ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phịng kế tốn NHNo&PTNN Tháp Mười)
NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ tín dụng 31.077 99,37 40.337 82,74 53.102 76,73 9.260 29,80 12.765 31,65 Thu phí dịch vụ 131 0,42 159 0,33 230 0,33 28 21,37 71 44,65 Thu khác 65 0,21 8.253 16,93 15.871 22,93 8.188 12.596,92 7.618 92,11 Tổng thu nhập 31.273 100,00 48.749 100,00 69.203 100,00 17.476 55,88 20.454 41,96
3107 7 1 3 1 65 4033 7 1 5 9 8253 5310 2 2 3 0 1587 1 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 T riệ u đ ồ n g 2008 2009 2010 Năm
Thu từ tín dụng Thu phí dịch vụ Thu khác
Hình 4.4: Thu nhập của Ngân hàng qua ba năm 2008-2010
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy thu nhập của NHNo&PTNN Tháp Mười ngày một tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 tổng thu nhập chi nhánh đạt 31.273 triệu đồng. Sang năm 2009, thu nhập tăng lên 48.749 triệu đồng tăng 217.476 triệu đồng so với năm 20087 với tỷ lệ tăng 55,88%. Đến năm 2010 tổng thu nhập tiếp tục tăng lên 41,96% với số tuyệt đối là 20.454 triệu đồng so với năm 2009 với tổng thu nhập 69.203 triệu đồng. Có thể nói hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang có những tiến triển tích cực, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
a) Thu từ tín dụng
Đây là khoản thu chính của Agribank Tháp Mười với tỷ trọng là 99,37% trên tổng thu nhập vào năm 2008, đến năm 2009 là 82,74% và vào năm 2010 thu từ tín dụng chiếm 76,73% trên tổng thu nhập.
Hoạt động thu từ tín dụng của NHNo&PTNN Tháp Mười qua các năm đều tăng. Năm 2008 thu từ tín dụng là 31.077 triệu đồng. Năm 2009, thu từ tín dụng là 40.337 triệu đồng tăng 9.260 triệu đồng, tăng 29,8% so với năm 2008. Năm 2010, thu từ tín dụng là 53.102 triệu đồng tăng 12.765 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 31,65% so với năm 2009. Nguồn thu này tăng do doanh số cho vay của chi nhánh tăng qua các năm, đồng thời chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc xử lý và thu hồi nợ.
Tình hình thu từ tín dụng đang có sự gia tăng như vậy chứng tỏ hoạt động của Agribank Tháp Mười đang có những bước phát triển ổn định hơn. Chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế và cũng sẽ góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được ổn định và tốt hơn trước bối cảnh như hiện nay.
Bên cạnh tăng thu về số lượng thì chi nhánh nên phấn đấu để có những khoản thu từ các khoản cho vay đạt chất lượng nhằm tạo nên những bước đi vững chắc hơn. Mặt khác, tăng cường cho vay các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả và uy tín, đồng thời cũng hạn chế các khoản vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nhằm đảm bảo các khoản thu về đúng kỳ hạn, tránh tình trạng nợ quá hạn kéo dài gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong hoạt động kinh doanh của NH không chỉ đơn thuần là thu nhập từ lãi cho vay chi nhánh phải ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của mình. Vì thế, việc phân tích thu nhập khơng thể bỏ qua các khoản thu từ dịch vụ.
b) Thu Phí Dịch Vụ
Bên cạnh các khoản thu từ tín dụng, thu dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng khơng cao nhưng nó cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập của chi nhánh. Đồng thời các khoản thu này luôn tăng qua các năm.
Năm 2008, thu từ dịch vụ đạt 131 triệu đồng, chiếm 0,42% trên tổng thu nhập. Năm 2009, thu dịch vụ là 159 triệu đồng tăng 28 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 21,37% so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng là 0,33% trên tổng thu nhập. Năm 2010, thu dịch vụ đạt 230 triệu đồng tăng 71 triệu đồng tức tăng 44,65% so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng là 0,33% trên tổng thu nhập. Nguyên nhân là do chi nhánh nhận thức đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong việc phát triển dịch vụ thì chi nhánh đã mạnh dạng đầu tư áp dụng công nghệ và sản phẩm dịch vụ hiện đại. Các dịch vụ chi nhánh đang thực hiện bao gồm bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền nước ngoài, chi trả kiều hối, thẻ ATM…
Nhưng nhìn chung hoạt động dịch vụ của Agribank Tháp Mười qua các năm tuy có mở rộng về quy mô, số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa có bước đột phá, chưa khai thác hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Các khoản thu từ dịch vụ tuy có sự gia tăng với tốc độ cao qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ
trọng quá thấp trên tổng thu nhập. Trong tương lai, đây là loại hình hoạt động sẽ rất phát triển và sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho các NHTM. Vì vậy mà địi hỏi chi nhánh phải tích cực duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, đáp ứng tốt và tăng thêm các tiện ích cho khách hàng. Đồng thời từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tin học phục vụ cho chương trình hiện đại hố trong Ngân Hàng.
