Kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc cần thơ (Trang 43 - 59)

Chương 4 : Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN ở KBNN Cần Thơ

4.3 Kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB

• Điều kiện cấp phát thanh tốn

- Dự án phải có đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng. - Được bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm.

- Có quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư, thành lập ban quản lý dự án và bổ nhiệm kế toán trưởng.

- Đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn, mua sắm trang thiết bị, xây lắp hoặc chỉ định thầu.

- Đủ điều kiện để thanh toán vốn theo khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nghiệm thu.

* Quy trình kiểm sốt và thanh tốn vốn qua KBNN Sơ đồ 6:Quy trình kiểm sốt chi đầu tư XDCB

GIÁM ĐỐC KBNN (3b) (4a) Trưởng phịng thanh tốn vốn đầu tư (6) (2) (3a) (4b)

Bộ phận thanh tra Cán bộ thanh tốn Phịng kế toán

(1) (5b) (7)

(1) Cán bộ thanh toán nhận hồ sơ cấp phát từ ban quản lý dự án. (2) Đề nghị bộ phận kiểm tra và trả kết quả kiểm tra (nếu có).

(3a), (3b) Báo cáo trưởng phịng thanh tốn vốn đầu tư và trình duyệt giám đốc KBNN.

(4a), (4b) Giám đốc KBNN ký duyệt hồ sơ thanh tốn và chuyển trả phịng chức năng

(5a), (5b) Cán bộ thanh toán chuyển chứng từ thanh tốn cho phịng kế toán và trả lại hồ sơ cho ban quản lý dự án.

(6) Trình ký và phê duyệt chứng từ thanh toán. (7) Thanh toán cho nhà thầu.

- Chủ đầu tư gửi đến KBNN các tài liệu sau:

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi ( hoặc báo cáo đầu tư), quyết định đầu tư, quyết định, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu.

+ Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu.

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hồn thành, bản tính giá khối lượng được nghiệm thu, phiếu giá thanh toán đối với vốn xây lắp : hoá đơn xuất kho, chứng từ nhập khẩu, phiếu nhập kho đối với vốn thiết bị…

+ Các chứng từ như giấy đề nghị tạm ứng thanh toán, giấy rút vốn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

* Nội dung khiểm soát chi XDCB:

- Hồ sơ thủ tục phải đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý như dấu, chữ ký được phê duyệt đúng thẩm quyền, dự toán được lập đúng định mức đơn giá và chính xác về số liệu.

- Khối lượng đề nghị thanh toán phải có trong thiết kế, dự tốn được duyệt, có hợp đồng kinh tế, được giao kế hoạch vốn và thông báo hạn mức vốn, chấp hành đúng định mức, đơn giá, đúng tỷ lệ quy định đối với các loại chi phí khác như chi phí khảo sát, thiết kế, chi ban quản lý, thầm định tư vấn, giám sát…

* Thực hiện cấp phát thanh toán vốn :

+ KBNN tạm ứng căn cứ vào các hồ sơ chứng từ liên quan ( giấy đề nghị tạm ứng, giấy rút vốn đầu tư); tỷ lệ ứng quy định cụ thể đối với từng nội dung công việc trong từng giai đoạn ( tư vấn, lập dự án, thiết kế, giải phóng mặt bằng, mua sắm thiết bị xây lắp…)

+ Vốn tạm ứng được thu hồi và chuyển sang thanh tốn khi dự án có khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán. Tỷ lệ thu hồi vốn tạm ứng được quy định cụ thể với từng nội dung công việc.

-Trường hợp cấp thanh toán: KBNN kiểm tra các hồ sơ, nếu có đủ điều kiện thì làm thủ tục thanh toán cho khối lượng hoàn thành và thực hiện thu hồi vốn tạm ứng ( nếu có).

