Vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án và tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (Trang 49 - 51)

1.2.2.1 .Chủ nợ

2.2.1.Vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh

2.2. Vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi hoạt động

2.2.1.Vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh

động kinh doanh theo pháp luật Việt nam.

Giải quyết phá sản là một quy trình phức tạp, ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhiều bên, dù là một Thẩm phán hay một tổ Thẩm phán gồm ba ngƣời cũng không thể quản lý đƣợc hết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giải quyết. Bên cạnh đó, con nợ khi lâm vào tình trạng phá sản, thƣờng có tâm lý khơng muốn thanh tốn nợ hoặc tìm cách tẩu tán, che dấu tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Chính vì thế, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có vai trị quan trọng trong thủ tục phá sản ở Việt Nam cũng nhƣ ở các nƣớc khác. Một số nƣớc thƣờng giao trách nhiệm này cho một ngƣời quản lý nhƣ Thụy Điển là quản tài viên, ở Liên Bang Nga là quản trị

viên…82 Ở Việt Nam, nhiệm vụ quản lý và thanh lý tài sản đƣợc giao cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản đảm nhiệm. Thực chất Tổ quản lý, thanh lý tài sản là một tập thể giúp việc cho Thẩm phán trong việc kiểm tra quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Theo Điều 9 của Luật phá sản 2004 quy định Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản. Thành phần gồm có một chấp hành viên cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trƣởng; một cán bộ Tòa án; một đại diện chủ nợ, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản; có thể có đại diện của cơng đồn hoặc đại diện của ngƣời lao động do Thẩm phán quyết định.

Theo Luật phá sản doanh nghiệp 1993 thì việc quản lý và thanh lý tài sản đƣợc giao cho hai tổ riêng biệt đó là Tổ quản lý tài sản và tổ thanh toán tài sản, số lƣợng thành viên của mỗi tổ là bảy ngƣời. Mặc dù, đã chia làm hai tổ riêng biệt tuy nhiên

khi xem xét thành phần của hai tổ thì lại khơng có sự khác biệt83. Vì vậy, khơng

nhất thiết phải tồn tại hai tổ để quản lý và thanh lý tài sản mà có thể gộp lại làm một nhƣ Luật phá sản 2004 là hợp lý.

Vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong cả quá trình giải quyết vụ việc phá sản rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì vai trị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản đƣợc quy định rất hạn chế. Vì khi áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì quyền quản lý tài sản và điều hành hoạt động kinh doanh đƣợc giao cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ bị giải tán khi Thẩm phán ra quyết định áp dụng

phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh84

. Theo quy định này, Tổ quản lý, thanh lý tài sản khơng có nhiệm vụ gì trong q trình thực hiện phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh đƣợc thực

hiện thì phải đƣợc Hội nghị chủ nợ thơng qua85. Trƣớc khi tiến hành Hội nghị chủ

nợ Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ lập danh sách chủ nợ và con nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Theo quy định tại Điều 52, 53 của Luật phá sản 2004 thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản có vai trị xác định chủ thể nào có quyền, chủ thể nào có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ, những chủ nợ nào có quyền biểu quyết thơng qua nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Bên cạnh đó, Tổ quản lý, thanh lý tài sản cịn có quyền đề nghị Thẩm phán triệu tập các Hội nghị chủ

nợ tiếp theo86.

82 PGS.TS Dƣơng Đăng Huệ(2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ Pháp, Hà Nội-2005, tr 51,52.

83 Xem điều 29 Luật phá sản doanh nghiệp 1993.

84 Điều 73 Luật phá sản 2004.

85 Điều 68 Luật phá sản 2004.

Trong Hội nghị chủ nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nghĩa vụ tham gia và báo cáo về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính và danh sách chủ nợ, danh

sách ngƣời mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản87

. Chính nhờ cơng tác kiểm tra báo cáo này mà tại Hội nghị chủ nợ, các vấn đề chính sẽ đƣợc đƣa ra thảo luận, xem xét. Dựa trên tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã tại thời điểm hiện tại, cân nhắc giữa tổng số nợ phải trả và tổng số nợ phải đòi cùng với các phƣơng án phục hồi đƣợc chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đƣa ra để Hội nghị chủ nợ xem xét có nên áp dụng thủ tục phục hồi hay không.

Mặc dù Luật phá sản 2004 đã quy định vai trò của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong suốt quá trình giải quyết phá sản là rất lớn. Nhƣng trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh vai trị này khá mờ nhạt. Vì mục đích thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để quả lý tài sản và thanh lý tài sản. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phƣơng án phục hồi, quyền quản lý tài sản sẽ đƣợc chuyển qua cho doanh nghiệp, hợp tác xã và trong quá trình áp dụng phƣơng án phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ khơng có hoạt động thanh lý tài sản và các khoản nợ. Vì vậy, Luật phá sản 2004 đã quy định Tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ bị giải tán khi doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Mặc dù vậy, Theo ý kiến tác giả, vai trò giám sát của Tổ quản lý, thanh lý tài sản đối với con nợ trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh rất cần thiết. Vì trong quá trình thực hiện phƣơng án phục hồi, sự giám sát của Tòa án và chủ nợ đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã chƣa đảm bảo. Theo quy định của Luật phá sản 2004, Tòa án sẽ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thông qua báo cáo định kỳ (sáu

tháng một lần) của doanh nghiệp, hợp tác xã88. Báo cáo này có thể bị làm gian dối

hoặc không đúng sự thật nhƣng pháp luật đã không quy định một cơ chế nào để kiểm tra lại. Luật phá sản 2004 cũng đã quy định cho chủ nợ có quyền giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đang áp dụng thủ tục phục hồi. Nhƣng Hội nghị chủ nợ hoạt động khơng thƣờng xun; cịn các chủ nợ riêng lẻ, không phải chủ thể nào cũng có đủ điều kiện và kiến thức, thời gian để giám sát hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, cơ chế giám sát của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án và tổ quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh (Trang 49 - 51)