CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI EIB CT
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU - CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ 2005 - 2007
4.1.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu - Chi nhánh Cần Thơ ( EIBCT ) nhập khẩu - Chi nhánh Cần Thơ ( EIBCT )
Với phương châm tăng trưởng nguồn vốn là khâu mở đường cho sự hoạt động của mình, EIBCT đã tích cực huy động vốn bằng nhiều hình thức: Mở tài khoản
tiền gửi thanh toán, nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng có kỳ hạn, phát hành chúng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu….
Do địa bàn thành phố Cần thơ có sự xuất hiện của nhiều Ngân hàng ( Ngân
hàng Hàng Hải, Teachcombank, An Bình…) và các Tổ chức tín dụng khác đang cùng hoạt động với lãi suất cao, dẫn đến sự cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân
hàng. Do đó EIBCT đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn đa dạng như: Chính sách Marking, chính sách khách hàng, phong cách giao dịch lịch sự, văn minh, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phục vụ nhanh chống và an tồn…. Chính điều đó đã góp phần thúc đẩy mọi cơ quan, cá nhân, các tổ chức tín dụng,
các doanh nghiệp, các ngành sản xuất trong và ngoài nước tham gia gửi tiền.
Hiện nay, nguồn vốn huy động tại EIBCT ở mức khả quan. Số dư bình quân
hàng năm tăng được thể hiện cụ thể như sau:
BẢNG 2: VỐN HUY ĐỘNG TẠI EIBCT TỪ NĂM 2005-2007 ĐVT: triệu đồng So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 ỉ Số tiền % Số tiền % I. TGTT 50.154 131.135 343.165 80.981 161,45 212.030 161,69 II. TGTK 164.507 223.894 587.112 59.387 36,10 363.218 162,23 III TG của TCTD 67 3.600 130 3.533 5.273,13 (3.470) (96,39) Vốn huy động 214.728 358.629 930.277 143.901 67,02 571.648 159,40
( Nguồn:Báo cáo kết quả họat động kinh doanh- Phịng Tín dụng EIB CT)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3
năm tăng cao. Cụ thể năm 2005 nguồn vốn huy động đạt 214.728 triệu đồng, đến
năm 2006 đạt được 358.629 triệu đồng tăng 143.901 triệu đồng tương đương tăng 67,02% so với năm 2005. Sang năm 2007 tình hình huy động càng khả quan với số vốn thu về 930.277 triệu đồng tăng 571.648 triệu đồng tương đương tăng
159,40% so với năm 2006.
Đạt được kết quả khả quan đó một phần là do chính sách huy động vốn phù
hợp ( Ngân hàng đã chia ra nhiều kỳ hạn huy động như: 1 tháng, 2 tháng, 3tháng, 6 tháng, 9 tháng…) với từng kỳ hạn. Mặt khác là do sự nổ lực, tận tâm và tích cực trong cơng việc của cán bộ viên chức đã làm tăng sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng - đồng nghĩa với việc uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng
cao.
4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn
Nguồn vốn huy động của EIBCT trong 3 năm gần đây bao gồm: TGTT, TGKT Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
và TG của TCTD. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2005 2006 2007 TGTT TGTK TG TCTD
Hình 1: Tình hình huy động vốn ngắn hạn qua 3 năm 4.1.2.1. Tiền gửi thanh tốn
Đây là hình thức huy động vốn bằng cách mở tài khoản cho các khách hàng là
cá hoặc tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng như khi trả trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Nhưng đây là loại tiền gửi
khơng kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần báo trước nên ngân hàng khó có kế hoạch sử dụng số dư tiền gửi này.
Năm 2006 tiền gửi thanh toán đạt 131.135 triệu đồng tăng 80.981 triệu đồng
tương đương tăng 161,46% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây nền kinh tế tại Thành phố Cần Thơ ngày càng tăng trưởng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển và có xu hướng thanh toán qua ngân hàng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, EIBCT còn mở rộng mạng lưới thanh
toán chuyển tiền điện tử nhanh, chi trả kịp thời việc thanh toán tiền mua hàng hoá, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt nên đã thu hút được nhiều
doanh nghiệp đến mở tài khoản.
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
Nguồn vốn từ loại tiết kiệm này có lãi suất thấp và tương đối ổn định nên rất có lợi khi cho vay. Do đó, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể, năm 2005 tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đạt 164.507 triệu đồng, là do trong năm này ngân hàng có tổ chức chương trình
tiềt kiệm dự thưởng: “ Chăm sóc khách hàng hiện hũư của Eximbank ” cho khách hàng đến gửi tiền. Đến năm 2006, ngân hàng tiếp tục chương trình “ Vui wordcup đạt cúp vàng cùng Eximbank”, đã đưa số lượng tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá
lên đến 223.894 triệu đồng, tăng 31,10% so với năm 2005. Bên cạnh đó, ngân
hàng cịn áp dụng tiền gửi đa dạng với nhiều kỳ hạn khác nhau như 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng với lãi suất linh hoạt cho từng kỳ hạn và tập trung huy động những khách hàng có số tiền gửi cao, giữ vững và tạo uy tín tuyệt đối với những khách hàng này, cùng với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự chu đáo… đã tạo được tam lý an toàn cho khách hàng. Vì thế mà năm 2007, tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá đạt 587.112 triệu đồng, tăng
363.218 triệu đồng tương đương tăng 162,23% so với năm 2006.
