CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.3. PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN
4.3.4.1. Suất sinh lời của tài sản
Chỉ số này cho ta thấy khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản hay một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA lớn ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, có cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên, ROA quá lớn cũng là nỗi lo của nhà phân tích vì rủi ro ln đi cùng lợi nhuận cao. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số ROA, ta lần lượt phân tích chúng theo từng mốc thời gian sau: ROA chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: a: Tỷ suất lợi nhuận và b: Hệ số sử dụng tài sản
Bảng 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA Các nhân tố ảnh hưởng
Năm a (%) b (lần) ROA (%)
2008 11,60 0,1773 2,06
2009 14,62 0,1416 2,07
2010 12,40 0,1267 1,57
ROA chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: Tỷ suất LN và Hệ số sử dụng TS
A. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2009/2008 1. Xác định đối tượng phân tích Δ R = R09 – R08
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an x bn
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2009 (R09) R09 = a09 x b09 = 14,62 x 0,1416= 2,07 %
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2008 (R08) R08 = a08 x b08 = 11,60 x 0,1773= 2,06 %
* Đối tượng phân tích:
ΔR = R09 – R08 = 2,07 – 2,06 = 0,01 %
Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2009 so với năm 2008 tăng 0,01% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản.
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận
Δa = a09b08 – a08b08
= (14,62 x 0,1773) – (11,60 x 0,1773) = 2,59 – 2,06 = 0,53 %
Vậy: Do tỷ suất lợi nhuận tăng 3,02% làm ROA ngân hàng tăng 0,53%
2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số sử dụng tài sản:
Δb = a09b09 – a09b08
= (14,62 x 0,1416) – (14,62 x 0,1773) = 2,07 – 2,59 = -0,52 %
Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2009 giảm 0,0357 lần so với 2008, làm ROA của ngân hàng giảm 0,52%.
3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Nhân tố làm tăng ROA: + Tỷ suất lợi nhuận: 0,53 % * Nhân tố làm giảm ROA:
+ Hệ số sử dụng tài sản: 0,52 %
Tổng hợp các nhân tố trên: 0,53 – 0,52 = 0,01 % = Đối tượng phân tích
B. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2010/2009 1. Xác định đối tượng phân tích Δ R = R10 – R09
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an x bn
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2010 (R10) R10 = a10 x b10 = 12,40 x 0,1267= 1,57 %
+ Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2009 (R09 ) R09 = a09 x b09 = 14,62 x 0,1416 = 2,07 %
*Đối tượng phân tích:
ΔR = R10 – R09 = 1,57 – 2,07 = -0,5 %
Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2010 so với năm 2009 giảm -0,5% là do ảnh hưởng bởi các nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận và Hệ số sử dụng tài sản.
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận
= (12,40 x 0,1416) – (14,62 x 0,1416) = 1,76 – 2,07 = -0,31 %
Vậy: Do tỷ suất lợi nhuận giảm 2,22% làm ROA của Ngân hàng giảm 0,31%.
2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số sử dụng tài sản:
Δb = a10b10 – a10b09
= (12,40 x 0,1267) – (12,40 x 0,1416) = 1,57 – 1,76 = - 0,19 %
Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2010 giảm 0,0149 lần so với 2009, làm ROA của ngân hàng giảm 0,19%.
3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
* Nhân tố làm giảm ROA: + Hệ số sử dụng tài sản: 0,19 % + Tỷ suất lợi nhuận: 0,31%
Tổng hợp các nhân tố trên: - (0,19 +0,31) = -0,5 % = Đối tượng phân tích
Nhận xét: Ta thấy, năm 2008 ROA là 2,06%, có nghĩa là ngân hàng bỏ ra
100 đồng tài sản thì thu về 2,06 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009 thì chỉ số này có sự cải thiện hơn, tăng lên được 2,07. Tuy tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng nhưng lợi nhuận cũng không ngừng tăng mạnh, tăng 1.134 triệu đồng so với năm 2008 nên làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản gia tăng nhưng do thu nhập năm 2009 giảm so với năm 2008, giảm 5.378 triệu đồng làm cho hệ số sử dụng tài sản giảm so với năm 2008. Vì vậy làm cho ROA năm 2009 tăng không đáng kể so với năm 2008. Chỉ số này đến năm 2010 đã có sự biến động khơng tốt. Cụ thể năm 2010, ROA giảm mạnh từ 2,07% chỉ cịn 1,57%, vì năm 2010 mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng khơng đáng kể nguyên nhân là do tài sản, thu nhập của của ngân hàng tăng, lợi nhuận rịng tăng khơng đáng kể làm cho tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập và hệ số sử dụng tài sản giảm. Mặc dù năm 2010 ROA giảm nhưng 3 năm qua ngân hàng có chỉ số ROA lớn hơn 1 cho thấy ngân hàng đang hoạt động cũng có hiệu quả, điều này cho thấy ngân hàng đã nâng cao được hiệu quả kinh doanh, cơ cấu hợp lý và có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tài sản trước những biến động của nền kinh tế.