CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN TẠI EIB CT
5.1. Tồn tại và nguyên nhân
5.1.1. Tình hình huy động vốn
Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của EIBCT mặc dù tăng qua các
năm, năm 2006 là 258.629 triệu đồng tăng 143.901 triệu đồng tương đương tăng
67.02% so với năm 2005, năm 2007 tăng 571.648 triệu đồng tức tăng 159,40% so với năm 2006, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho vay vốn của địa phương, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng chưa cao.
5.1.2. Tình hình cho vay ngắn hạn 5.1.2.1. Đối với công tác cho vay 5.1.2.1. Đối với công tác cho vay
Địa bàn rộng lớn, trong khi số lượng cán bộ tín dụng là 10 cán bộ phải quản
lý toàn bộ khách hàng vay vốn, làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định trước khi
cho vay và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng.
13 Đối với ngành kinh tế
Qua phân tích ta thấy doanh số cho vay đối với ngành thủy sản trong 3 năm qua tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân là do chưa nhận định rỏ đây là ngành kinh tế mũi nhọn của
TPCT và được UBND thành phố tiếp tục định hướng phát triển trong thời gian tới, vì vậy Ngân hàng cần tăng tỷ trọng cho vay đối với ngành này nhiều hơn nữa
trong thời gian tới.
Doanh số cho vay đối với ngành thương mại có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể năm 2006 đạt 251.780,15 triệu đồng, năm 2007 đạt 451.987 triệu đồng tăng
200.206,85 triệu đồng tương đương tăng 79,5% so với năm 2006. Đây cũng là Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ngành thế mạnh của Cần Thơ, hàng năm đóng góp 25% vào tổng sản lượng GDP toàn thành phố, tiềm năng phát triển là rất lớn. Do đó, Ngân hàng cần nghiên cứu việc hổ trợ đầu tư nhiều hơn nữa để góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương
ngày càng phát triển.
14 Đối với các thành phần kinh tế
Tình hình cho vay đối với thành phần doanh nghiệp Nhà nước không ổn định, năm 2006 tăng 212.895,85 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007 lại
giảm xuống cịn 180.312 triệu đồng. Vì vậy Ngân hàng cần có chính sách phù hợp
để cho vay đối với thành phần này
Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế cá thể cũng không ổn định. Năm 2006 đạt 56.045,39 triệu đồng tăng 52.925,39 triệu đồng so với năm 2005, đến
năm 2007 giảm xuống cịn 2.790 triệu đồng. Trong q trình hội nhập, kinh tế tư nhân có vai trị đắc lực tạo ra sự phát triển của xã hội, tao cho mỗi cá nhân vơ số cơ hội việc làm….Vì vậy, EIBCT cần nhìn nhận đúng vị thế của thành phần trong nền kinh tế để có chính sách hỗ trợ phù hợp nhất.
5.1.2.2. Đối với công tác thu nợ 15 Đối với các thành phần kinh tế
Tình hình nợ xấu tập trung ở hai thành phần: Doanh nghiệp tư nhân và kinh tế cá thể:
Doanh nghiệp tư nhân: tình hình nợ xấu có sự gia tăng qua từng năm. Năm 2005 la triệu đồng, năm 2006 là 750 triệu đồng, đến năm 2007 là 770 triệu đồng. Vì vậy Ngân hàng nên giám sát chặt chẽ mục đích vay vốn và sử dụng của các
thành phần này, để góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.
Kinh tế tư nhân: Đây là thành phần kinh tế có xu thế phát triển mạnh trong quá trình hội nhập nhưng do giá cả leo thang, các doanh nghiệp kinh doanh bị thua lổ nên không thể trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn. Mặt khác, việc quản lý nợ của một số cán bộ tín dụng chưa chặt chẽ, việc đơn đốc khách hàng đóng lãi chưa kịp thời nên chuyển nợ quá hạn.
Ngoài ra, nợ quá hạn vẫn còn tồn tại ở các thành phần khác nhưng chỉ tỷ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trọng rất nhỏ.
5.2. GIẢI PHÁP
5.2.1. Đối với huy động vốn
Tình hình huy động vốn của EIBCT trong 3 năm qua đều tăng trưởng mạnh
nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, trong xu thế
hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, EIBCT cần có những chính sách cụ thể để thu hút nguồn vốn nhàn rổi về cho Ngân hàng mình như:
Đẩy mạnh việc huy động vốn tại chỗ, đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn, chú trọng các nguồn vốn có lãi suất thấp, có thể điều tra thống kê nắm rõ các tổ chức kinh tế, hộ khá giàu trên địa bàn. Tiến hành khảo sát nguồn thu nhập, nhu cầu giao dịch với Ngân hàng của những đối tượng trên. Doanh số huy động tăng điều qua các năm, tuy nhiên để nâng cao nguồn vốn trong lĩnh vực huy động vốn
thì có thể có những biện pháp là thành lập tổ huy động vốn nhằm tăng cường điều kiện tiếp cận trực tiếp với khách hàng, tổ chức khen thưởng cho những cán bộ có thành tích tốt trong cơng tác huy động vốn.
