Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lã
4.2.1 Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất
Sự nhạy cảm lãi suất chỉ sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm lãi suất) và luồng tiền tệ thuộc nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định với kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng… Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi.
Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lời, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khốn và các tài sản khác. Trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng thì khoản mục đầu tư vào chứng khốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn là hai khoản mục có độ nhạy cảm với lãi suất cao. Hai khoản mục này sẽ là nhân tố quan trọng để một Ngân hàng có thể đánh giá và hạn chế rủi ro lãi suất của Ngân hàng khi lãi suất biến đổi.
Bảng 7: TÀI SẢN NHẠY CẢM LÃI SUẤT QUA NĂM (2008 – 2010)
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 So sánh 10/08 Số tiền (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) I. Cho vay ngắn hạn 105.077 122.956 127.342 17.879 17,02 4.386 3,57 22.265 21,19
1. Cho vay sản xuất
lúa 82.037 82.733 74.042 696 0,85 (8.691) (10,5) (7.995) (9,74)
2. Cho vay đối với
kinh tế vườn 5.735 6.530 10.860 795 13,9 4.330 66,31 5.125 89,36
3. Cho vay đối với
ngành chăn nuôi 7.395 15.905 19.575 8.510 115,08 3.670 23,07 12.180 164,7
4. Cho vay đối với một số ngành nghề khác
9.910 17.788 22.865 7.878 79,49 5.077 28,54 12.955 130,73
II. Đầu tư chứng
khoán ngắn hạn 1.007 1.007 1.007 0 0 0 0 0 0
Tổng tài sản nhạy
cảm lãi suất 106.084 123.963 128.349 17.879 16,85 4.386 3,54 22.265 21
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Agribank An Minh (2008 - 2010))
Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, các nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của cá nhân và hộ nông dân sản xuất kinh doanh. Thông thường những khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khốn là những khoản đầu tư sinh lời của Ngân hàng nhưng mức lợi nhuận và rủi ro khác nhau. So với việc mua trái phiếu Chính phủ thì nghiệp vụ tín dụng có độ rủi ro lớn hơn và vì thế lợi nhuận đạt được cũng nhiều hơn.
Chính vì vậy, thông thường dư nợ tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng đầu tư của Ngân hàng. Qua những năm vừa qua tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện An Minh có sự biến động đáng kể.
Cụ thể, năm 2009 khoản đầu tư này chiếm 99,19% trong tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất, tăng 17.879 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 17,02% so với năm 2008. Đó là do trong năm 2009, chi nhánh mở rộng quy mơ tín dụng, khơng chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước mà còn cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình, cho vay tiêu dùng, cho cán bộ công nhân viên vay; đồng thời trong năm này chi nhánh cũng đã giải ngân các dự án của một số công ty. Năm 2009, Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương phấn đấu tăng trưởng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng sang lĩnh vực thương mại và chú trọng đầu tư cho thành phần kinh tế cá thể, nhưng do việc xuất khẩu thủy hải sản gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp có giảm sút so với năm trước. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng gặp những yếu tố bất lợi như: thời tiết, dịch bệnh, giá cả, nhất là dịch cúm gia cầm đã làm ảnh hưởng phần nào đến thu nhập của người dân. Năm 2010, cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm 99,21% trong tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất, tăng 4.386 triệu đồng tương đương 3,57% so với năm 2009. Xu thế hội nhập kinh tế và tài chính với thế giới diễn ra ngày một mạnh mẽ. Qua bảng chi tiết về tình hình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng cho chúng ta thấy được tồn cảnh tình hình hoạt động của Ngân hàng. Qua hình dưới, chúng ta thấy rằng Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện An Minh tỉnh Kiên Giang thực sự mạnh về cho vay ngắn hạn. Mà nhân tố chính,
chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là cho vay cá thể và doanh nghiệp tư nhân. Tỷ trọng của hai nhân tố này chiếm tỷ trọng lớn là do hoạt động tín dụng của ngân hàng ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long đã góp phần huy động vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân qua đó thúc đẩy hoạt động Ngân hàng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế trong những năm qua, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với kinh tế tư nhân tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu đầu tư của Ngân hàng trong vùng. Hình dưới đây cho ta thấy rỏ hơn tỉnh hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000
Cho vay sản xuất lúa Cho vay đối với kinh tế vườn
Cho vay đối với ngành chăn nuôi Cho vay đối với một số ngành nghề khác
Hình 4: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU CHO VAY NGẮN HẠN
Đối với cho vay sản xuất lúa
- Năm 2008 doanh số cho vay sản xuất lúa đạt 82.037 triệu đồng chiếm 78,07% tổng doanh số cho vay ngắn hạn.
