Giáo dục sức khỏe tại viện N Tỷ lệ % Bà mẹ được giáo dục sức khỏe không?
Có Không 41 12 77,4% 22,6%
Ai là người giáo dục sức khỏe
Bác sỹ Điều dưỡng Cả hai 17 10 14 41,5% 24,4% 34,1% Nhận xét:
- Tỷ lệ các bà mẹ vào viện được giáo dục sức khỏe chiếm phần lớn so với những bà mẹ không được giáo dục sức khỏe. Tuy nhiên chỉ có 58,5% trong số những bà mẹ được giáo dục từ điều dưỡng
- Tỷ lệ bác sỹ giáo dục sức khỏe chiếm tỷ lệ cao, gấp 1,7 lần so với tỷ lệ bà mẹ được điều dưỡng viên giáo dục sức khỏe
- Tỷ lệ các bà mẹ được cả điều dưỡng và bác sỹ giáo dục chiếm 34,1 % - Điều này cho thấy sự quan tâm của điều dưỡng viên đối với vấn đề giáo dục sức khỏe chưa cao
Biểu đồ 3.8. Điều dưỡng viên giáo dục sức khỏe
- Tỷ lệ các bà mẹ được giáo dục về nội quy khoa phòng và kiến thức về ORS chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 41,5% và 34%
- Các vấn đề giáo dục còn lại dao động từ 5,7% đến 13,2%
- Điều này cho thấy điều dưỡng viên chú trọng nhiều đến việc giáo dục nội quy khoa phòng còn các vấn đề khác như cách vệ sinh cho trẻ,dinh dưỡng cho trẻ,cách xử lý phân, các yêu tố nguy cơ mắc bệnh,chế độ dùng thuốc…….chưa được đánh giá cao.
Biểu đồ 3.9. Các nguồn khác cung cấp thông tin về chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp cho các bà mẹ
Nhận xét:
- Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng báo chí,ti vi,internet để tìm hiểu thông tin về tiêu chảy cấp chiếm tỷ lệ khá cao 69,8%
- Tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về bệnh tiêu chảy cấp qua kinh nghiệm của bản than và những nguời xung quanh chiếm tỷ lệ cao nhất 75,5%
- Tỷ lệ các bà mẹ được cán bộ y tế tại địa phương tuyên truyền chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,4%
- Điều này cho thấy ngày nay,phương tiên truyền thông,internet ngày càng phát triển,các bà mẹ đã biết sử dụng phương tiên truyền thông để nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm của trẻ trong nhóm nghiên cứu đươc trình bày trong biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy cấp dưới 2 tuổi chiếm 67,9% và tỷ lệ trẻ nam bị tiêu chảy nhiều hơn trẻ nữ là 1,8 lần. Kết quả nhiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nhiên cứu của Huda và cộng sự tại vùng Al Maki, Genziratyr lệ trẻ tiêu chảy dưới 2 tuổi chiếm 63,6%[14] và nghiên cứu của T. Seyal và Hanif tại bệnh viện SirGanga Ram năm 2007 là 66,95%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Phan thị Cẩm Hằng năm 2007 tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ dưới 2 tuổi bị tiêu chảy cấp chiếm 85,9%.Điều này có thể lý giải vì điều kiện nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu là khác nhau. Lứa tuổi trẻ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất nằm trong nhóm tuổi 6- 12 tháng.Tỷ lệ trẻ 6-12 tháng tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 39,6% cao hơn so với nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Hương tại Đắc Lắc 14,2% [5] và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơ tại bệnh viện Nhi Trung Ương là 43,7%. Sở dĩ lứa tuổi này trẻ dễ mắc bệnh hơn các lứa tuổi khác là do nguồn dự trữ kháng thể mẹ truyền cho trẻ đang giảm,trẻ bắt đầu được ăn bổ sung và đây cũng là thời điểm trẻ bắt đầu biết bò và biết đi nên đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và thay đổi hệ vi khuẩn chí ở ruột,hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và trẻ bắt đầu tiếp xúc rộng rãi với môi trường làm gia tăng các tác nhân gây bệnh.
- Về đặc điểm của bà mẹ trong nghiên cứu, 58,5% bà mẹ nằm trong độ tuổi từ 22- 30 tuổi. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơ 56,9% [6].Khi tìm hiểu về trình độ văn hóa
của các bà mẹ trong nghiên cứu,chúng tôi nhận thấy, 37,7% bà mẹ có trình độ cao đẳng đại học. tương tự như nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng năm 2007 là 41,2% [3]. Trình độ văn hóa dưới trung học cơ sở trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 17% thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai năm 2006 là 67%. Có thể lý giải sự thấp hơn này do các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là người dân thủ đô, có điều kiện và môi trường học tập tốt hơn các vùng quê.Theo nghiên cứu của Mukhtar và cộng sự tại Nelpan,tỷ lệ bà mẹ có trình độ thấp là 72,3% [14].Trong nghiên cứu này tác giả nhận thấy một tỷ lệ lớn trẻ không được phát hiện các dấu hiệu nặng, bà mẹ không hiểu biết về bệnh tiêu chảy cũng như các phương thức điều trị cho trẻ khi mắc tiêu chảy ở các bà mẹ không có kiến thức. Phải chăng, trình độ văn hóa còn hạn chế của người mẹ làm gia tăng khả năng mắc cũng như mức độ nặng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ.
- Nghề nghiệp của các bà mẹ chủ yêú là công nhân,nhân viên chiếm 49,1%, nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Mai năm 2006 là 13% [15]. Lý do có thể hiểu là các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi phần nhiều là người dân thành phố nên nghề nông chiêm tỷ lệ thấp 17%.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 66% hộ gia đình dùng nước máy, gấp gần 2 lần so với các hộ sử dụng các nguồn nước khác. Tỷ lệ hộ sử dụng hố xí tụ hoái chiếm phần lớn 69,8%. Tuy điều kiện về vệ sinh và nguồn nước là tương đối tốt nhưng trẻ mắc bệnh vẫn chiếm tỷ lệ cao, phải chăng do kiến thức và thái độ thực hành của các bà mẹ chưa thích hợp.