4.1.2.3. Tiền gửi của tổ chức tín dụng
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng đã giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng đa dạng hơn. Năm 2005, tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 67 triệu đồng nhưng đã tăng mạnh vào năm 2006 đạt 3.600 triệu đồng tức tăng 3533 triệu đồng so với
năm 2005. Nguyên nhân là do nhu cầu gửi tiền của các tổ chức tín dụng tăng lên và do ngân hàng xây biểu lãi suất cạnh tranh nên thu hút được các tổ chức tín dụng khác. Đến năm 2007, nguồn tiền này giảm xuống còn 130 triệu đồng tương đương giảm 3.470 triệu đồng là do tỷ lệ lạm phát trong năm quá cao, lãi suất tiền gửi
không đủ bù đắp chi phí, nên các tổ chức tín dụng đã chủ động sử dụng nguồn tiền của mình thay vì gửi vào các tổ chức khác như trước đây.
Tóm lại, Vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao nguồn vốn huy động là một vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy,
Ngân hàng cần tìm ra nhiều biện pháp để nâng cao nghiệp vụ huy động hơn để
không ngừng phát triển và phồn thịnh.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU - CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ 05-07
Với phương châm “ tăng cường huy động vốn để cho vay ” EIBCT đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi nhất định từ các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài địa bàn Thành phố Cần Thơ. Đồng thời, Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn
này để đẩy mạnh công tác cho vay đối với các ngành và các thành phần kinh tế,
với nhiều chính sách tín dụng phù hợp đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ
trong hoạt động tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, đối tượng mới để
cho vay, đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển đồng thời mang lại thu nhập cho chính ngân hàng mình.
4.2.1. Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu - Chi nhánh Cần Thơ
Hiện nay khơng chỉ có EIBCT mà kể cả ngân hàng thương mại khác, việc huy
động vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả là điều khó hơn.
Chính vì vậy địi hỏi các bộ tín dụng phải làm sao để có thể tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng hạ thấp chi phí và rủi ro. Đầu tư tín dụng ngắn hạn chính là một giải pháp bởi đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đặt ra, vừa mang lợi nhuận
cho ngân hàng, lại vừa hạn chế rủi ro bởi vịng quay vốn tín dụng ngắn, dể thu hồi cả gốc và lãi khi đến hạn. Trong những năm qua, tín dụng ngắn hạn tại EIBCT luôn chiếm tỷ trọng lớn và được thể hiện như sau:
BẢNG 3: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI EIBCT TỪ NĂM 2005-2007
ĐVT: triệu đồng
2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh số cho vay 1.027.694 1.662.867.66 6.705.816 635.173,66 61,81 5.042.948,34 303,27 2. Doanh số thu nợ 1.015.694 1.501.968,80 6.207.661 486.274,80 47,88 4.705.692,20 313,30
3. Tổng dư nợ 325.207 410.853,43 859.922 85.646,43 26,34 449.068,57 109,30 4. Nợ xấu 3.325 2.453,60 1.030 -871,40 -26,21 -1.432,60 -58,02
( Nguồn:Báo cáo kết quả họat động kinh doanh- Phịng Tín dụng EIB CT)
HÌNH 2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI EIBCT TỪ 2005- 2007 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 2005 2006 2007 DSCV DSTN DN NX
Ghi chú: DSCV – Doanh số cho vay
DSTN - Doanh số thu nợ DN - Dư nợ
NX – Nợ xấu
4.2.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế các ngành công nghiệp mũi nhọn của Thành phố cần Thơ cũng lhông ngừng phát triển. Cụ thể năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.219 tỷ đồng tăng 23,36 % so với năm
2006, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 21,99 % so với năm trước…Chính sự gia tăng này đã giải thích được tại sao doanh số cho vay của EIBCT tăng lên từ
1.027.694 triệu đồng vào năm 2005 đến 1.662.867,66 triệu đồng vào vào năm
2006, sự hiệu quả trong quá trình sản xụất kinh doanh đã làm cho các doanh
nghiệp cần nhu cầu vốn lớn để mở rộng quy mơ sản xuất, nguồn tài trợ khơng đâu khác chính là vay Ngân hàng. Mặt khác, đây là giai đoạn Việt Nam chuẩn bị gia
nhập WTO, các doanh nghiệp cần gia tăng nguồn vốn để bước đầu điều chỉnh, cơ cấu lại doanh nghiệp… nâng cao sức cạnh tranh tên thương trường. Đến năm
2007, doanh số cho vay lại tiếp tục tăng lên đến 6.705.816 triệu đồng tương đương tăng 303,27 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do tập quán cố hữu của người Việt Nam “ nước đến chân mới nhảy” – đến khi Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO, các doanh nghiệp Việt nam nói chung và các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng mới thấy rỏ sự cần thiết của nhu cầu đổi mới, gia tăng nguồn
vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, để không trở thành những “doanh
nghiệp địa phương” so với các cơng ty nước ngồi. Chính điều này đã làm cho nhu cầu vốn trên địa bàn tăng vọt, và trong tương lai nhu cầu này lại tiếp tục tăng lên. Vì vậy, EIBCT cần tăng cường nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một mặt đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng, mặt khác góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Tĩnh nhà ngày càng phát triển trong quá trình hội nhập.