Cần duy trì và phát triển hơn nửa hình thức tiết kiệm dự thưởng. Thay đổi cơ cấu giải thưởng mới lạ phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục đồng thời rút ngắn thời gian khi
khách hàng gửi tiền hoặc rút tiền.
Ngày nay, bưu diện và bảo hiểm đang từng bước đi sâu vào việc huy động
vốn nhàn rỗi của người dân. Trong khi đó, Eximbank Cần Thơ chỉ có một chủ sở chính và có một phịng giao dịch tại quận Cái Răng. Do đó người dân muốn gửi
tiền nhưng ngại việc đi xa nên sẽ cất ở nhà hoặc sẽ gửi tại nơi có nhận tiền gửi tại
gần nhà mình. Do đó, Ngân hàng cần mở thêm nhiều phòng giao dịch, đến từng địa bàn nhỏ lẻ như khu vực phường Bình Thủy, khu cơng nghiệp Trà Nóc, quận Ơ
Mơn vì đây là những khu vực đang được nhà nước đầu tư phát triển. Từ đó, Ngân hàng sẽ huy động vốn được nhiều hơn cũng phát triển hoạt động huy động cho vay nhiều hơn
5.2.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN
5.2.2.1. Về công tác cho vay ngắn hạn
Để doanh số cho vay đạt và vượt kế hoạch trong điều kiện phải đối đầu với sự
cạnh tranh của nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần khác, EIBCT cần đưa ra các biện pháp sau:
Trước tiên: Tăng số lượng cán bộ tín dụng vì thực tế địa bàn hoạt động của
chi nhánh rất lớn, trong khi đó cán bộ Ngân hàng cịn ít dẫn đến tình trạng q tải trong cơng việc của các cán bộ tín dụng.
Kế đến, EIBCT cần có những giải pháp cụ thể đối với từng ngành và từng
thành phần kinh tế cụ thể như sau:
16 Đối với các ngành kinh tế
Qua phân tích doanh số cho vay theo ngành, cho thấy doanh số cho vay ở
ngành thủy sản qua 3 năm tăng một cách đáng kể, lại khơng có tình trạng nợ xấu. Vì vậy Ngân hàng chủ động tìm kiếm các Khách hàng mới, đồng thời tăng tỷ
trọng cho vay đối với ngành này.
Đối với ngành thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng rất cao vì vậy để đảm bảo
kết quả trên chi nhánh có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay các ngành chiến lược như sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhưng cần phân tích và đánh giá khách hàng chính xác trước khi cho vay để đảm bảo tăng doanh
số cho vay và hạn chế rủi ro.
17 Đối với các thành phần kinh tế
Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế nhìn chung doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài và
kinh tế cá thể tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Vì vậy để đảm bảo
kết quả trên Ngân hàng có thể cơ cấu lại dư nợ theo hướng tăng lên đối với các
thành phần này, đồng thời cần đánh giá khách hàng trước khi cho vay để đảm bảo tăng doanh số cho vay và hạn chế rủi ro.
5.2.2.2. Về công tác thu nợ
Trong những năm qua, nhờ vào sự nổ lực của lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ
tín dụng nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng lên. Tuy nhiên, nợ quá hạn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vẫn cịn phát sinh vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì chi nhánh cần hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất.
Ngân hàng phải theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, xem khách hàng có thực hiện đầy đủ những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng hay không, để đảm bảo Ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi.
Mặc dù, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn doanh số thu nợ. Vì vậy, trong những năm qua hệ số thu nợ của Ngân hàng cần phải quan tâm, cho nên Ngân hàng cần có chính sách cho vay hợp lý và đẩy mạnh công tác thu nợ; cán bộ tín dụng phải
thường xuyên nhắc nhở khách hàng có nợ sắp đến hạn để thu hồi nợ nhanh chóng và hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất
Năng lực trả nợ của khách hàng vay vốn, nguồn trả nợ của đối tượng vay vốn Ngân hàng chủ yếu từ lợi nhuận của phương án xin vay cũng như khả năng rủi ro tiềm tàng của đơn vị vay khi phương án xin vay bị phá sản. Vì vậy Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó
Ngân hàng phải có phương án kịp thời khi khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ hay phá sản để kịp thời hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và đảm bảo thu hồi đủ
nợ.