Những vấn đề lý luận về chi NSNN đã nói lên nội dung tính chất chi NSNN. Việc quản lý chi NSNN là một tất yếu khách quan đòi hỏi người làm công tác cấp phát thanh toán và kể cả người sử dụng NSNN phải luôn chấp hành kỷ luật, đồng thời phải luôn đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí. Đó chính là sự gắn kết lý luận và thực tiễn.

Một số hạn chế trong việc sử dụng vốn:

Những hạn chế về sử dụng vốn đầu tư XDCB:

Mặc dù đầu tư XDCB của thành phố thời gian qua đã đạt hiệu quả nhất định, nhiều cơng trình đã hồn thành đưa vào sử dụng tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong đầu tư XDCB không thể tránh khỏi lãng phí thất thốt, dàn trải kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa được khắc phục. Qua kiểm tra về đầu tư xây dựng cho thấy, một số cơng trình thất thốt lãng phí từ 10% - 30% vốn đầu tư. Nhiều cơng trình đầu tư khơng đồng bộ từ khâu quyết định đến khâu thi cơng, dẫn đến cơng trình chậm đưa vào sử dụng, nhiều cơng trình đưa vào sử dụng nhưng không phát huy được hiệu quả. Ví dụ như : Tại khu vực nội ô, dù nhiều tuyến hẻm đã được nâng cấp nhưng tình trạng ngập nghẹt cả mùa nắng lẫn mùa mưa vẫn ngày càng nặng và tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi vốn đang là vùng trũng. Hai tuyến đường Ba Tháng Hai (Quốc lộ 1A) và Ba Mươi Tháng Tư được nâng cấp khang trang, nhưng nhiều người dân ở khu vực giữa 2 tuyến đường này khơng vui vì những nơi đó trở thành túi chứa nước sau những trận mưa lớn. Ở một số nơi thuộc quận Ninh Kiều, gạch vỉa hè

lát chưa bao lâu đã phải cạy lên để chỉnh sửa, thi công một số cơng trình ngầm do nhiều đơn vị cùng quản lý

Những hạn chế về sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB biểu hiện qua các khâu các giai đoạn như sau:

Công tác lập dự tốn khơng gắn liền với phát triển sản xuất. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội rất lớn nhưng thiếu sự án tiền khả thi. Hiện nay có một nghịch lý là vốn NSNN không thiếu, nhu cầu đầu tư phát triển là rất cần thiết nhưng lại khơng có những dự án tiền khả thi hoặc trường hợp các dự án đã được phê duyệt nhưng không gắn liền với kế hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Cơng tác quy hoạch phát triển cịn hạn chế: Công tác quy hoạch phát triển thời gian qua chưa được lập đầy đủ, đồng bộ, tính dự báo cịn hạn chế, chi phí quy hoạch phát triển rất lớn nhưng còn rời rạc chưa gắn liền giữa quy hoạch ngành, vùng và địa phương. Nhiều dự án lập xong nhưng lại huỷ bỏ, gây tốn kém thời gian và chi phí.

Cơng tác lập và duyệt thiết kế dự tốn cơng trình chưa được quan tâm đúng mức.

Thất thoát vốn ngân sách trong quá trình thực hiện dự án hoặc thi công cơng trình. Nhiều dự án kéo dài thời gian thực hiện, xảy ra tình trạng vốn chờ cơng trình nhưng khơng có khối lượng thanh toán, cơng trình dở dang kéo dài làm giảm chất lượng cơng trình, khơng đảm bảo yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Thất thốt lãng phí trong q trình mua sắm và sử dụng máy móc, thiết bị được biểu hiện dưới nhiều hình thức .

Mua sắm máy móc thiết bị lạc hậu không đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhưng khơng sử dụng hoặc không sử dụng hết chức năng.

Giá cả máy móc, thiết bị chuyên ngành khó xác định đuợc.

