CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3. PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN
4.3.1.1. Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự lãi
+ Thu nhập từ lãi cho vay
Cũng như tất cả các NHTM khác thì khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao (trên 95%) trong tổng số thu nhập của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn huyện Châu Thành chính là thu từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là thu từ lãi cho vay. Do đó, tốc độ tăng trưởng của khoản mục này xấp xỉ với tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập.
Qua bảng trên, tỷ trọng thu từ lãi cho vay trong tổng thu nhập của ngân hàng qua ba năm có tăng, giảm nhưng không đáng kể và vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng của năm sau vẫn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2008 tổng thu nhập đạt 55.276 triệu đồng. Năm 2009 con số này giảm xuống 47.259 triệu đồng, (giảm 14,50% tương ứng với 8.017 triệu đồng so với năm 2008). Năm 2009 giảm là do chính phủ hỗ trợ lãi suất cho vay nên lãi suất cho vay năm 2009 thấp hơn năm
2008, vì vậy thu nhập ít hơn so với năm 2009. Sang năm 2010, thu lãi cho vay tăng, đạt 68.401 triệu đồng, tăng 21.142 triệu đồng với tỷ lệ tăng 44,74% so với năm 2009. Bên cạnh việc tăng thu về số lượng ngân hàng đang phấn đấu để có những khoản thu đạt chất lượng nhằm tạo ra những bước đi vững chắc, tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có uy tín. Với tình hình thu nhập như trên, ngân hàng đang từng bước khẳng định những bước phát triển ổn định tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc gia tăng cho vay nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.
+ Thu từ lãi tiền gởi và đầu tư chứng khoán
Đây là khoản thu do ngân hàng gởi tiền vào các tổ chức tín dụng khác hoặc NHTW và một phần từ đầu tư chứng khoán. Khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Năm 2008 khoản thu này là 213 triệu đồng. Đến năm 2009 thu từ lãi tiền gởi và đầu tư chứng khốn có tăng lên 421 triệu đồng tăng 208 triệu đồng với tỷ lệ tăng 8,24% so với 2007. Đến năm 2010, ngân hàng khoản tiền gởi vào các tổ chức tín dụng tăng lên 722 triệu đồng, tăng 301 triệu đồng so với 2009 với tỷ lệ 18.39%. Nguyên nhân của sự tăng này là do chi nhánh đã tăng thêm lượng tiền gởi nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh toán, phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng về hoạt động chi trả của ngân hàng.
4.3.1.1. Thu nhập ngoài lãi
Bảng 13: THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NHNN&PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM (2008-2010)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thu phí dịch vụ 249 246 738 (3) (1,2) 246 200 KD ngoại hối 39 26 29 (13) (33,33) 3 11,54 Thu HĐKD khác 87 118 56 31 35,63 (62) (52.54) Thu nhập khác 7.677 10.143 1.964 2.466 32,12 (8.179) (80,64) Tổng thu nhập 8.052 10.533 2.787 2.481 30,81 (2.787) (73,54)
(Nguồn: Phịng kế tốn NHNN&PTNT huyện Châu Thành)
Đây là một khoản thu (thu từ dịch vụ thanh toán, hoạt động kinh doanh bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, …) chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng thu nhập, nhưng khoản mục này cũng đóng góp một phần nào đó vào lợi nhuận của
ngân hàng. Cụ thể năm 2008 khoản thu này chỉ chiếm 8.052, sang 2009 con số
này là 10.533 triệu đồng và so 2008 khoản thu này tăng 2.481 triệu đồng tương đương 30,81%, đến năm 2010 thì chỉ đạt 2.787 triệu đồng giảm mạnh xuống còn 2.787 triệu đồng so với 2009 với tỷ lệ giảm là 73,54%.
