Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện cao lãnh, đồng tháp (Trang 67 - 71)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của

ngân hàng

5.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn

Xác định được việc giữ tính ổn định của nguồn vốn kinh doanh, mà

nguồn vốn huy động ngắn hạn là chủ yếu, là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, ngân hàng cần có những biện pháp linh hoạt trong công tác huy động

vốn. Từ đó, tạo lập sự tăng trưởng bền vững của nguồn vốn và đáp ứng được nhu cầu vốn cho mục tiêu tăng trưởng, mở rộng hoạt động tín dụng trong tương lai.

− Chủ động đa dạng hóa các hình thức tiền gửi ngắn hạn phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng nhóm khách hàng; chú trọng nguồn tiền gửi ổn định như tiền gửi dân cư, có chính sách riêng đối với những khách hàng lớn gửi lãi

suất thấp.

− Tích cực, chủ động bám sát những hộ tiềm năng, nhanh chóng tiếp

cận những hộ được đền bù ở các khu quy hoạch, khu dân cư, các doanh nghiệp hoạt động trên và cả ngoài địa bàn huyện.

− Tạo tâm lí an tâm cho khách hàng gửi tiền. Ngân hàng có thể áp dụng lãi suất bậc thang theo số tiền gửi, tặng quà lưu niệm sau mỗi lần khách hàng gửi tiền. Giữ mối quan hệ thân thiết, có chế độ ưu đãi, hậu mãi cho những khách hàng truyền thống.

− Tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng vào các dịp lễ lớn trong năm. Gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng được tặng ngay tiền vào tài

khoản, hay được tham gia rút thăm trúng thưởng vàng, tài khoản tiền gửi, thẻ

thanh toán,…

− Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn trong toàn đơn vị, song song với việc nâng cao tinh thần, thái độ phục

vụ tận tâm, ân cần đối với khách hàng.

5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

Để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững ngân hàng không thể

không quan tâm đến hoạt động tín dụng. Trong cơng tác tín dụng thì hiệu quả

hoạt động tín dụng, mà chủ yếu là hoạt động tín dụng ngắn hạn là vấn đề được chú trọng hàng đầu. Tùy theo từng giai đoạn và sự phát triển kinh tế địa phương, tình hình diễn biến thị trường mà ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụngan5 của đơn vị.

− Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn. Để giảm tránh rủi ro, cán bộ tín dụng cần xem xét quyết định cho vay dựa trên 5 điều kiện vay vốn là: năng lực hành vi, năng lực pháp luật dân sự của khách hàng, các vấn đề về tình trạng sức khỏe; dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng có tính khả thi,

mang lại hiệu quả kinh tế hay khơng; khả năng tài chính của khách hàng có đủ

điều kiện đảm bảo; mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp, đúng với nhu cầu

vốn hiện tại hay chưa; và khách hàng có thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay

theo quy định hay không.

− Tiến hành giải ngân vào đúng thời điểm, theo từng bước của dự án

sản xuất, tránh tình trạng sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Trong q trình cho vay, cán bộ tín dụng nên thường xuyên xuống địa bàn, mang theo hồ sơ vay, biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tiến hành thẩm định trực tiếp, kết hợp trên một tuyến giải quyết nhiều việc. Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện dự án có đúng với cam kết, và tình trạng của tài sản đảm bảo, tiến hành đánh giá lại khi có thay đổi.

− Cán bộ tín dụng cần bám sát địa bàn, nhằm có thể hỗ trợ hộ vay khi gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cần củng cố và tăng cường mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền địa phương ở từng xã, ấp để tận dụng được sự hỗ trợ khi tìm hiểu thơng tin, tình hình tài chính của khách

hàng.

− Soạn thảo hợp đồng tín dụng rõ ràng, chặt chẽ; thông tin đến khách hàng cần chính xác, rõ ràng về kì hạn trả nợ, kì hạn đóng lãi, tránh tình trạng hiểu sai quy định. Riêng giấy báo nợ đến hạn được cán bộ tín dụng gửi đến tận nhà

khách hàng, qua đó có thể nắm tình hình khả năng trả nợ và khả năng đầu tư tiếp của khách hàng tăng hay giảm.

− Trong tình trạng xảy ra rủi ro, ngân hàng cần phân loại, tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến nợ quá hạn. Cùng với khách hàng tìm phương hướng giải quyết, khuyến khích, vận động, tạo điều kiện cho khách hàng tìm nguồn thu khác để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Đối với những hộ cá

biệt, khi cần có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án để răn đe đối với những hộ

khác.

− Đăng kí cho tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng theo

thực tế công việc yêu cầu, ưu tiên cho những cán bộ ít kinh nghiệm. Tổ chức tự

kiểm tra chéo địa bàn cũng như bố trí những cán bộ tín dụng giỏi, nhiều kinh

trang bị thêm cơ sở vật chất phù hợp, nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác của cán bộ.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt huyện cao lãnh, đồng tháp (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)