THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁC BÀ MẸ

Một phần của tài liệu mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa nhi bệnh viện bạch mai năm 2013 (Trang 55 - 80)

thế khi không có ORS. Đây là vấn đề cần được giáo dục sức khỏe.

4.3. THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP CỦA CÁCBÀ MẸ BÀ MẸ

- Để tìm hiểu về thực hành pha ORS của các bà mẹ chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi về cách pha, đọc hướng dẫn trước khi pha, rửa sạch dụng cụ pha, đo lượng nước pha để đánh giá thực hành pha ORS của các bà mẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 39,6% các bà mẹ biết cách pha đúng ORS, nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Lưu Thị Minh Châu 39% [2] và nghiên cứu của T. Seyalt và cộng sự là 42,8%[19].Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của E. Macdonald Shannon và G. Moralojo Donna là 23,7%. Có kết quả cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là do tất cả các trẻ vào viện đều được điều trị bằng ORS nên việc tìm hiểu về ORS đối với các bà mẹ là vô cùng cần thiết. Hơn thế nữa 77,4% các bà mẹ được giáo dục sức khỏe khi vào viện,trong đó có 34% bà mẹ được giáo dục kiến thức về ORS từ điều dưỡng viên đã làm tăng hiểu biết của các bà mẹ về dung dịch bù nước và điện giải ORS.

- Khi được hỏi về cách uống ORS tại viện và xử trí khi trẻ bị nôn khi uống ORS có 52,8% bà mẹ biết cách cho trẻ uống ORS đúng cách, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Minh Châu tại Hưng Yên năm 2001 là 53,3%. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của tác giả Nguyễn Thị Thơ tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương 93,1% [6]. Khi được hỏi về cách lý khi trẻ bị nôn chỉ có 30,2% bà mẹ trả lời đúng về cách xử lý khi trẻ bị nôn là ngừng lại 5-10 phút sau đó tiếp tục cho uống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Minh Châu là 53,3% [2] và nghiên cứu cảu Nguyễn Thị Thơ là 66,6% [6]. Lý do kết quả của chúng tôi thấp có thể do bà mẹ nghĩ rằng trẻ bị nôn thì nên

ngừng cho uống lần đó và tiếp tục cho uống vào những lần sau,tỷ lệ này chiếm cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi 52,8% Như vậy tỷ lệ chưa biết cách cho trẻ uống ORS và xử lý khi trẻ bị nôn còn cao. Chúng tôi nhận thấy việc tư vấn và hướng dẫn các bà mẹ biết cách cho con uống ORS là rất cần thiết.

- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cấp chiếm một phần quan trọng trong việc điều trị cho trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 71,7% các bà mẹ cho trẻ ăn kiêng,trong số đó tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn kiêng dầu mỡ và kiêng chất tanh chiếm tỷ lệ cao nhất,lần lượt là 87,8% và 85,4%. Tỷ lệ trẻ ăn kiêng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơ tại khoa Tiêu Hóa bệnh viện Bạch Mai 40,2%.Như vậy tỷ lệ hiểu biết sai về chế độ dinh dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ rất cao, tuy nhiên chỉ có 7,5% tỷ lệ các bà mẹ trong nghiên cứu được điều dưỡng viên giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cấp.

4.4. NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC BÀ MẸ

- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 77,4% các bà mẹ được giáo dục sức khỏe,trong đó có 41,5% là bác sỹ giáo dục,tỷ lệ điều dưỡng viện giáo dục chỉ chiếm 24,4%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của T. seyalt và cộng sự tại bệnh viện Sir Gangga Ram có tỷ lệ bà mẹ được bác sỹ hướng dẫn chỉ chiếm 28%. Lý do cao hơn là do điều kiện nghiên cứu khác nhau và biến số nghiên cứu khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thấp các điều dưỡng viện giáo dục sức khỏa cho các bà mẹ, chúng tôi mong rằng có sự quan tâm hơn nữa của các cán bộ y tế trong việc giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ.Trong số các bà mẹ được điều dưỡng viên hướng dẫn có tới 41,1% được giáo dục về nội quy khoa phòng, 34 % được giáo dục kiến thức về ORS, các kiến thức còn lại về bệnh như dinh dưỡng, cách vệ sinh, xử lý phân, yếu tố nguy cơ… chỉ chiếm từ 5,7% đếm 13,2%. Điều này cho thấy các điều dưỡng viên chỉ chú trọng đến nội quy khoa phòng mà bỏ qua các kiến thức quan

trọng về bệnh tiêu chảy cấp. Chúng tôi mong rằng các điều dưỡng viên sẽ quan tâm hơn nữa tới kiến thức và thái độ thực hành của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp.