Năm 2008 thu từ phí dịch vụ chủ yếu là từ hoạt động dịch vụ thanh toán và dịch vụ chuyển tiền trong nước của ngân hàng là 249 triệu đồng. Trong năm này, hoạt động dịch vụ của ngân hàng có mở rộng về quy mơ, số lượng, chất lượng dịch vụ song vẫn chưa có bước đột phá, chưa khai thác hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng chưa thật sự gắn kết việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ với cơng tác tín dụng, mở rộng khách hàng và huy động vốn. Đến năm 2009 thu phí từ hoạt động dịch vụ giảm xuống là 246
triệu đồng, không đáng kể so với năm 2008, giảm so với 2008 là 3 triệu đồng, tương đương 1,2%. Sang năm 2010 chi nhánh đã tích cực duy trì và nâng cao chất lượng và các hoạt động dịch vụ truyền thống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tăng thêm nhiều tiện ích, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tin học phục vụ cho chương trình hiện đại hóa nên khoản thu này tăng lên gấp đôi so với năm 2009 là 738 triệu đồng, tăng 256 triệu đồng so với năm 2008. Một phần của sự gia tăng này là do ngày càng có nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện các giao dịch trong và ngoài nước một cách thuận tiện, an toàn và hiệu quả nhất, giảm rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt.
Thu từ kinh doanh ngoại hối và HĐKD khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng thu ngoài lãi của ngân hàng. Năm 2009, thu từ kinh doanh ngoại hối đạt 26 triệu đồng và giảm 13 triệu đồng vào năm 2008. Đến năm 2009, nguồn thu này tăng 3 triệu đồng so với năm 2008, chỉ đạt 29 triệu đồng. Thu phí từ HĐKD khác năm 2008 đạt 87 triệu đồng nhưng đến 2009 là 118 triệu đồng và tăng 31 triệu đồng so với năm 2008 tương đương 35,63%. Đến năm 2010 thì giảm xuống còn 56 triệu đồng, giảm 62 triệu đồng so với năm 2009, ứng với tăng 52,54% so với năm 2009. Ngân hàng ln đảm bảo an tồn kinh doanh ngoại tệ, thực hiện đúng các quy định về kinh doanh ngoại tệ đảm bảo trạng thái ngoại hối cho phép của ngân hàng, áp dụng các hình thức mua bán linh hoạt về tỷ giá và phương thức thanh tốn.
Cịn các khoản thu khác như thu bất thường, thu nợ đã xử lý rủi ro lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập ngoài lãi. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng của ngân hàng luôn chú trọng công tác thu hồi nợ. Năm 2008 đạt 7.677 triệu đồng đến năm 2009 khoản thu này tăng lên 10.143 triệu đồng tăng 32,12% so với 2008. Năm 2010, khoản thu này giảm mạnh xuống còn 1.964 triệu đồng, giảm 8.179 triệu đồng so với năm 2009 tương đương 80,64%. Mặc dù vậy khoản thu nhập này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập ngoài lãi.
Tổng thu nhập của ngân hàng qua ba năm có tăng giảm nhưng nhìn chung khá ổn định, tuy năm 2009 tổng thu nhập có giảm nhưng khơng đáng kể, năm 2010 thì tăng mạnh so với năm 2009. Qua đó, chúng ta thấy rằng nguồn thu của ngân hàng chưa thật sự ổn định và đa dạng. Tuy nhiên, tổng thu nhập của ngân
hàng vẫn tăng khá cao qua ba năm do trong thời gian qua, ngân hàng đã và đang tăng cường mở rộng hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đồng thời kiểm sốt tốt cơng tác thu lãi và gốc của các món vay khi đến hạn. Đăc biệt là áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu về những món vay đã q hạn.
4.3.1. Phân tích chi phí
Để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động để nâng cao nguồn vốn huy động cho mình. Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng cũng như cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn, ngân hàng đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ - cơng nhân viên. Chính vì vậy, trong những năm qua chi phí của ngân hàng luôn biến động nhưng không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự giảm sau đó lại tăng.
