GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành - bến tre (Trang 84)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

5.3. GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ

Bên cạnh việc đưa ra những chính sách nhằm tăng doanh thu của ngân hàng ta cần phải có những biện pháp hợp lý trong việc giảm chi phí của ngân hàng, có như thế ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả, bởi lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí. Do đó, ngân hàng cần phải có những giải pháp nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Qua q trình phân tích ta thấy chi phí chủ yếu của ngân hàng là chi hoạt động tín dụng và ngồi tín dụng. Trong khi đó, khoản chi ngồi tín dụng gia tăng rất nhanh, vì thế ta cần có những giải pháp để nhằm giảm khoản chi này bên cạnh giữ vững các khoản chi đã hợp lý như sau:

+ Chi hoạt động tín dụng

- Cần hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên mà ngân hàng nên chủ động tự huy động nguồn vốn của mình để cho vay.

- Thực hiện giảm chi phí huy động, huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức như: Huy động qua thẻ ATM, huy động qua tiền gửi thanh toán,…đây là những khoản vốn huy động với lãi suất khá thấp. Tuy nhiên, ngân hàng cần thận trọng trong việc huy động nguồn này và phải có dự trữ những khoản tiền để

thanh tốn hoặc tài sản thanh khoản cao vì đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào.

+ Chi ngồi hoạt động tín dụng

- Chiếm tỷ trọng lớn là chi dự phịng nợ phải thu khó địi và bảo hiểm tài khoản tiền gửi. Vì các khoản dự trữ này có thể thu hồi ở những năm sau, do đó ta phải hạn chế khoản chi này bằng cách khơng nên dự phịng q nhiều tiền mặt tại quỹ, vì đây khơng những là chi phí mà cịn là tài sản không sinh lời, ngân hàng cần dự phòng một khoản tiền phù hợp với nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động và các khoản nợ phải thu, bên cạnh ngân hàng nên dự trữ bằng những tài sản khác mà bản thân chúng có độ thanh khoản cao như: Nắm giữ các giấy tờ có giá của Chính phủ, ngân hàng Trung ương và TCTD khác; tiền gửi tại các TCTD, các khoản đầu tư,…

- Về khoản vật chất như nhà cửa, trang thiết bị máy móc cần phải được bảo quản, chăm sóc cẩn thận tránh những hư hỏng đáng tiếc làm tăng chi phí sửa chữa, khấu hao tài sản cố định.

- Thực hiện các chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của cơ quan như: Giấy, mực in, điện, điện thoại, văn phòng phẩm,… Bên cạnh, cần phải chi tiêu hợp lý cho các khoản hội nghị, hội thảo cũng như các buổi liên hoan của ngân hàng. Muốn làm được điều này đòi hỏi bản thân mỗi thành viên của ngân hàng phải có ý thức tự giác tiết kiệm trong khi sử dụng tài sản công.

- Cho bộ phận kiểm tra nội bộ kiểm tra tất cả những hóa đơn, chứng từ có liên quan đến các khoản chi phí của ngân hàng. Tránh những khoản chi không cần thiết gây lãng phí cho ngân hàng như: dùng điện thoại cơ quan cho việc tư, tắt đèn, máy lạnh, khi khơng cịn nhu cầu sử dụng.

5.3. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Mặc dù tỷ lệ rủi ro tín dụng của ngân hàng ln ở tỷ lệ khơng cao nhưng cũng cần phải có những biện pháp thiết thực để hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau:

- Trước hết là phải tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro là do khách hàng, ngân hàng hay nguyên nhân khách quan, từ đó mới đưa ra cách xử lý phù hợp nhất.

- Kiểm tra các khoản cho vay phát hiện càng sớm càng tốt những khoản vay có vấn đề thực tế hoặc tiềm tàng. Tăng cường chỉ đạo và khuyến khích cán bộ tín dụng theo dõi và báo cáo về các khoản vay mà họ theo dõi.

- Quy định điều kiện cụ thể đối với mỗi loại vay, mỗi đối tượng vay để xác định giá trị vật chất, giá trị uy tín làm đảm bảo vốn vay theo nguồn lực tài chính, tính chất và loại hình sản xuất kinh doanh, uy tín và mức độ rủi ro của người vay. - Đối với những rủi ro không kiểm sốt được thì ngân hàng phải biết cách chống đỡ nhằm hạn chế mức độ rủi ro đến mức thấp nhất bằng việc thiết lập quỹ dự phịng tài chính đủ khả năng chống đỡ mọi rủi ro có thể xảy ra.

- Phân tích khách hàng là biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Bởi có đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của khách hàng thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ. Cần chú trọng đến những mặt sau: tình hình tài chính của khách hàng, tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của khách hàng, tính khả thi của phương án vay vốn.