- Tỷ lệ các bà mẹ được nhân viên y tế giáo dục sức khỏe còn thấp, tuy vậy,các bà mẹ đã tự tìm hiểu kiến thức về tiêu chảy cấp thông qua rất nhiều nguồn tin khác nhau. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 69,8% các bà mẹ tìm hiểu kiến thức qua phương tiên truyền thông như đài, báo, tivi, internet. Tuy nhiên, chiếm cón số cao nhất là qua kinh nghiệm của bản than và những người xung quanh là 75,5%, chỉ có 9,4% có kiến thức là do cán bộ y tế tại quận huyện sinh sống tuyên truyền. Như vậy có thể thấy tỷ lệ các bà mẹ được quan tâm và tuyên truyền là thấp. Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức qua kinh nghiệm của bản thân những người xung quanh cao có thể là do các bà mẹ được các thế hệ trước hoặc các bà mẹ khác truyền kinh nghiệm chữa trị bệnh tiêu chảy cấp mà họ đã từng áp dụng để trẻ khỏi bệnh. Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy việc giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ để cung cấp kiến thức, thay đổi hành vi và thái độ thực hành trong việc chăm sóc trẻ là vô cùng quan trọng.

KẾT LUẬN

Ngiên cứu tiến hành khảo sát kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp trên 53 bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2013 đến hết tháng 3/2013 chúng tôi thu được kết quả như sau:

- 18,9% các bà mẹ hiểu biết đúng về tiêu chảy cấp là gì

- 45,3% các bà mẹ tự ý đi mua thuốc điều trị,chỉ có 24,5% các bà mẹ điều trị theo đơn của nhân viên y tế

- 23,4% các bà mẹ biết bù dịch cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy cấp nhưng chỉ có 39,6% biết cách pha đúng dung dịch ORS

- Tỷ lệ các bà mẹ được điều dưỡng viên giáo dục sức khỏe chỉ chiếm 24,4%, trong số đó có tới 41,5% các bà mẹ được giáo dục nội quy khoa phòng, 34% được giáo dục về ORS, các vấn đề khác chiếm tỷ lệ thấp

- 75,5% các bà mẹ có kiến thức trên từ kinh nghiệm của những người xung quanh, chỉ có 9,4% các bà mẹ nhận được kiến thức từ cán bộ y tế tại địa phương tuyên truyền

KIẾN NGHỊ

- Vì còn một tỷ lệ khá lớn các bà mẹ chưa ó đủ kiến thức và hiểu biết về tác dụng của ORS nhất là cách pha ORS , cách cho ăn khi trẻ bị tiêu chảy cấp.Cần tiếp tục tthực hiện chương trình CDD, tập trung vào tác dụng và cách pha ORS

- Cần có thông tin cụ thể về những tai nạn do việc điều trị tiêu chảy cấp sai để giúp bà mẹ tránh được những hậu quả đáng tiếc

- Cần có sự quan tâm hơn nữa của các nhân viện y tế đặc biệt là điều dưỡng viên về vấn đề giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ biết hậu quả, cách nhận biết trẻ bị tiêu chảy cấp và cách pha ORS chính xác.

Tiếng Việt

1. Lê Văn An, Nguyễn Thị Anh Phương(2008), điều dưỡng nhi khoa,sách đào tạo cử nhân điều dưỡng,nhà xuất bản y học

2. Lưu Thị Minh Châu (2001), Thực trạng ,kiến thức thái độ thực hành của

các bà mẹ đối với việc phòng chống TCC ở trẻ em <1 tuổi tại huyện Khoái Châu,Hưng Yên năm 2001,tạp chí y học thực hành 2002 số

7,trang 21- 23

3. Nguyễn Tuấn Tú ,( 2008) , Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ,lâm sàng của

TCC do virus Rota ở trẻ em < 5 tuổi tại khoa tiêu hóa bệnh viện trẻ em Hải Phòng,