Thẩm định tài sản đảm bảo có ảnh hưởng quyết định đến mức cho vay và khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng nên thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo, thực hiện thẩm định khi có u cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay. Tổ thẩm định phải có kiến thức chun mơn về thị trường, gía cả hàng hóa, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường trong điều kiện phức tạp của tài sản đảm bảo như hiện nay.
Nhìn chung, cơng tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong những năm qua luôn đạt
được kết quả khả quan. Vì vậy, Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa việc theo dõi
quản lý chặt chẽ.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Tín dụng ngắn hạn là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Trong thời gian qua, doanh số cho vay của Ngân hàng không ngừng tăng lên, chứng tỏ sự lớn mạnh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Đối với công tác thu hồi nợ trong những năm qua, nhờ sự quan tâm và giám
sát của lãnh đạo Ngân hàng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên chi nhánh
đầy tinh thần trách nhiệm đã đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn nên
doanh số mỗi năm đều tăng.
Để tạo mối quan hệ liên kết lâu dài trong giao dịch giữa Ngân hàng với khách
hàng, hàng năm Ngân hàng đều tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến của họ, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, EIBCT vẫn còn một số hạn chế mà tự bản thân mình khơng thể khắc phục mà cần có sự giúp đở của cac cấp lãnh đạo địa
phương và Ngân hàng EIBCT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình. Những hạn chế này được trình bày trong phần kiến nghị
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với chính quyền địa phương
Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn nên giúp đở nhiệt tình
Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư
Trong những năm qua, vấn đề ni trồng thủy sản khơng có hiệu quả làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu trên địa bàn và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tam nhiều hơn nữa,để Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nâng cao sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.
6.2.2. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần xuất khẩu Cần Thơ
Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm
sốt, đơn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mơ tín dụng Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ
thấp nợ quá hạn ở chi nhánh xuống mức thấp nhất
Phát triển hệ thống chi nhánh rộng khắp vừa phục vụ tốt hơn cho người dân vừa giảm chi phí cho cả đôi bên và cũng nhằm tránh ùn tắc công việc gây mất thời gian cho Ngân hàng.
6.2.3. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng để nâng cao trình
độ chun mơn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao.
Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp
thời
+ Đối với cơng tác tín dụng: đề nghị nâng mức phán quyết cho vay/ bảo lãnh khơng có đảm bảo bằng tài sản của một khách hàng và tổng cho vay/ bảo lãnh
không đảm bảo bằng tài sản để Chi nhánh có thể mời được các khách hàng lớn,
kinh doanh hiệu quả về giao dịch với ngân hàng.
+ Đối với công tác nguồn vốn: đề nghị Chi nhánh hạn mức nhận vốn tiền gửi kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác trên địa bàn với mức lãi suất thỏa thuận thấp hơn lãi suất vốn điều chuyển từ Hội Sở để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Về chỉ tiêu lợi nhuận: đề nghị Hội Sở giao chỉ tiêu lợi nhuận thật hợp lý
trên cơ sở tăng trưởng các mặt hoạt động chi nhánh có thể thực hiện được nhằm
tạo động lực cho cán bộ công nhân viên phấn đấu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Kinh tế, (1997). Tiền tệ - Ngân hàng
2. Th.S Thái Văn Đại, (2005). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng.
3. TS Nguyễn Minh Kiều, (2007). Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân
hàng.
4. Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.S Thái Văn Đại, (2006). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại
5. Số liệu tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu - Chi nhánh Cần Thơ
1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006 và 2007 2 Bảng báo chính thức doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tín dụng ngắn hạn
của Ngân hàng năm 2005, 2006 và 2007
BẢNG PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO TỔNG KẾT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – CHI
NHÁNH EXIMBANK CẦN THƠ
CHỈ TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
I. THU NHẬP 53.972 58.499 130.140
1. Thu lãi cho vay 41.880 45.475 73.980
2. Thu lãi tiền gửi, đầu tư 6.847 9.795 46.960
3. Thu phí dịch vụ Ngân hàng 1.257 1.321 1.961
4. Thu kinh doanh ngoại tệ 1.825 734 1.617
5. Thu khác 2.163 1.174 5.892
II. CHI PHÍ 57.365 50.596 110.809
1. Chi trả lãi tiền gửi 37.528 39.912 93.676
2. Chi dịch vụ Ngân hàng 551 566 761
3. Chi kinh doanh ngoại tệ 1.074 - -
4. Chi phí quản lý 6.506 6.213 10.245
5. Chi phòng rủi ro 11.705 - 1.907
6. Chi khác - 3.905 4.220
III. LÃI GỘP -3.392 7.903 19.331
BẢNG PHỤ LỤC 2