c) Các khoản thu khác
Bên cạnh hai khoản thu chủ yếu trên, thì các khoản thu khác như thu từ kinh doanh ngoại tệ, các giao dịch thanh toán, dịch vụ thẻ ATM… cũng góp phần tạo ra doanh thu của chi nhánh. Tuy rằng nó chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng doanh thu nhưng cũng có chiều hướng tăng khá cao từ năm 2008 đến nay. Cụ thể là năm 2008 là 65 triệu đồng, đến năm 2009 là 8.253 triệu đồng, tăng 8.188 triệu đồng, tăng 12.596,92%. Đây là một sự tăng trưởng hết sức vượt bậc. Sang năm 2010 nguồn thu này là 15.871 triệu đồng, tăng 7.618 triệu đồng, tăng đến 92,11% so với năm 2009. Nguyên nhân là do thị trường ngại hối trong những năm qua có khá nhiều biến động nên thu hút được nhiều nhà đầu tư thích mạo hiểm ở lĩnh vực này. Ngồi ra do trong năm 2008, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhập siêu gia tăng, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh tốn và nhập vàng tăng vọt. Vì thế giá giao dịch ngoại tệ trong ngân hàng luôn chậm, thậm chí vượt trần quy định, từ đó kéo theo khoản thu này tăng.
Nhìn chung, tổng thu nhập của ngân hàng qua các năm tăng với một tỷ lệ khá cao, trong đó các khoản thu từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất. Từ đó, ta thấy hoạt động của Chi nhánh từng bước đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, Ngân Hàng cũng cần có những biện pháp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hơn nữa nhằm mang lại nguồn thu cao từ các hoạt động này vì đây là lĩnh vực sẽ đem lại thu nhập cao trong tương lai.
4.4.3 Phân tích cơ cấu chi phí
Thu nhập tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng, đó là chi phí. Chỉ tiêu này thơng thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Cơ cấu chi phí được thể hiện qua bảng số liệu sau:
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên 47 SVTH: Lê Ngọc Em
Bảng 4.6: TÌNH HÌNH CHI PHÍ NHNo&PTNN HUYỆN THÁP MƯỜI NĂM 2008-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi hoạt động tín dụng 20.321 81,60 21.534 52,23 36.473 61,32 1.213 5,97 14.939 69,37 Chi dịch vụ 49 0,20 78 0,19 90 0,15 29 59,18 12 15,38 Chi phí khác 4.533 18,20 19.614 47,58 22.912 38,52 15.081 332,69 3.298 16,81 Tổng chi phí 24.903 100,00 41.226 100,00 59.475 100,00 16.323 65,55 18.249 44,26
Tổng chi phí của NHNo&PTNN Tháp Mười qua các năm đều có sự gia tăng. Năm 2008, tổng chi phí chi nhánh là 24.903 triệu đồng. Năm 2009, tổng chi phí là 41.226 triệu đồng tăng 16.323 triệu đồng, tăng 65,55% so với năm 2008. Năm 2010, tổng chi phí là 59.475 triệu đồng tăng 18.249 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 44,26% so với năm 2009. Chi phí của NHNo&PTNN Tháp Mười bao gồm các khoản: Chi hoạt động tín dụng, chi dịch vụ và các chi khác. Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng khoản chi phí cụ thể.
a) Chi hoạt động tín dụng
Đây là khoản chi phí chủ yếu và nó ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của chi nhánh. Năm 2008 chi hoạt động tín dụng là 20.321 triệu đồng và chiếm tỷ trọng rất cao (81,6%) trong tổng chi phí. Năm 2009, chi hoạt động tín dụng là 21.534 triệu đồng tăng 1.213 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,97% so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng là 52,23% trong tổng chi phí. Năm 2010, chi hoạt động tín dụng là 36.473 triệu đồng tăng 14.939 triệu đồng tức tăng 69,37% so với năm 2009 và chiếm 61,32% trong tổng chi phí. Nguyên nhân là do lãi suất Ngân hàng tăng cao dẫn đến lượng tiền gửi của các thành phần kinh tế gửi vào chi nhánh nhiều hơn, chính vì vậy mà đẩy chi phí trả lãi của Ngân hàng lên cao.
b) Chi hoạt động dịch vụ
Chi dịch vụ nhìn chung là có biến động qua các năm. Năm 2008 chi dịch vụ là 49 triệu đồng. Năm 2009, chi dịch vụ là 78 triệu đồng tăng 29 triệu đồng tức tăng 59,18% so với năm 2008. Năm 2010, chi dịch vụ là 90 triệu đồng tăng 12 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 15,38% so với năm 2009.
Mặc dù chi dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi nhưng nó cũng góp phần làm tăng chi phí của chi nhánh. Năm 2008, chi dịch vụ chiếm tỷ trọng là 0,2% trong tổng chi, năm 2009 chiếm 0,19% trong tổng chi và năm 2010 chiếm tỷ trọng là 0,15% trong tổng chi của ngân hàng. Nguyên nhân khiến chi phí này tăng mạnh là do Chi nhánh ngày càng hướng đến các khoản thu ngoài lãi, quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ nhất là dịch vụ thanh toán, chú trọng nâng cao, đổi mới các dịch vụ thanh toán để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chi phí tăng do đầu tư tăng sẽ là nền tảng làm tăng doanh thu sau này.