Những hạn chế về sử dụng vốn chi thường xuyên và chi khác:

Khoản chi thường xuyên cũng phức tạp khơng kém gì chi XDCB. Hiện tượng rị rỉ ngân sách, thất thốt vốn NSNN biểu hiện qua các hình thức sau:

Tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay rất lớn, một số cơ quan quản lý nhà nước đã có trụ sở làm việc nhưng lại xây thêm trụ sở khác. Trụ sở mới xây dựng có diện tích thừa q nhiều so với nhu cầu sử dụng. Ngồi ra có nhiều cơ quan sử dụng một phần trụ sở cơ quan cho thuê, thu tiền đưa vào quỹ cơ quan làm mất vẻ mỹ quan công sở, vừa vi phạm chế độ quản lý tài sản công của Nhà nước.

Một số cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là cơ quan quyền lực xuất hiện mẫu xe ơtơ mới, ngồi chế độ quy định gây ra sự lãng phí rất lớn bởi vì những khoản chi này không phải là nhu cầu cần thiết cũng như chỉ mang tính phục vụ cá nhân.

o Sự lãng phí trong cơng tác đào tạo:

Đây là khoản chi khá lớn, nhưng hiệu quả chưa cao bởi vì trong cơng tác đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu sử dụng, có nhiều ngành nghề sinh viên ra trường khơng có việc làm, hoặc đào tạo ngành nghề này khi ra trường thì lại làm ngành nghề khác. Có những địa phương rất cần cán bộ nhưng chưa có chính sách khuyến khích nên khơng thu hút được nhân tài.

Hình thức đào tạo lại đã và đang được áp dụng phổ biến. Hình thức này khắc phục tình trạng cán bộ trong biên chế Nhà nước làm việc đã nhiều năm nhưng khơng có bằng cấp chuyên môn. Đây là một tồn tại tất yếu của xã hội nhưng cũng lãng phí rất lớn. Bởi vì thực chất việc đào tạo trên chỉ mang tính hình thức chứ khơng nâng cao trình độ cho cơng chức. Ngồi ra cịn có tình trạng cơ quan Nhà nước cử cán bộ công chức đi đào tạo ở nước ngồi khơng hồn thành cơng trình phải trả về, cũng như đào tạo về khơng sử dụng có hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực.

4.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KIỂM SỐT CHI NSNN TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2005-2007.

Từ khi luật NSNN ra đời vào năm 1997 và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật ra đời tạo thành một hành lang pháp lý đồng bộ cho việc điều hành quản lý và quản lý quỹ NSNN. Trong đó cơ chế tập trung quản lý nguồn thu, chi NSNN qua KBNN là một trong những vấn đề trọng tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động NSNN.

T r i u đ ồ n g

Thực tế trong giai đoạn 2005-2007, thành phố Cần Thơ đã tương đối hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và đạt được một số kết quả khả quan.

Bảng 1 :Tình hình thu chi qua các năm

Đvt: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Thu 1,969.590 2,549.450 2,862.400

Chi 1,506.821 1,837.718 2,163.531

(Nguồn: Phịng Kế tốn Kho bạc Nhà nước Cần Thơ)

Công tác thu chi NSNN trong thời gian vừa qua với sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự nỗ lực quyết tâm của ngành Thuế, thành phố Cần Thơ đã tập trung giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh sản xuất tạo nguồn thu cho NS, tăng cường công tác chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các nguồn thu thuế trên địa bàn thành phố và nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước. Ngành thuế đã kết hợp chặt với lực lượng hải quan, quản lý thị trường để chống các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại. Nhờ đó mà các khoản thu của ngân sách thành phố đã tăng lên đáng kể, bình quân mỗi năm tăng 446 405 triệu đồng

Biểu đồ 1: Tình hình thu chi giai đoạn 2005-2007

3500.000 3000.000 2500.000 1969.590 2549.450 2862.400 2613.531 2000.000 1500.000 1506.821 1837.718 thu chi 1000.000 500.000 0.000 2005 2006 2007 Năm

Trên lĩnh vực chi ngân sách, Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung Ương và sự chỉ đạo của Thành phố về định mức chi tiêu ngân sách, chi bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, sử dụng nguồn vốn Trung ương đầu tư theo mục tiêu và nguồn vốn xổ số kiến thiết…

Căn cứ kế hoạch vốn xây dựng cơ bản của năm đã được Uỷ ban nhân dân thành phố giao, Sở tài chính và KBNN đã bố trí đủ nguồn để thanh toán các khoản vay, tạm ứng đến hạn thanh toán. Trong lĩnh vực chi thường xuyên, Sở tài chính và các cơ quan chức năng cũng tăng cường công tác kiểm tra để nguồn chi đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm.

