Chương 4 : Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN ở KBNN Cần Thơ
4.5 Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi NSNN giai đoạn 2005-2007
ĐOẠN 2005-2007
Bảng 3: Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên giai đoạn 2005-2007 Chỉ tiêu Năm Số khoản từ chối cấp phát Số tiền ( triệu đồng ) 2005 78 1.555 2006 63 1.713 2007 60 1.420 Tổng số 201 4.688
(Nguồn: Phịng Kế tốn Kho bạc Nhà nước Cần Thơ)
Qua bảng trên ta thấy, công tác kiểm soát chi của KBNN Cần Thơ tương đối có hiệu quả, chính thực tế này đã làm chi tiêu ở các đơn vị dự toán đã vào nề nếp, đúng định mức, đúng chế độ và nằm trong dự toán, đảm bảo tốt chế độ chứng từ hoá đơn, hạn chế được các khoản chi phát sinh ngoài kế hoạch, thực hiện tốt pháp lệnh về tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời đã gắn cơng tác chi với việc quản lý và sử dụng tiền mặt của các đơn vị.
Thông qua cơng tác kiểm sốt chi, KBNN đã góp phần quản lý chi tiền mặt, quản lý phương tiện thanh toán, tăng cường sử dụng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá, dịch vụ, góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tiền tệ, thanh toán…Sau khi nghiên cứu các điều kiện thực tế trong cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua KBNN trên địa bàn, KBNN Cần Thơ đã thành lập tổ giao dịch “một cửa”, tiến hành niêm yết công khai các quy trình nghiệp vụ, danh mục hồ sơ cũng như thời hạn xử lý hồ sơ cho từng loại khoản chi NSNN.
Đi đôi với việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp làm việc cho phù hợp với tình hình thực tế, phân công phân nhiệm cho các bộ phận chức năng, KBNN Cần Thơ cịn tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc thanh toán và giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, thủ tục cho khách hàng và đảm bảo độ chính xác, an tồn.
Để từng bước nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành quỹ NSNN, KBNN Cần Thơ tích cực triển khai cơ chế khoán biên chế và kinh phí,
thực hiện tốt quy chế dân chủ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu hành chính.
Cũng qua công tác này, KBNN đã chủ động hơn trong việc điều hành NSNN, giảm bớt tình trạng căng thẳng giả tạo cho ngân sách. Tồn quỹ ngân sách các cấp luôn bảo đảm, chủ động đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên cũng như đột xuất. Đồng thời đã từng bước ngăn chặn tình trạng rút chạy kinh phí cuối năm của các đơn vị sử dụng ngân sách, dẫn đến kết quả là các đơn vị buộc phải thực hiện chi tiêu theo kế hoạch, dự toán được duyệt trong năm, khơng thể để dồn kinh phí chi tiêu vào những tháng cuối năm.
Bảng 4: Kết quả cơng tác kiểm sốt chi đầu tư phát triển 2005-2007 Chỉ tiêu Năm Số khoản từ chối cấp phát Số tiền (triệu đồng) 2005 863 2.696 2006 581 2.580 2007 532 2.841 Tổng số 1976 8.117
( Nguồn: Phịng Thanh tốn vốn đầu tư)
Những năm qua cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, vốn đầu tư toàn xã hội tăng không ngừng, dẫn đến công tác quản lý vốn đầu tư, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng cũng luôn thay đổi. Chỉ 6, 7 năm qua chế độ về quản lý vốn đầu tư và xây dựng đã thường xuyên được ban hành, sửa đổi bổ xung, như quy trình số 1539/2007/QĐ-KBNN, điều đó đã giúp KBNN theo dõi, quản lý và hạch toán kế toán chi tiết trên sổ kế toán cũng như thanh toán vốn đầu tư được dễ dàng Việc cải tiến này đã giảm bớt chứng từ, giảm bớt chủ thể tham gia trên chứng từ và luân chuyển chứng từ được nhanh hơn, thuận lợi hơn. Điều đó hạn chế được những khoản chi không đúng : “chế độ, tiêu chuẩn, định mức”.