Dự báo lãi suất năm 2011

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 78 - 81)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Dự báo mức thay đổi trên thị trường

4.4.3. Dự báo lãi suất năm 2011

Dự kiến lãi suất năm 2010 có xu hướng giảm xuống vào năm 2011 do tình hình lạm phát năm 2011 sẽ còn một con số. Nhu cầu vốn đầu tư, đặc biệt ở khu vực công giảm (trái phiếu chính phủ dự kiến là 45 nghìn tỷ đồng, so với 68 nghìn tỷ đồng năm 2010), thâm hụt ngân sách giảm (từ 5,95% năm 2010 xuống cịn 5,3%). Nguồn tín dụng cung ứng cho nền kinh tế dự báo sẽ được định hướng nhiều hơn vào khu vực sản xuất, và bị hạn chế tăng tín dụng cho khu vực phi sản xuất. Một số biện pháp Chính phủ đang nghiên cứu và có thể đưa ra trong năm nay để huy động thêm vốn USD và vàng trong dân cư chuyển thành nguồn vốn đầu tư cho khu vực sản xuất cũng có thể là một yếu tố khiến lãi suất hạ nhiệt. Vì thế, dự báo lãi suất huy động năm 2011 trung bình sẽ ở mức 10 – 11%/năm và lãi suất cho vay ở mức 13 – 14%/năm.

Tóm lại: Lãi suất cho vay và huy động của các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank An Minh chịu sự chi phối của lãi suât cơ bản của NHNN. Một sự điều chỉnh nhỏ của NHNN về lãi suất cơ bản sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại. Vì ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm với nguồn vốn nên khi lãi suất tăng thì sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp phịng tránh rủi ro khi lãi suất tăng. Tuy nhiên trong thực tế lãi suất bị tác động bởi hàng nghìn lực lượng cung cầu trên thị trường nên rất khó có thể đạt được một dự báo chính xác. Ngồi nhân tố chính là lãi suất cơ bản của NHNN lãi suất còn chịu sự chi phối của các nhân tố sau:

Về cung cầu quỹ cho vay: bản thân chúng ta ai cũng muốn nắm giữ tiền vì nhiều mục đích thanh khoản khác nhau gồm cả các nhu cầu giao dịch, phòng ngừa và đầu cơ dòng tiền. Tuy nhiên những thay đổi về lãi suất có thể làm thay đổi sự mong muốn nắm giữ tiền của các ca nhân.

Tác động của thu nhập: khi nền kinh tế phồn vinh, mọi người có cơng việc ổn định thu nhập của người dân sẽ tăng lên, của cải cũng tăng lên và người dân muốn nắm giữ tiền làm phương tiện lưu trữ. Hai là, do kinh tế phát triển và

thu nhập tăng lên dân chúng muốn thực hiện các giao dịch có sử dụng đến tiền và do vậy họ nắm giữ tiền nhiều hơn.

Tác động của mức giá: người dân bao giờ cũng quan tâm đến số tiền họ đang nắm giữ có thể mua những hàng hóa nào, và đáp ứng những dịch vụ gì?...khi giá tăng để mua được hàng hóa dịch vụ như trước thì người dân phải bỏ ra số tiền nhiều hơn. Đối với hoạt động ngân hàng cạnh tranh về giá là một nguyên nhân quan trọng quyết định sự thay đổi của lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Về nguyên tắc, giá của sản phẩm ngân hàng phụ thuộc vào độ co giãn của cầu, giá của các đối thủ cạnh tranh và nhận thức của khách hàng về giá trị sản phẩm và các quy định hiện hành.

Tác động của chính sách tiền tệ: những thay đổi của lãi suất trong thị

trường tiền tệ tác động lên thị trường vốn và ngược lại. Lãi suất tiền tệ giảm thấp khiến lãi suất trong thị trường vốn hấp dẫn hơn so với lãi suất trong thị trường tiền tệ. Hậu quả người dân sẽ dịch chuyển quỹ từ thị trường tiền tệ sang thị trường vốn. Những hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ xuất hiện ở hai phía cung cầu quỹ cho vay trong thị trường. Những hộ gia đình cung cấp nguồn vốn quan trọng qua các khoản tiền tiết kiệm cá nhân, nhưng cịn những gia đình khác thì lại là người thiếu vốn. Trong năm 2008 thị trường bất động sản đóng băng, chỉ số VNIndex liên tục giảm, khối lượng giao dịch cũng như giá trị đều giảm làm cho nhiều nhà đầu tư bán cổ phiếu để đầu tư vào lĩnh vực khác dẫn đến chỉ có người bán mà khơng có người mua.

NHNN giữ vai trị quan trọng trong chính sách tiền tệ, thơng qua chính sách này nhà nước thực hiện việc điều chỉnh thị trường tiền tệ một cách tốt nhất tạo ra sự bình ổn cho thị trường. Trong năm 2008 NHNN đã 8 lần thay đổi các loại lãi suất chủ đạo, giữ mức cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Chúng ta nhận thấy sự điều chỉnh chính sách tiền tệ bằng cơng cụ tỷ giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng.

Tác động của lạm phát: tỷ lệ lạm phát tác động mạnh mẽ đên lãi suất. Trong điều kiện lạm phát, lãi suất thực là lãi suất được nhiều nhà đầu tư quan tâm, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn. lãi suất thực đóng vai trị quan trọng trong việc kích thích đầu tư hay tiết kiệm. Ở bất kỳ dạng lãi suất nào, tác động của lạm phát làm chúng ta phải tính tốn thận trọng

và ln gây ra cho người ta nổi ám ảnh và nổi lo ngại về sự tổn thất khi phải đưa vốn ra cho vay. Lạm phát tăng cao làm cho các khoản tiền lời gần như triệt tiêu và giá trị thực của đồng vốn gốc bị hao mòn. Trong năm 2008, lạm phát tăng cao để huy động được nguồn vốn các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động, để bù đắp được chi phí huy động, chi phí nhân viên và một phần cho lạm phát nên các ngân hàng thương mại buộc phải tăng lãi suất cho vay lên rất cao.

Tình hình kinh tế, xã hội: có nhiều tác động dẫn đến việc tăng lãi suất,

một sự thay đổi lãi suất của Cục dự trữ liên bang (FED), lạm phát, giá các nguyên liêu như dầu, thép,…đều ảnh hưởng đến lãi suất.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM HUYỆN AN MINH

TỈNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sựbiến động lãi suất đến hoạt động kinh doanh của agribank an minh - kiên giang (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)