Mơ hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 25 - 26)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận

2.1.4. Mơ hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất

Phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất của thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian mà tài sản và nguồn vốn được định giá lại (theo mức lãi suất mới của thị trường). Điều đó có nghĩa là, nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ bao lâu nữa để áp dụng mức lãi suất mới vào từng kỳ hạn khác nhau. Cụ thể:

- Chênh lệch tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (GAP) GAP = RSA – RSL

Trong đó:

RSA: Tài sản nhạy cảm với lãi suất (tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài

sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi).

RSL: Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là

các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi). Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với tài sản) và chi phí trả lãi (đối với nguồn vốn) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi.

- Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất ( NII) khi lãi suất biến động ( i) NII = RSA i – RSL i = GAP i

Thu nhập lãi - Chi phí lãi suất

Tổng tài sản sinh lời Hệ số chênh lệch lãi thuần =

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Tài sản nhạy cảm với lãi suất

Rủi ro lãi suất (R) =

Theo mơ hình trên có thể thấy rằng, khi tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng có sự chênh lệch, ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất khi lãi suất biến động. Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập rịng của ngân hàng được tóm tắt như sau:

Bảng 3: SỰ THAY ĐỔI CỦA LÃI SUẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP

GAP SỰ THAY ĐỔI LÃI

SUẤT

SỰ THAY ĐỔI THU NHẬP RÒNG >0 Tăng Tăng >0 Giảm Giảm <0 Tăng Giảm <0 Giảm Tăng (Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 8 tháng 8/2005)

Đây là mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất tại các ngân hàng thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới do việc thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp như một số mơ hình khác. Bên cạnh đó, mơ hình định giá lại có thể là một công cụ hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng và những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)