- Năm 2009 doanh số cho vay sản xuất lúa đạt 82.733 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,29% tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tăng 696 triệu đồng, tăng 0,85% so với năm 2008. Nguyên nhân là do số lượng khách hàng vay để canh tác lúa tăng lên.
- Quá trình cho vay đối với hộ sản xuất lúa luôn chiếm một lượng vốn tương đối lớn và tăng trong các năm qua, riêng năm 2010 so với năm 2009 doanh số cho vay giảm, nguyên nhân giảm là do trong năm 2010 chuyển đổi một số
Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008
diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang một ngành khác, Ngân hàng cũng phân tán vốn để đầu tư cho một số ngành nghề khác.
Cho vay đối với kinh tế vườn
- Ngoài cây lúa cịn có một số ngành nghề khác, đặc điểm của huyện An Minh là khí hậu tương đối tốt, không bị lũ lụt nên thuận tiện cho việc phát triển kinh tế vườn.
- Ngân hàng cũng chú trọng đầu tư vào các loại hình kinh tế như sau:
+ Năm 2008 doanh số đạt 5.735 triệu đồng chiếm 5,46% trên tổng số cho vay ngắn hạn.
+ Năm 2009 doanh số cho vay đạt 6.530 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,31% trên tổng số cho vay ngắn hạn tăng 795 triệu đồng (tức 13,9%) so với năm 2008.
+ Năm 2010 doanh số cho vay là 10.860 triệu đồng chiếm 8,53% doanh số cho vay ngắn hạn tăng 4.330 triệu đồng (tức 66,31%) so với năm 2009 và tăng 5.125 triệu đồng (tức 89,36%) so với năm 2008.
Doanh số cho vay qua 3 năm tăng đều là do nông dân mở rộng làm vườn với đất đai màu mở và khí hậu rất thuận lợi nên số lượng nông dân vay Ngân hàng tăng lên.
Doanh số cho vay đối với ngành nghề chăn ni
- Ngồi sản xuất lúa, chăn nuôi cũng là một ngành quan trọng và đứng hàng thứ hai sau sản xuất lúa được người dân chú trọng.
- Ngành này cũng đem lại kết quả tốt và làm tăng thu nhập cho người dân ở các xã như Thuận Hòa, Đơng Hịa, Vân Khánh…
- Năm 2008 doanh số cho vay đạt 7.395 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,04% tổng số cho vay ngắn hạn.
- Năm 2009 doanh số cho vay đạt 15.905 triệu đồng chiếm 12,93% tổng số cho vay ngắn hạn, tăng 8.510 triệu đồng (tức 115,08%) so với năm 2008.
- Năm 2010 doanh số cho vay đạt 19.575 triệu đồng chiếm 15,37% trên tổng số cho vay ngắn hạn, tăng 3.670 triệu đồng (tức 23,07%) so với năm 2009 và tăng 12.180 triệu đồng (tức 164,70%) so với năm 2008.
Qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 nghề chăn nuôi ở huyện tăng lên, do chính sách vốn ưu đãi nên rất nhiều nông dân mở rộng chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Doanh số cho vay đối với một số ngành nghề khác
- Một số ngành nghề chính ln chiếm tỷ lệ lớn trong huyện và là một trong những lĩnh vực mà Ngân hàng chú trọng để đầu tư, ngồi ra cịn một số ngành nghề khác cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng như: vay mua sắm, sữa chữa máy nông nghiệp, cho vay đối với các cán bộ công nhân viên,…
- Năm 2008 doanh số cho vay đạt 9.910 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,43% trên tổng số cho vay ngắn hạn.
- Năm 2009 doanh số cho vay đạt 17.788 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,47% trên tổng số cho vay ngắn hạn tăng 7.878 triệu đồng (tức 79,49%) so với năm 2008.
- Năm 2010 doanh số cho vay đạt 22.865 triệu đồng chiếm 12,6 % trên tổng số cho vay, tăng 5.077 triệu đồng (tức 28,54%) so với năm 2009 và tăng 12.955 triệu đồng (tức 130,73%) so với năm 2008.
Tóm lại: Cho vay ngắn hạn là một loại hình thức cho vay đạt hiệu suất cao, Ngân hàng và khách hàng sớm thu hồi được hồi được vốn, đồng vốn vay được nhiều vòng để mở rộng được nhiều phương án đầu tư cho nhiều phương án khác nhau. Về phía khách hàng vay chịu mức lãi suất thấp phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư vào hình thức cho vay như cho vay sản xuất lúa, chăn ni, kinh tế vườn…Mơ hình sản xuất phải phù hợp với mảnh đất của mình để làm tăng năng suất và có hiệu quả ngày càng cao làm tăng thu nhập.
4.2.1.2. Đầu tư vào chứng khốn chính phủ ngắn hạn
Đầu tư chứng khốn cũng là một trong những tài sản mang lại thu nhập cho Ngân hàng. Các chứng khoán của Chính phủ là loại thanh khoản cao nhất vì chúng có thể mua bán hoặc trao đổi sang tiền mặt một cách dễ dàng với chi phí giao dịch thấp. Do tính thanh khoản cao nên chứng khốn của Chính phủ được coi là tiền dự trữ loại 2. Trong chi nhánh, khoản đầu tư chứng khốn của Chính phủ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản. Khoản đầu tư vào chứng khốn chính
phủ ngắn hạn này là nhằm mục đích đáp ứng tính thanh khoản cho Ngân hàng. Khi đến hạn, các chứng khoán ngắn hạn sẽ là nguồn để Ngân hàng có thể tái tài trợ một khoản vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn đã đáo hạn. Do đặc điểm là thời hạn ngắn nên các chứng khốn này ln được định giá lại khi lãi suất thị trường biến đổi và được xem là tài sản nhạy cảm lãi suất. Qua các năm 2008, 2009, 2010 thì khoản mục đầu tư của Ngân hàng là không thay đổi. Đây là khoản đầu tư tương đối ổn định và an toàn, tốt nhất để Ngân hàng có thể bù đắp chi phí trả lãi tiền gửi nên cũng đồng nghĩa với lợi nhuận tạo ra ít nên nhìn chung Chi nhánh sử dụng vốn huy động được để đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng.
Trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, Agribank An Minh – Kiên Giang tìm mua những chứng khốn có lãi suất cao, rủi ro thấp, đồng thời cũng cố gắng để đa dạng hóa các loại chứng khốn. Bên cạnh đó Ngân hàng ln chú ý quản lý tài sản theo trạng thái thanh khoản, nghĩa là vừa thỏa mãn được nhu cầu dự trữ vừa khơng chịu phí tổn về dự trữ, nghĩa là phải nắm giữ chứng khốn có tính thanh khoản cao ngay cả trong trường hợp chúng có lãi suất thấp so với tài sản khác nhưng chúng có thể nhanh chóng chuyển hóa thành tiền mặt. Những chứng khốn của chính phủ dùng làm khoản dự trữ cấp hai là loại chứng khốn có tính thanh khoản tốt nhất.
4.2.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất 4.2.2.1. Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng