Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích khái quát về nguồn vốn của ngân hàng
4.1.1. Khái quát cơ cấu nguồn vốn hoạt động
Khác với những doanh nghiệp bình thường, ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thơng hàng hóa, nhưng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ tài chính. Việc ngân hàng thương mại cấp phát tín dụng vào nền kinh tế chính là hành vi tạo tiền của ngân hàng. Việc tạo tiền này lại được thực hiện bằng hoạt động thu hút tiền gửi của
dân cư và của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh là ngân hàng cấp chi nhánh. Ngoài nguồn vốn điều lệ, vốn được điều chuyển từ
ngân hàng hội sở, ngân hàng ln tích cực thực hiện công tác huy động nguồn
vốn từ bên ngoài để hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động cơ bản của
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 3 năm
Đvt: triệu đồng (USD, vàng quy đổi VNĐ)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 − Theo thời hạn 169.429 202.871 214.528 o Khơng kì hạn đến 12 tháng 105.945 179.909 195.620 o Từ 12 tháng đến 60 tháng 63.484 22.962 18.908 o Trên 60 tháng 0 0 0 − Theo hình thức huy động 169.429 202.871 214.528
o Tiền gửi tiết kiệm 134.509 144.934 152.314
- Nội tệ 125.078 142.358 149.520
- Ngoại tệ, vàng 9.431 2.576 2.794
o Tiền gửi các tổ chức kinh tế 26.680 45.505 49.122
- Nội tệ 26.680 45.505 49.012
- Ngoại tệ, vàng 0 0 110
o Tiền gửi khác 8.240 12.432 13.092
- Nội tệ 8.240 12.432 13.092
- Ngoại tệ, vàng 0 0 0
(Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo&PTNT huyện Cao Lãnh)
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy ngân hàng luôn giữ vững phương hướng tăng trưởng nguồn vốn hoạt động qua từng năm. Cụ thể, nguồn vốn hoạt
động năm 2008 tăng thêm 33.442 triệu đồng so với năm trước, tăng tương ứng
19%. Năm 2009, nguồn vốn đã tăng thêm 11.627 triệu đồng so với năm 2008.
Mặc dù có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 5,7%, thấp hơn so với 19% của năm trước.
Trong cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn thì ngân hàng chủ yếu hoạt
động dựa vào nguồn vốn khơng kì hạn và có kì hạn dưới 12 tháng khi nguồn vốn
này chiếm tỉ trọng hơn 60% và đều liên tục tăng qua từng năm (tăng 69% trong
năm 2008 và tăng 8% trong năm 2009). Nguồn vốn trung hạn, từ 12 tháng đến 60 tháng, chiếm một tỉ trọng nhỏ và ngân hàng đang chủ động giảm tỉ trọng nguồn
vốn này xuống hàng năm. Năm 2008, nguồn vốn này giảm 40.522 triệu đồng so với năm 2007 và tiếp tục giảm 4.054 triệu đồng trong năm 2009. Ngân hàng chưa chú trọng quan tâm đến nguồn vốn dài hạn có thời hạn trên 60 tháng.
Theo hình thức huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư là
nguồn vốn chiếm tỉ trọng cao nhất, trên 70%. Đây là nguồn vốn chủ yếu, được
và tăng 7.380 triệu đồng năm 2009. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng là một nguồn vốn khá quan trọng. Nhưng các khoản tiền này chủ yếu là tiền gửi thanh tốn, có thể đươc rút ra bất cứ lúc nào nên ngân hàng chỉ duy trì tỉ trọng nguồn vốn này ở mức vừa phải.