Mặt khác, tốc độ tăng của thu dịch vụ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi dịch vụ trong năm 2010. Năm 2010 so với năm 2009, tốc độ tăng của thu
dịch vụ là 44,65%, khi đó tốc độ tăng của chi dịch vụ là 15,38%. Điều này cho thấy, hoạt động dịch vụ có tiềm năng phát triển rất lớn và là một lĩnh vực kinh doanh mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng thương mại vì chi phí bỏ ra khơng cao. Cho nên trong tương lai Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động này, đồng thời có những chính sách cụ thể hơn nhằm làm cho hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển.
c) Chi khác
Bên cạnh các loại chi phí trên, chi phí khác như là chi về vật liệu giấy tờ in, cơng tác phí, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học cơng nghệ, bưu phí và điện thoại và các chi phí quản lý khác cũng có sự gia tăng khá cao qua ba năm. Ta thấy chi phí khác năm 2008 là 4.533 triệu đồng, năm 2009 là 19.614 triệu đồng, tăng 15.081 triệu đồng, tăng 332,69%. Nguyên nhân là trong năm 2009 do giá cả nhiều mặt hàng tăng vọt, đặc biệt là việc tăng giá xăng dầu làm cho phí cơng tác và nhiều chi phí bộ phận khác tăng lên. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng không ngừng chi cho ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nhân viên để tiến hành hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, nên chi phí cho hoạt động này đã tăng đáng kể.
Năm 2010 chi phí khác là 22.912 triệu đồng, tăng 3.298 triệu đồng, tăng 16,81% so với năm 2009. Tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm đáng kể so với năm trước. Điều này cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp tích cực để giảm chi phí trong năm 2010.
Nhìn chung, tình hình chi phí của Ngân hàng qua các năm có sự gia tăng cao thế nhưng lợi nhuận vẫn được đảm bảo.Trong thời gian tới hy vọng rằng chi nhánh sẽ quản lý tốt chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
4.4.4 Phân tích tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng thì trong điều kiện thị trường hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh doanh có lãi. Và lợi nhuận cũng là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Do đó, các chỉ số tài chính về lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình lợi nhuận của ngân hàng.
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hay bất kỳ một doanh nghiệp thông thường nào khác thì ta khơng thể khơng nói đến lợi nhuận. Bởi vì lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các NHTM, kể cả các doanh nghiệp thơng thường đặt ra trong q trình kinh doanh của mình. Mặt khác, lợi nhuận cịn là điều kiện để duy trì cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đã kinh doanh thì nhất thiết phải có lợi nhuận. Cịn lợi nhuận nhiều hay ít thì nó tùy thuộc vào khả năng quản trị, cung cách điều hành của các nhà lãnh đạo ngân hàng hay sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong điều kiện thực tế, chi phí phát sinh,… Để xem xét tình hình thực hiện lợi nhuận của Ngân hàng thì dưới đây sẽ đi cụ thể tình hình thực hiện lợi nhuận của từng năm qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NHNo&PTNN HUYỆN THÁP MƯỜI NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 31.273 48.749 69.203 17.476 55,88 20.454 41,96 Tổng chi phí 24.903 41.226 59.475 16.323 65,55 18.249 44,26
Lợi nhuận thuần 6.370 7.523 9.728 1.153 18,10 2.205 29,31
(Nguồn: Phịngkế tốn NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mười)
Ta thấy tình hình lợi nhuận của chi nhánh qua các năm có sự gia tăng nhưng khơng tăng mạnh. Năm 2008, lợi nhuận đạt 6.370 triệu đồng. Sang năm 2009, lợi nhuận đạt 7.523 triệu đồng, tăng 1.153 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 18,1%. Đến năm 2010, lợi nhuận là 9.728 triệu đồng, tăng 2.205 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 29,31%.
Đây là kết quả khả quan sau từng năm hoạt động, là kết quả của sự phấn đấu và cố gắng của toàn đơn vị. Lợi nhuận này có được chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Sự thay đổi của lợi nhuận được thể hiện trực tiếp từ những thay đổi của
doanh thu và chi phí như ở trên đã phân tích. Năm 2008 các Ngân Hàng phải vật lộn với khủng hoảng, lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng, thậm chí có ngân hàng cịn thua lỗ. Thế nhưng chi nhánh Agribank huyện Tháp Mười vẫn có tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận nhưng không cao cũng là do chịu tác động từ môi trường chung.
Sang năm 2010, kinh tế thế giới cũng như trong nước bình ổn trở lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh chi nhánh vì thế lợi nhuận chi nhánh tăng trưởng khá cao, tăng 29,31% so với năm 2009. Kết quả này có được là do Ban lãnh đạo đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, tận dụng được những nguồn vốn có chi phí thấp, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường cũng