4. Nguyễn Nữ Anh Thu,Một số đặc điểm sinh hoc của virus Rota gây TCC

ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi Hải Phòng và bệnh viện nhi Khánh Hòa từ tháng 7-2001 đến tháng 6-2002, bộ y tế năm 2004

5. Nguyễn Thành Quang và CS (2005), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi của huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Thị Thơ (2002) ,đánh giá kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp và

hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe ở các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương

7. Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hà (2011),Giáo trình nhi khoa cho lớp cử nhân

điều dưỡng,bộ môn nhi trường đại học Y Hà Nội

8. Nguyễn Gia Khánh (2009) Bài giảng nhi khoa Bộ môn Nhi-Trường Đại

bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 4 đến tháng 6/2009 về dấu hiệu nguy hiểm cần nhập viện và dấu hiệu nặng cần tái khám ngay của tiêu chảy 10.Thống kê bệnh nhân theo ICD 10 của phòng kế hoạch tổng hợp bệnh nhân

bệnh viện Bạch Mai 2010-2011

11.Nguyễn Thanh Tuấn, Phạm Duy Tường (2003), Chế độ dinh dưỡng và

điều trị cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi bị TCC tại cộng đồng, tạp chí Y học

thực hành số 5, trang 11-16

12.Ngô Thị Thanh Hương (2004), Kiến thức, thực hành cảu bà mẹ về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện M.Đack Laknăm 2004.

13.Phan Thị Cẩm Hằng (2007), Khảo sát kiến thức và thực hành một số bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương,

Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường đại học Y Hà Nội.

14.Nghiêm Thị Dinh (2006), Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 10 tuổi và kiến thức , thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ tại thị trấn Lim, tỉnh Bắc Ninh năm 2005, luận văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

15.Nguyễn Thị Như Mai (2006), Đánh giá kiến thức và thực hành một số bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hóa bệnh viện Nhi Trung Ương,

Luận văn tốt nghiệp Cử nhân điều dưỡng, Trường đại học Y Hà Nội.

Tiếng Anh Ơ

16.Huda M. Haroun, Mohamed S. Mahfouz, Mohamed El Mukhtar and Amani Salad (2010), “ Asessment of effect of health education on

mothers in Al Maki area, Gezira state, to improve homecare for children under five with diarrhea” , J Family Communty Med.

diarhoea in Nepal”, Australasian Medical Journal. 2009,1,14,235-238 18.Kudlova E. (2010),Home management of acute diarrhea in Czech

children” . J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2010 May ; 50(5): 510- 515

19.T. seyalt, A. Hani F (2007),Knowleadge, attitude, practices of mothers and dortors regarding feeding Oral Rehydration Solution (ORS) and use of drugs in children during acute diarrhea”, Sir ganga Raw

Hospital. 2007 May.http://www.annalskemu.org/

20. Shannon E MacDonald, Donna G Moralejo, M Kathleen Matthews

(2011) “Correct preparation and administration of oral rehydration

solution: essential for safe and effective home treatment of diarrhea in Indonesia.” http://lib.bioinfo.pl/pmid:17686740

KHOA ĐIỀU DƯỠNG – HỘ SINH

01 Phố Tôn thất Tùng, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Bà Mẹ

Mã bệnh án: Địa điểm điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian tiến hành điều tra từ………….đến …………

Giới thiệu

Tên tôi là Đỗ Thị Kim Chi. Tôi là sinh viên khoa Điều dưỡng Hộ sinh trường đại học Y Hà Nội. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu mô tả kiến thức của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đồng thời cũng lưu ý sự ảnh hưởng của đặc điểm tuổi,học vấn, nghề nghiệp, số con,nguồn thông tin về bệnh TCC đối với kiến thức của các bà mẹ.Từ đó có thể đưa ra những đề xuất thích hợp, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền,hướng dẫn các bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh TCC

Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi cần phỏng vấn các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang nằm điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai vì vậy chúng tôi mong chị hợp tác giúp chúng tôi hoàn thành công việc của mình. Cuộc trao phỏng vấn này kéo dài tối đa 20 phút.

Mọi thông tin mà các chị cung cấp sẽ được giữ bí mật hoàn toàn. Khi báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ chỉ báo cáo tình hình chung mà không nêu cụ thể từng trường hợp. Trong quá trình phỏng vấn, nếu có bất kì câu hỏi nào chị cảm thấy không thoải mái trả lời, chị có quyền từ chối trả lời câu hỏi đó. Việc

để giúp chúng tôi đưa ra các kết quả nghiên cứu chính xác nhằm phục vụ việc nâng cao kiến thức cho cộng đồng.

Chị có đồng ý tham gia nghiên cứu không? Có

Chữ ký của người tham gia nghiên cứu

Thông tin chung:

1. Họ và tên trẻ: 2. Tuổi của con:…....

1. 6-12 tháng tuổi  2. 12-24 tháng tuổi 3. > 24 tháng tuổi  3. Giới …….1.Nam  2.Nữ 

4. con thứ mấy:…… 1. con 1  2. con 2  3. con 3  5. Họ và tên mẹ:

6. Tuổi của mẹ :……… 1. < 22 tuổi  2. 22-30 tuổi  3. > 30 tuổi  7. Nghề nghiệp: 1. Cán bộ công chức  2. Công nhân  3. Nông dân  8. Trình độ học vấn: 1. Trung học cơ sở  2. Phổ thông trung học  3. Cao đẳng- Đại học 

3 con  10. Địa chỉ:

Nguyên nhân gây tiêu chảy:

1. Nguồn nước gia đình đang sử dụng:

Nước giếng khoan  Nước giếng khơi 

Nước mưa  Nước máy 

Khác 

2. Loại nhà vệ sinh mà gia đình đang sử dụng:

Hố xí 1 ngăn  hố xí 2 ngăn

Hố xí tự ngoại  khác 

3. Khi trẻ chưa bị bệnh,chị xử trí phân của cháu như thế nào ? Cho cháu đi vào bô sau đó đổ vào hố xí  Cho cháu đi vào bô sau đó đổ ra vườn hoặc vùi lấp Cho cháu đi vào bỉm sau đó vứt sọt rác 

Khác 

4. Trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi nào? < 4 tháng 

4-6 tháng 

≥ 6 tháng 

Khác 

5. Chị bảo quản và xử lý thức ăn dành cho bữa sau như thế nào? Để trong tủ lạnh và đun lại trước khi ăn 

Để ngoài và đun lại trước khi ăn  Để tủ lạnh và không đun lại trước khi ăn  Để ngoài và khong đun lại trước khi ăn  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu có trả lời tiếp từ câu 7 đến câu 9 7. Chị vệ sinh bình sữa như thế nào?

Luộc bình sạch trước mỗi bữa bú  Tráng bằng nước sôi,thỉnh thoảng mới luộc bình  Nước tẩy rửa bình chuyên dụng 

Khác 

8. Chị pha sữa cho trẻ như thế nào? Pha loãng hơn hướng dẫn  Pha đặc hơn hướng dẫn 

Pha theo hướng dẫn 

Pha theo ước lượng 

9.Chị pha sữa cho trẻ bằng nước gì?

Nước đun sôi để nguội  Nước cháo  Nước sôi  Nước ấm  10. Chị thường rửa tay cho bé khi nào?

Thỉnh thoảng  Trước khi cho bé ăn và sau khi đi ngoài  Nhìn thấy tay bé bẩn 

Trước khi bé ăn,sau khi đi ngoài và khi thấy tay bé có nguy cơ bị nhiễm bẩn 

11. Chị có thường xuyên rửa tay mình khi nấu ăn,trước khi cho trẻ ăn và sau khi thay bỉm cho trẻ không?

thường xuyên 

thỉnh thoảng  Chỉ khi thấy tay bẩn 

Xà phòng + nước sạch 

Chỉ nước 

Lau tay 

Tùy theo tình huống,tiện thế nào rửa thế 

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP

1. Khi nào chị nghĩ con mình bị tiêu chảy?

Đi ngoài phân lỏng nhiều nước 

Đi ngoài nhiều lần trong ngày  Đi ngoài phân lỏng nhiều nước >3 lần/ngày  Nôn nhiều + tiêu chảy  Khác 

2. Theo chị nguyên nhân gây tử vong cho trẻ biệt tiêu chảy cấp là gì? Sốt cao  Mất nước 

Nhiễm khuẩn 

Một phần của tài liệu mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa nhi bệnh viện bạch mai năm 2013 (Trang 55 - 80)