- Ngân hàng không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng, cho dù khách hàng đó kinh doanh có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

- Ngồi ra ngân hàng cịn phải không ngừng nâng cao công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Việc phân tích tín dụng trước khi cho vay rất quan trọng, do đó địi hỏi cán bộ tín dụng cần phải có một trình độ chun mơn vững vàng, nhạy bén khi phân tích và tiếp xúc với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Qua 3 năm hoạt động, tuy cịn những khó khăn nhất định nhưng hoạt động của chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định: lợi nhuận đều gia tăng qua các năm (cụ thể lợi nhuận năm 2008 là 7.375 triệu đồng; năm 2009 là 8.509 triệu đồng; năm 2010 là 8.915 triệu đồng), hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn phát triển theo đúng định hướng của chỉ đạo của ngành, cụ thể tỉ lệ an toàn đều thỏa mãn các tỷ lệ chung của ngành. Chi nhánh ln chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, dư nợ tín dụng đều có tài sản đảm bảo.

Mặc khác, do ảnh hưởng chung về quá trình đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng của nước ta cịn chậm, hệ thống cơng nghệ thanh tốn cũng chưa hiện đại nên các dịch vụ thanh toán tại ngân hàng cũng cịn chậm chủ yếu bằng thủ cơng, tỷ trọng thanh tốn bằng tiền mặt vẫn cịn lớn. Các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn nhiều hạn chế, do tính thuận tiện, nhanh nhạy, an toàn chưa cao. Ngoài ra việc cung cấp các dịch vụ tư vấn về thông tin, thị trường, nghiệp vụ... cho khách hàng cũng hầu như chưa được triển khai.

Mặc dù gặp khơng ít khó khăn, nhưng nhìn chung ngân hàng đã đạt được

những kết quả cũng khả quan. Thành quả này của ngân hàng đã đóng góp rất lớn vào việc cải thiện từng bước bộ mặt nông thôn Bến Tre trong tiến trình thực hiện cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, hồn thành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đầy rẫy những rủi ro và đối thủ cạnh tranh luôn không cho phép ngân hàng có thể thỏa mãn với những gì

mình đạt được mà cần phải ln cố gắng nỗ lực hơn nữa để khơng ngừng hồn

thiện bộ máy hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động ngành ngân hàng nói chung trong những năm qua đạt nhiều thắng lợi, vận hội mới đã mở ra nhưng cũng có nhiều thách thức, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Châu Thành cũng không ngoại lệ.Tuy nhiên để đạt được sự phát triển lâu dài, việc tăng cường nội lực, nâng cao năng lực quản lý trình độ nghiệp vụ cho tồn thể cán bộ nhân viên là biệp pháp hiệu

quả nhất để giữ vững tốc độ phát triển của ngân hàng một cách an toàn trong tương lai.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng cấp trên. cấp trên.

Cần quan tâm chú ý đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cải tiến luật ngân hàng càng ngày càng chặt chẽ, ban hành các quy định hướng dẫn một cách rõ ràng. Tạo môi trường thuận lợi để các ngân hàng dễ dàng phát triển.

- NHTW cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, khơng cịn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

- Sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các doanh nghiệp nhà nước để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đáng giá khách hàng, chu trình đầu tư,… một cách thích đáng.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mở thêm nhiều chi nhánh để tăng vị thế cạnh tranh.

- Cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn trung và dài hạn đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả bền vững.

- Cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại, giảm sự can thiệp của cơ quan Nhà Nước trong quyết định cho vay của các ngân hàng.

- Nhà nước sớm ban hành các quy chế về sử dụng tiền mặt để giảm bớt khối lượng giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế, giúp ngân hàng kiểm soát được vốn vay dễ dàng hơn, góp phần giảm rủi ro cho ngân hàng.

- Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng để sao cho các chính sách này khơng mâu thuẫn hoặc ít ra khơng hạn chế các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

- Ngồi ra Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các ngân hàng thực hiện tốt chức năng và vai trị của mình như tăng kênh tạo vốn cho các ngân hàng, đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khốn để có thể san sẻ bớt gánh nặng huy động vốn và phân bổ vốn cho ngân hàng.

- Ngân hàng cấp trên nên tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh nhiều hơn, để có thể phát huy được khả năng của mình.

6.2.2. Đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần cải cách bộ máy, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý nhà nước địa phương.

- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn.

- Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần xem xét, quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của ngân hàng.

- Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần địi hỏi có đủ hai người gồm: Người uỷ quyền và người được uỷ quyền để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Do hiện nay thường xảy ra hiện tượng giả mạo chữ kí của người ủy quyền để đi vay, bảo lãnh và thế chấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

----- -----

1. Báo cáo tài chính của NHNo & PTNT huyện Châu Thành qua 3 năm 2008- 2010.

2. Phạm Văn Dược, Đặng Thi Kim Cương (2005), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

3. ThS. Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

4. ThS. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2007). Bài giảng Quản trị Ngân

hàng thương mại, tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành - bến tre (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)