Chính vì thế đã đưa tổng thu NSNN hàng năm đều tăng vượt mức kế hoạch Trung ương giao nhằm đáp ứng yêu cầu chi cho công tác quản lý hành chính, chi đầu tư XDCB, chi sự nghiệp xã hội… từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

T r i u đ ồ n g

Qua bảng trên ta thấy chi NSNN của thành phố trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mọi đơn vị hành chính đều phải chia lại và xây dựng thêm một số trụ sở mới như Quận uỷ Ninh Kiều, Bình Thuỷ và Cái Răng. Các khoản chi thường xuyên cũng tăng lên.

Trước hết khoản chi chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng số chi của NS của thành phố hàng năm là chi cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Biểu đồ 2: Chi đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2005-2007

1200.000 1000.000 805.359 995.402 992.600 800.000 600.000 644.287 634.102 801.425 KH TH 400.000 200.000 0.000 2005 2006 2007 Năm

( Nguồn: Phịng Kế tốn Kho bạc Nhà nước Cần Thơ)

Từ đồ thị ta thấy những khoản chi này tăng lên theo từng năm, năm trước tăng cao hơn năm sau. Điều này là do mục tiêu phát triển trong thời gian tới của thành phố Cần Thơ là: Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại, xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa, là đầu mối quan trọng về giao thơng vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL và của cả nước. Phấn đấu đến năm 2010 thành phố Cần Thơ trở thành đô thị loại I và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

T riu đồ n g

Để thực hiện được mục tiêu nói trên, từ nay đến năm 2010 thành phố Cần Thơ cần phải tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, từng bước hiện đại cả đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải và đường hàng khơng. Ví dụ như dự án đầu tư xây dựng cơng trình tuyến đường ơ tơ đến trung tâm phường Hưng Thạnh- quận Cái Răng, dự án có tổng mức đầu tư hơn 37 tỷ đồng; cải tạo, chỉnh trang phường An Lạc- quận Ninh Kiều, mở rộng một số tuyến hẻm làm đường giao thông, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: điện, cấp nước,…Nguồn chi trả chủ yều lấy từ nguồn vốn ngân sách, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và vốn trong dân, nguồn vốn tín dụng, liên doanh liên kết và nguồn vốn vay từ nước ngoài.

Tuy nhiên, trong đầu tư phát triển cũng còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng các cơng trình.

Cùng với việc đẩy nhanh đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, các khoản chi thường xuyên còn phải đảm bảo chi kịp thời tiền lương, hoạt động của các đơn vị và các khoản chi phát sinh khác. Thành phố không những chỉ đảm bảo chi đầu tư phát triển mà còn rất chú trọng đến công tác chi thường xuyên, đặc biệt là chi cho sự nghiệp kinh tế và xã hội.

Biểu đồ 3:Chi sự nghiệp giai đoạn 2005-2007

180.000 160.000 136.258 156.845 155.850 140.000 120.000 100.000 80.000 119.486 118.900 136.008 KH TH 60.000 40.000 20.000 0.000 2005 2006 2007 Năm

Trong 3 năm qua thành phố Cần Thơ đã tập trung chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chi cho việc ứng dụng công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác tiến bộ, sử dụng giống mới tạo ra sản phẩm sạch, an toàn được chú trọng, tăng dần hiệu quả sản xuất. Hàng năm khoản chi này đều tăng lên, năm

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích tình hình kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc cần thơ (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)