Bảng 14: CHI PHÍ CỦA NHNN&PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. Chi từ lãi và các
khoản chi tương tự lãi
41.946 36.225 50.680 (5.721) (13,64) 14.455 39,90
1.Chi trả lãi tiền gửi 24.993 17.791 26.197 (7.202) (28,82) 8.406 47,24 2.Chi lãi tiền vay &
phát hành giấy tờ có giá
16.953 18.434 24.483 1.481 8,74 6.049 32,81
II. Chi ngoài lãi 14.270 13.479 12.314 (791) (5,88) (1,165) (8,64) Tổng chi phí 56.216 49.704 62.995 (6.512) (11,58) 13.291 26,74
4.3.2.1. Chi từ lãi và các khoản tương tự lãi + Chi lãi tiền gửi
Chiếm tỷ khá lớn gần 50% qua 3 năm, tuy nhiên nhìn chung vẫn có xu hướng tăng giảm khơng ổn định, cụ thể là năm 2008 đạt 24.933 triệu đồng, năm 2009 đạt 17.791 triệu đồng, giảm 7.202 triệu đồng so với năm 2008, ứng với 28,82%. Năm 2010 tăng khá cao so với năm 2009, tăng 8.406 triệu đồng tương đương 47,24%. Năm 2009 giảm là do lãi suất huy động năm 2009 giảm so với năm 2008; năm 2010 vốn huy động tăng, lãi suất huy động tăng nên làm chi phi trả lãi tiền gửi tăng cao, điều này cho thấy ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất phù hợp và sử dụng hiệu quả nhất các biện pháp quảng cáo, khuyến mãi, … với chi phí tiết kiệm nhất để thu hút khách hàng gửi tiền vào. Tuy nhiên, ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để làm thế nào cho khoản chi này càng thấp qua các năm thì
mới đảm bảo gia tăng lợi nhuận của ngân hàng, phải tính tốn sao cho mức lãi
suất tiền gửi và lãi suất cho vay hợp lý để vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng vừa thu hút khách hàng đến giao dịch.
+ Chi trả lãi tiền vay & phát hành giấy tờ có giá
Nhìn chung chi trả lãi tiền vay và giấy tờ có giá tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2008 đạt 16.953 triệu đồng, năm 2009 tăng 18.434 triệu đồng, tăng 1.481 triệu đồng, tương đương 8,74% so với năm 2008 và năm 2010 tăng lên 24.483 triệu đồng, tăng 6.049 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 32,81%. Đây là khoản mục có tỷ khá lớn nên phải cần thiết phải có biện pháp giảm chi cho khoản này, nhưng đây là một chuyện khó khăn bởi lẽ ngân hàng khơng thể giảm lãi suất vay khi mà ngân hàng chủ yếu vay từ cấp trên.
4.3.2.2. Chi ngoài lãi
Bảng 15: CHI PHÍ NGỒI LÃI CỦA NHNN&PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Chi hoạt động dịch vụ 872 682 691 (190) (21,79) 9 1,32
Chi HĐKD ngoại hối 7 3 3 (4) 57,14 0 0,00
Chi nộp thuế và các
khoản phí, lệ phí 15 19 21 (4) 26,67 2 10,53
Chi cho nhân viên 4.952 5.555 6.290 603 12,18 735 13,23
Chi hoạt động quản lý
và công cụ 1.408 1.588 1.898 180 12,78 310 19,52
Chi cho tài sản 742 1.007 1.440 265 35,71 433 43,00
Chi dự phòng và
BHTG khách hàng 6.252 4.602 1.862 (1.650) (26,39) (2.740) (59,54)
Chi phí khác 22 23 110 1 4,55 87 378,26
Tổng chi ngoài lãi 14.270 13.479 12.315 (791) (5,88) (1,165) (8,64)
(Nguồn: Phịng kế tốn NHNN&PTNT huyện Châu Thành)
+ Chi về hoạt động dịch vụ
Khoản chi này bao gồm chi cho dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, cước phí bưu điện, … chiếm tỷ trọng khơng lớn trong tổng chi phí ngồi lãi. Năm 2008 chi cho hoạt động này là 872 triệu đồng. Sang năm 2008, khoản chi này là 682 triệu đồng, giảm 190 triệu đồng (ứng với 21,79%) so với năm 2008 . Đến năm 2010, khoản chi này tăng lên 691 triệu đồng tăng 9 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1,32% so với 2009. Để có được điều này ngân hàng đã có những chính sách giảm chi phí cho lĩnh vực này trong khi thu từ hoạt động này tăng qua các năm.
