với năng lực hiện có của một thương hiệu Ngân hàng lớn mạnh ở trong môi trường kinh doanh thuận lợi. Vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần thực hiện các giải pháp khả thi để đưa hiệu quả hoạt động của Chi nhánh tốt hơn.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo&PTNT HUYỆN THÁP MƯỜI 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1 Tồn tại
Nguồn vốn huy động còn rất thấp, vốn huy động nhàn rỗi trong dân trên địa bàn có nhiều hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng huy động vốn trong dân còn bị phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên.
Hoạt động tín dụng chưa được đa dạng và phong phú, hoạt động ngân hàng chủ yếu là huy động để cho vay đối với các đối tượng ngắn hạn và khách hàng là hộ gia đình cá thể, còn dài hạn và trung hạn thường là rất thấp.
Chi phí cịn tăng khá cao, mặc dù lợi nhuận tăng lên. Cần phải giải quyết kịp thời vấn đề chi phí.
Việc dùng thẻ ATM để thanh tốn ít nhiều gây khó khăn cho người đi vay. Bởi vì đa số là nông dân, nên họ chưa hiểu nhiều về cách sử dụng thẻ.
5.1.2 Nguyên nhân
Ngân hàng chủ yếu cho vay trong ngắn hạn, do công tác quản lý nợ trong ngắn hạn được thực hiện dễ dàng, nhanh gọn,…vả lại đối với các món cho vay trong ngắn hạn thì NH có thể chủ động nguồn vốn kinh doanh của mình trong thời gian ngắn. Mặt khác, do huyện Tháp Muời là một huyện vùng sâu nên các hạng mục, cơng trình lớn chưa được quy hoạch nhiều, chủ yếu là cho vay trong ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng.
Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thiên tai, lũ lụt, dịch cúm triền miên cũng ảnh hưởng đến các đối tượng sản xuất kinh doanh, làm họ khơng có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra, do sự cạnh tranh của nhiều Ngân Hàng trên địa bàn nên đã làm cho nguồn vốn huy động cũng như doanh số cho vay bị ảnh hưởng đáng kể.
Về phía Ngân hàng do không thẩm định kỹ trước cho vay nên không chắc chắn được về khả năng trả nợ của người vay, xác định tỉ lệ cho vay trên tài sản thế chấp, cầm cố, tư cách pháp nhân. Không thường xuyên kiểm tra, kiểm sốt theo dõi món vay, do không phát hiện xử lý lịp thời những dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo&PTNN CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI
5.2.1 Về công tác huy động vốn
Huy động vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của NH, muốn thực hiện được mục tiêu này thì NH phải có những chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Sau đây là một số giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn:
Hiện nay Ngân Hàng còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển rất nhiều, do đó cần phải mở rộng cơng tác quảng cáo, tiếp thị, quảng bá sâu rộng đến mọi người dưới nhiều hình thức như treo băng rơn quảng cáo, báo chí, internet,…để cho người dân biết về các hình thức huy động vốn cũng như những chương trình khuyến mãi và tặng phẩm tại Ngân hàng.
Tổ chức bốc thăm trúng thưởng đối với khách hàng gửi tiền và phân chia mức độ trúng thưởng khác nhau theo số dư tiền gửi. Khuyến khích những hiện vật có giá trị đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, ngày tết, ngày thành lập ngân hàng, ngày thành lập của khách hàng pháp nhân, thậm chí là ngày sinh nhật của khách hàng cá nhân.
Khi khách hàng đến mở tài khoản tại Ngân Hàng thì Ngân hàng nên có dịch vụ kèm theo đó là chụp hình và photo giấy chứng minh nhân dân miễn phí để cho họ làm thẻ nhanh chóng, đỡ tốn thời gian.
Vào những dịp lễ thì nên phát hành rộng rãi và miễn phí các loại thẻ tín dụng, thẻ đa năng.
Công cụ lãi suất là yếu tố chính thu hút người gửi tiền vào chi nhánh. Ngân hàng cần sử dụng có hiệu quả cơng cụ lãi suất, áp dụng mức lãi suất sao cho hợp lý, vừa đảm bảo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, vừa đảm bảo bù đắp được khoản chi phí cơ hội của khách hàng gửi tiền vào. Có thể áp dụng mức lãi suất thăng hoa, khách hàng gửi tiền càng lớn thì lãi suất càng cao. Đa dạng hóa các hình thức huy động như: tiết kiệm bằng đồng Việt Nam được đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm gửi góp,…
Nâng cao cơ sở vật chất cho NH như: tăng cường nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc tại phòng giao dịch để tạo niềm tin cho khách hàng, tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch.
Nghiên cứu áp dụng các hình thức tiết kiệm linh hoạt như tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích lũy,…tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ, an sinh giáo dục,…của các công ty bảo hiểm. Hình thức này cùng với bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo cho người mở tài khoản có cuộc sống ổn định.
Tăng cường kiểm tra chấn chỉnh việc đặt các bảng chỉ dẫn phòng ban, nghiệp vụ, các bảng thông báo hướng dẫn chi tiết mọi thủ tục cần thiết có liên quan đến việc gửi tiền, rút tiền, làm giấy ủy nhiệm lãnh tiền, báo mất sổ,…để người dân tự tìm hiểu, nắm vững và chuẩn bị trước cho tốt, tránh cho người dân yêu cầu giải thích nhiều, ít tốn thời gian cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với những đơn vị có quan hệ thanh tốn thường xuyên và quan hệ phát sinh cao. Điều này có thể tạo cho họ tính an tâm khi giao dịch tại Ngân hàng, đồng thời có thể giữ chân khách hàng trong hoạt động tín dụng.
Quan tâm đến cơng tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ về chun mơn để có thể tư vấn cho khách hàng, tạo uy tín cho NH, đồng thời khơng ngừng hồn thiện phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình và nhanh chóng cho khách hàng cảm nhận được sự tin cậy và cần thiết khi đến NH.
5.2.2 Về hoạt động tín dụng
Song song với việc thực hiện các giải pháp về huy động vốn thì việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó là vấn đề quan trọng không kém trong NH. Để tránh đồng tiền bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó NH cần có những biện pháp thật sự phù hợp giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao cho Ngân hàng.
5.2.2.1 Một số giải pháp về doanh số cho vay
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tháp Mười xác định và chọn Nông nghiệp- Nông thôn - Nông dân là thị phần và đối tượng đầu tư. Vì vậy, việc mở rộng đầu tư tín dụng phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa bàn, từng bước chuyển dịch vốn đầu tư vào những món vay lớn, sản xuất hàng hóa, hạn chế món vay nhỏ lẻ, ưu tiên vốn cho việc thực hiện chương trình, dự án trọng điểm (chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cho vay xuất khẩu lao động).
Tìm hiểu nhu cầu nhu cầu vay vốn của khách hàng để thỏa mãn nhu cầu vay đúng lúc kịp thời. Có chiến lược thu hút lại lượng khách hàng đã bị mất như giới
thiệu, quảng bá,…để cho những khách hàng thấy được lợi ích hơn khi giao dịch với NH, áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi cho những khách hàng muốn giao dịch lại với NH.
Một vấn đề quan trọng nữa là trong và sau khi cho vay NH cần tổ chức thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những món vay lớn và khách hàng mới giao dịch lần đầu.
Thủ tục vay vốn đơn giản không rườm rà như trước. Thời gian cấp tín dụng nhanh chóng, giúp cho khách hàng có được nguồn vốn để thực hiện việc sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu áp dụng lãi suất cạnh tranh và cung cấp thêm những sản phẩm tín dụng.
Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng địa bàn cho vay tại các vùng nơng thơn như xây dựng thêm phịng giao dịch thuộc hệ thống chi nhánh. Tăng cường cho vay đối với các tổ chức cá nhân sản xuất, TMDV có khả năng xoay vịng vốn nhanh và ít rủi ro. Ngân hàng nên duy trì và mở rộng mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp.
Cho khách hàng thấy được cái lợi khi đi vay ở NH vì lãi suất cho vay thấp hơn so với lãi suất cho vay của các NH khác bằng việc phát tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình,….Những khách hàng vay vốn với lượng tiền lớn thì có sự thỏa thuận về lãi suất cho vay.
5.2.2.2 Một số giải pháp về doanh số thu nợ
Bên cạnh chính sách tăng doanh số cho vay, hoạt động thu nợ cũng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm gia tăng doanh số thu nợ, duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn của NH. Doanh số thu nợ càng lớn so với doanh số cho vay thể hiện chất lượng tín dụng tại NH càng có hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khi hiệu quả này ở mức cao thì khơng những làm cho NH đứng vững mà còn phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh của NH chậm phát triển, rơi vào tình thế bất ổn, chính vì vậy mà việc thu hồi nợ là rất quan trọng.
Các biện pháp tăng doanh số thu nợ:
Cán bộ tín dụng khi tiến hành cho vay cần thẩm định kỹ lưỡng, khi cho vay rồi cần theo dõi hoạt động, mục đích sử dụng vốn, thường xuyên theo dõi các
khoản nợ đến hạn, tiến hành nhắc nhở, đôn đốc, khách hàng trả nợ đúng hạn. Để công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả hơn NH cần tính tốn kỹ thời gian khách hàng có doanh thu để quyết định thời hạn cho vay một cách hợp lý nhất. Riêng đối với các món vay trung hạn, nên ký kết hợp đồng cho khách hàng trả nhiều lần và cung cấp cho khách hàng lịch trả nợ cụ thể để đảm bảo doanh số thu nợ ở từng năm.
Phân loại, lựa chọn khách hàng cho vay để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Hạn chế cấp tín dụng cho những khách hàng khơng tín nhiệm. Khi cần thiết phải phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng để thu hồi lại vốn vay.
Đối với những trường hợp cần thiết, Ngân hàng cần linh động trong việc cho gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho người vay trả nợ đúng vốn gốc và lãi cho NH trong một thời gian nhất định.
Đối với các tổ chức chính quyền địa phương hay các ban ngành đại diện, ngân hàng nên có những món tiền thưởng hay hoa hồng cho họ để họ tích cực giúp đỡ cán bộ tín dụng hồn thành nhiệm vụ.
5.2.2.3 Một số giải pháp về nợ xấu
Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng ở mức độ rất nghiêm trọng, vì Ngân hàng phải trích khoản chi phí dự phịng rủi ro, đồng vốn của Ngân hàng khơng thể xoay vịng nhanh, dẫn đến thu nhập của chi nhánh sẽ bị giảm đi, chi phí cho hoạt động tăng lên, từ đó lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, việc hạn chế nợ xấu hiện nay là việc hết sức cấp bách, Ngân hàng cần:
Kiểm tra, giám sát về việc sử dụng vốn vay của hộ vay phải đúng mục đích. Nhắc nhở, đôn đốc các hộ vay đóng lãi và vốn gốc đúng hạn, tránh tình trạng kéo dài làm cho lãi suất cao.
Xử lý nghiêm các tình trạng hộ vay cố ý, khơng thực hiện theo sự cam kết trong hợp đồng.
5.2.2.4 Một số giải pháp khác
Tăng cường cán bộ tín dụng nhằm tránh tình trạng q tải cơng việc cho cán bộ tín dụng. Nên kiến nghị với Ngân hàng cấp trên để phân bổ thêm cán bộ tín dụng về Ngân hàng hoặc tuyển thêm nhân viên tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Cán bộ tín dụng cần có mối quan hệ với các cán bộ ở địa phương, cán bộ tín dụng của các Ngân hàng khác nhằm nắm bắt thông tin của khách hàng để hạn chế cho vay đối với khách hàng khơng có uy tín.
Nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật cho cán bộ viên chức như luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự,…nhằm giúp cho cán bộ thực hiện tốt cơng việc của mình.
Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng bằng cách khơng cho vay tập trung ở một nhóm khách hàng, vì như thế sẽ dẫn đến nợ xấu tăng đột biến.
Thực hiện tăng dư nợ đối với các doanh nghiệp đang quan hệ với Ngân hàng có năng lực tài chính, kết quả kinh doanh ngày càng tiến triển. Bên cạnh đó phải dần tiếp cận với một số doanh nghiệp chưa quan hệ với Ngân hàng nhằm tìm thêm khách hàng mới.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tháp Mười đã thực hiện theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã góp phần đáng kể vào thành tựu đổi mới của đất nước. Với vai trò là người hỗ trợ cho bà con nông dân trong hoạt động sản xuất. Trong những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tháp Mười đã góp một phần không nhỏ vào việc đưa kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển, giải quyết được công ăn việc làm đồng thời tiến tới xóa đói giảm nghèo trong phạm vi tồn thành phố. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tháp Mười với phương châm “đi vay để cho vay” đã góp phần đáng kể vào việc ổn định thị trường trong chi nhánh của tỉnh, khắc phục được nạn cho vay nặng lãi ở nông