4.2.1.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn
Bên cạnh việc phát vay tín dụng thì thu nợ là một nghiệp vụ không kém phần quan trọng sau khi giải ngân. Trong môi trường kinh doanh tuy không mới nhưng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sự cạnh tranh ngày càng nhiều, đòi hỏi của thị trường ngày càng cao, buộc các
doanh nghiệp trên địa bàn phải tự cải tiến, tự đổi mới đồng thời tiết kiệm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Bước đầu hội nhập, tuy khó khăn nhưng các doanh nghiệp
trên địa bàn đã khẳng định được “lợi thế sân nhà” , nâng cao hiệu quả hoạt động
của mình, thể hiện cụ thể ở doanh số thu nợ của Ngân hàng. Cụ thể năm 2006
doanh số này đạt 1.501.968,80 triệu đồng tăng 47,88% so với năm 2005, đến năm
2007 tiếp tục tăng lên đến 6.207.661 triệu đồng, tương đương tăng 313,30% so với 2006. Chính sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, làm ăn có lãi nên các doanh nghiệp đã chủ động trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng qua các năm. Mặt khác, các doanh nghiệp đã ý thức được việc tạo uy tín với Ngân hàng đồng nghĩa tự nâng cao uy tín của mình, để duy trì mối giao dịch, để Ngân hàng ln là nguồn tài trợ lớn nhất cho các doanh nghiệp trong cuộc chiến không khoan nhượng giữa các doanh nghiệp trong nuớc và các doanh nghiệp nước ngoài.
4.2.1.3. Dư nợ ngắn hạn
Sự phát triển năng động của Thành phố trong thời gian qua tạo bước chuyển
tích cực cho nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp họat động trong các ngành
thủy sản, thương mại, và các thành phần kinh tế không ngừng mở rộng quy mô sản suất, làm cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu hụt ngày càng tăng lên,
nguồn tài trợ chính là vay Ngân hàng. Chính vì thế mà tình hình dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm gần đây có sự gia tăng đáng kể, năm 2005 là 325.207 triệu đồng, sang năm 2006 là 410.853,43 triệu đồng tương ứng tăng 85.646,43 triệu đồng
tương đương tăng 26,34% so với năm 2005. Đến năm 2007, tổng dư nợ đạt
859.922 triệu đồng 449.068,57 triệu đồng tương đương tăng 109,30% so với năm 2006. Tốc độ gia tăng từ 2006-2007 về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ luôn cao hơn tốc độ tăng từ 2005-2006. Điều này cho thấy sự thích nghi của các
doanh nghiệp với những thay đổi trong môi trường kinh doanh, mặt khác cho thấy sự lớn mạnh của Ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho các Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
doanh nghiệp, khẳng định vị trí chủ đạo trong q trình thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tại địa phương.
4.2.1.4. Nợ quá hạn ngắn hạn
Như chúng ta đã biết, kinh doanh ln tìm ẩn những rủi ro; Đối với hoạt động ngân hàng hay cụ thể hơn là hoạt động tín dụng thì rủi ro chính là nợ quá hạn. Đó là những khoản nợ đã đến hạn nhưng khách hàng chưa thanh toán và Ngân hàng
làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mơ tín dụng và nợ quá hạn cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng được thể hiện ở Bảng 2 như sau: Năm 2005 là 3.325 triệu đồng , sang năm 2006 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 871,4 triệu đồng tương đương giảm 26,21% so với 2005. Ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng luôn tăng lên, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm đáng kể. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín
dụng của Ngân hàng. Nguyên nhân là do Ngân hàng đầu tư vào các ngành vốn là thế mạnh của Thành phố Cần Thơ, nên việc thu hồi các khoản tài trợ của Ngân hàng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do bước đầu trong quá trình hội nhập, một số
ngành và một số thành phần chưa bắt kịp nhịp độ phát triển của thị trường nên
hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng, làm cho Ngân hàng phảichuyển các khoản này sang tài khoản nợ xấu để theo dõi. Hiện tại
EIBCT chỉ còn các khoản nợ quá hạn của: Công ty TNHH BKC Cần Thơ, Công ty CPXD TTNT Tuấn Kiều, DNTN Mekong, Công ty TNHH SXTM Huỳnh Long. Hầu hết các khoản nợ trên Chi nhánh đang tiến hành khởi kiện và
phát mãi tài sản để thu nợ trong thời gian tới. Đạt được kết quả khả quan như vậy