+ Chi HĐKD ngoại hối và chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí: Các
khoản này thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí ngồi lãi. Về hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2008 đạt 7 triệu đồng, đến năm 2009 và 2010 giảm xuống còn 3 triệu đồng. Về các khoản thuế và các khoản phí, lệ phí thì năm 2008 đạt 15 triệu đồng, năm 2009 đạt 19 triệu đồng tăng 2 triệu đồng so với năm 2009. Đến năm 2010 tuy có tăng nhưng với tỷ lệ không đáng kể chỉ đạt 21 triệu đồng tăng với tỷ lệ 10,53% so với năm 2009.
+ Chi cho nhân viên: Nhìn chung khoản chi cho nhân viên chiếm tỷ trọng cao trong chi phí ngồi lãi. Năm 2008, khoản chi này là 4.952 triệu đồng. Năm 2009 chi cho nhân viên là 5.555 triệu đồng, tăng 603 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 12,18% so với năm 2008. Năm 2010, chi cho nhân viên là 6.290 triệu đồng, tăng là 735 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương đối là 13,23% so với 2009. Nguyên nhân làm cho khoản chi này tăng là do lương cơ bản của nhà nước tăng cộng với ngân hàng có tuyển thêm nhân viên mới, với các khoản thưởng nên làm cho khoản chi phí này tăng qua các năm.
+ Chi phí hoạt động quản lý và cơng cụ: Năm 2008 chi hoạt động quản
lý công cụ là 1.408 triệu đồng. Năm 2009, khoản chi này là 1.588 triệu đồng, tăng 12,78% , tăng 206 triệu đồng so với 2008. Năm 2010, khoản chi này tăng thêm 310 triệu đồng với tỷ lệ tăng 19,52% so với 2009.
+ Chi về tài sản: Khoản chi này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008 là 742 triệu đồng. Năm 2009 là 1.007 triệu đồng, tăng 265 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ là 35,71% so với 2008. Năm 2010, chi về tài sản tăng lên 1.440 triệu đồng, tăng 433 triệu đồng với tỷ lệ 43,00% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngân hàng mua sắm nhiều tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình nên làm các khoản này tăng.
+ Chi dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gởi của khách hàng: khoản
chi này thường chiếm tỷ trọng cao trong khoản chi phí ngồi lãi. Năm 2008, chi dự phịng là 6.252 triệu đồng. Sang năm 2009, khoản chi này là 4.602 triệu đồng, giảm 1.650 triệu đồng, giảm 26,39% so với năm 2008. Đến năm 2010, chỉ còn 1.862 triệu đồng, giảm 59,54% so với năm 2008 tương ứng 2.740 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do ngân hàng đã phân loại nợ nên dự phòng chung cho
khoản chi này thấp, đồng thời dự phòng cụ thể cho những khoản nợ đã được phân loại, do đó khoản chi dự phịng này giảm.
+ Chi phí khác: Đối với khoản chi phí khác này chiếm tỷ trọng nhỏ trong
khoản chi phí ngồi lãi. Năm 2008 là 22 triệu đồng. Bước sang năm 2009 là 23 triệu đồng, tăng 1triệu đồng với mức tăng là 4,55% so với năm 2008. Năm 2010, khoản chi này là 110 triệu đồng tăng thêm 87 triệu đồng, tăng 378,26% so với năm 2008. Nguyên nhân khoản chi này tăng trong năm 2010 là do phong trào văn nghệ và thể thao của Chi nhánh phát triển mạnh đòi hỏi phải chi trang phục, dụng cụ và các thiết bị chung phục vụ nhu cầu văn nghệ và thể thao nên khoản chi phi này tăng.
4.3.3. Phân tích lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu khơng đơn vị đó sẽ khó tồn tại và việc phá sản, giải thể là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ riêng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chú trọng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà ngay cả ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và kinh doanh tiền tệ cũng hoạt động vì mục tiêu này, bởi vì lợi nhuận là nguồn lực chủ yếu để hỗ trợ sự tăng trưởng dài hạn của hầu hết các ngân hàng. Có thể nói lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, phân tích tình hình lợi nhuận là điều kiện bắt buộc khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 16: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNN&PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH QUA 03 NĂM (2008-2010)
Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010