KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MỆ VỀ CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG VÀ DINH

Một phần của tài liệu mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa nhi bệnh viện bạch mai năm 2013 (Trang 51 - 55)

DINH DƯỠNG KHI MẮT TIÊU CHẢY

- Để đánh giá kiến thức của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp, chúng tôi tìm hiểu về thời điểm ăn bổ sung cho trẻ,cách bảo quản và xử lý thức ăn

cho bữa sau,khái niệm về tiêu chảy cấp và cách xử trí ban đầu của các bà mẹ và đặc biệt quan trọng là kiến thức về ORS của các bà mẹ.

- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ dưới 6 tháng tuổi phải được bú mẹ hoàn toàn, và được ăn bổ sung khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Khi được hỏi về thời gian cho trẻ ăn sam có 28,3% các bà mẹ cho con ăn sam duới 4 tháng tuổi.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Minh Châu là 24,6%. Nhìn vào biểu đồ 3.3 trong số những trẻ được ăn bổ sung chỉ có 32,1% trẻ được ăn sam khi đã đủ 6 tháng, một tỷ lệ lớn 67,9% trẻ được cho ăn sam chưa đúng tháng tuổi,điều này có thể lý giải do tỷ lệ các bà mẹ là công nhân,nhân viên trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao,phải đi làm sớm sau khi đẻ nên hạn chế việc thực hiên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Ngoài ra 1 số bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi cho trẻ ăn bổ sung sớm do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu cho rằng trẻ cần ăn bổ sung sớm để tăng cân và phát triển tốt. Do thực hiện chế độ nuôi con không hoàn toàn bằng sữa mẹ, việc bổ sung sữa công thức là khá phổ biến. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 90,5% trẻ từ 6- 12 tháng tuổi được bú bình,chỉ có 23,5% trẻ trên 2 tuổi còn bú bình, kiểm nghiệm với khi bình phương,kết quả có ý nghĩa thống kê.Mặc dù tỷ lệ bà mẹ cho con ăn sam là 100% nhưng tỷ lệ các bà mẹ biết cách bảo quản và xử lý thức ăn cho bữa sau đúng cách chiếm tỷ lệ thấp. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 64,2% các bà mẹ không đun lại thức ăn cho bữa sau, tỷ lệ các bà mẹ để thức ăn trong tủ lạnh và đun lại trước khi ăn cao gấp 1,7 lần so với tỷ lệ các bà mẹ để ngoài và đun lại trước khi ăn. Điều này cho thấy tỷ lệ lớn bà mẹ chưa biết cách bảo quản và xủ lý thức ăn cho bữa sau, đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, nó lý giải vì sao mặc dù điều kiện vệ sinh tốt và nguồn nước sạch nhưng trẻ vẫn mắc bệnh tiêu chảy cấp.

- Khi tìm hiểu kiến thức của các bà mẹ về tiêu chảy cấp, chúng tôi đưa ra các câu hỏi để bà mẹ nhận định thế nào là tiêu chảy cấp. Trong nghiên cứu này có 18,9% bà mẹ có khái niệm đúng về tiêu chảy cấp tương tự với nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng tại bệnh viện Bạch Mai là 21,1% [13] nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Haroun và cộng sự tại Sudan. Haroun nhận thấy 35% các bà mẹ có kiến thức đúng về khái niệm tiêu chảy trong khi tỷ lệ các bà mẹ có trình độ văn hóa dưới trung học cơ sở là gần 80% [16]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 37,7% các bà mẹ cho rằng tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng mà không đề cập đến số lần đi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nghiêm Thị Dinh ở tỉnh Bắc Ninh năm 2004 là 88,5% và Phan Thị Cẩm Hằng 70,6%[13][14].13,2% cho rằng tiêu chảy cấp là nôn nhiều + tiêu chảy,kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơ tại bệnh viện Nhi Trung Ương [6]. Chúng tôi cho rằng hạn chế trong câu trả lời của một số bà mẹ có thể do họ chỉ nhận biết bệnh qua trường hợp cụ thể của con mình mà chưa có kiến thức đúng đắn về biểu hiện của bệnh.

- Khi được hỏi về xử trí và điều trị ban đầu 23,4% các bà mẹ biết bù dịch cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy, 66% dùng men tiêu hóa. Tỷ lệ các bà mẹ biết cách diều trị đúng tiêu chảy tại nhà trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Lưu Thị Minh Châu và cộng sự tại Hưng Yên là 49,7% [2]. Trong nghiên cứu của chúng tôi 45,3% các bà mẹ tự đi mua thuốc cho trẻ .Kết qủa này tương tự như kết quả của Nguyễn Thị Thơ năm 2012 tại Viện Nhi Trung Ương 44,3%. Chỉ có 24,5% bà mẹ mua thuốc theo đơn của nhân viện y tế và 11,3% không dùng thuốc gì và đưa trẻ đến viện khi trẻ mệt.Tỷ lệ các bà mẹ chữa theo kinh nghiệm truyền lại chiếm 24,5%. Điều này cho thấy một tỷ lệ lớn các các bà mẹ vẫn chưa nhận ra hậu quả của bệnh tiêu chảy cấp đối với trẻ.

- Khi được hỏi về cách nhận biết tổn thương da có 56,6% các bà mẹ trả lời đúng về dấu hiệu nhận biết tổn thương da nhưng chỉ có 13,2% các bà mẹ cho rằng cần sử dụng xanhmethylen khi da hăm đỏ. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơ tại khoa Tiêu Hóa bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2012.Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thơ có 67,8% bà mẹ nhận biết được dấu hiệu tổn thương da và 58,1% các bà mẹ cho rằng cần sử dụng xanhmethylen khi da hăm đỏ. Tỷ lệ như trong nghiên cứu của chúng tôi vân chưa cao,vì thế cần nâng cao hiểu biết trong vấn đề vệ sinh và phát hiện sớm dấu hiệu bị tổn thương da để xử trí kịp thời. Có 83% các bà mẹ hiểu biết đúng về nguyên nhân gây tử vong cho trẻ tiêu chảy cấp, tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết sai vẫn chiếm tỷ lệ cao 73,6%.Điều này cho thấy các bà mẹ vẫn chưa nhận ra hậu quả của tiêu chảy cấp. Đây là vấn đề này cần được giáo dục sức khỏe.

- Việc bù nước và điện giải trong điều trị tiêu chảy cấp đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Khi được hỏi về ORS thì có 88,7% bà mẹ biết về ORS trong đó tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đúng về tác dụng của ORS chiếm 68,1%. Tỷ lệ các bà mẹ biết về ORS trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như trong nghiên cứu của Kudlova và cộng sự vào tháng 5 năm 2010 và thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơ năm 2012 là 92,2% và có 94,4% các bà mẹ biết về tác dụng của ORS là bù nước và điện giải [6]. Kết quả của chúng tôi tương đối cao có thể là do hầu hết các trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi đều được sử dụng ORS trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp. Khi được hỏi các bà mẹ dùng dịch gì để thay thế ORS thì chỉ có 20,8% bà mẹ trả lời đúng dùng nước cháo muối để thay thế ORS, 40% các bà mẹ không dùng dung dịch thay thế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Phan Thị Cẩm Hằng năm 2007 là 57,6% các bà mẹ biết sử dụng dụng đúng dịch thay thế ORS và 30,6% các bà mẹ không sử dụng dịch thay thế. Kết quả của chúng tôi

Một phần của tài liệu mô tả kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp đang điều trị tại khoa nhi bệnh viện bạch mai năm 2013 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w